VỚI TỰ CÁCH ĐỐI LẬP, TẠI SAO CẦN ĐỐI THOẠI-ĐIỀU ĐÌNH VỚI CSVN TRONG
DANH DỰ HẦU CÓ NGAY TỰ DO DÂN CHỦ VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ?
LÒNG NGƯỜI CG YÊU TỔ QUỐC, YÊU DÂN
TỘC:
Lời cầu nguyện chung cùng
anh chị em CG:
Thân lạy Trái Tim Cực Thánh
Đức Chúa Giêsu, con hèn nhờ Trái Tim Cực Sạch Đức Maria mà cầu xin cùng Chúa
ban cho con nhiều can đảm để thực thi và rao truyền Tin Mừng của Chúa Giêsu
và Sứ Điệp của Đức Nữ Đồng Trinh, Mẹ buồn rầu chan hòa nước mắt phán bảo ở
Medjigorje phải quảng báo Sứ Điệp của Mẹ đến mọi người, mặc cho người đời bán
bổ, phản đối...
Đọc Phúc Âm Chúa là phải
thi hành triệt để Lời Chúa hơn làm bất cứ gì khác:
“Ta ban
cho chúng con một giới răn mới là chúng con hãy thương yêu nhau như Ta thương
yêu chúng con.”… “Nếu chúng con chỉ
thương người thân của chúng con và những tốt với chúng con, thì kẻ tội lỗi
cũng làm như vậy…. các con phải thương yêu và tha thứ cho kẻ thù nghịch với
chúng con…” “….Xin Cha tha nợ cho chúng con, cũng như chúng con tha cho kẻ có
nợ với chúng con…”.
Trong TÁM MỐI PHÚC THẬT,
Chúa dạy với mọi giá phải thi hành để dược làm con Thiên Chúa:
“Phúc
cho kẻ biết làm cho người hòa thuận, vì họ được gọi là con của
Thiên Chúa”
Ôi, giữ đạo công giáo là
phải như vậy, có khó không? Với ơn Chúa thì chẵng có gì khó hết cả. Xin Chúa
cho con luôn luôn có thừa can đảm, không lùi bước trước bình phẩm, chỉ trích,
phê phán, chế nhạo, bôi nhọ, cáo gian của thế gian để thi hành Lời Chúa.
Không thất vọng, lùi bước, sợ sệt trước những phản đối tầm thường, xỉ vả hay
lên án của người đời.
Làm cho người thuận với
nhau nghĩa là làm sao? Giữa những người người VN khác nhau lý tưởng sống, đạo
đức, thể chế sống…..
|
Chiến tranh hỏa lực đã qua 33
năm, nhưng chiến tranh võ mồm, hận thù vẩn truyền kiếp… và hầu như còn tệ hại
hơn, thù qua thù lại dai dẵng không bao giờ dứt, lại thêm cái tên Tàu phù cho
tay sai nằm vùng chia rẻ dân tộc VN, vun đáp hận thù dân độc để xâm chiếm lãnh
thổ lãnh hải Biển Đông nước ta….. Nếu không có Tàu Phù phá hoại chia rẻ dân tộc
thì nước ta đã chẵng khác gì LX và các nước Đông Âu….
ĐỘC KẾ “NGAO
SÒ ĐÁNH NHAU NGƯ ÔNG HƯỠNG LỢI” CỦA TRUNG CỘNG TRONG SUỐT 40 NĂM VÀ CÒN NỮA:
Khi ra đến hải ngoại thì lo
ổn định công việc làm ăn, lo bảo lảnh thân nhân sum họp là mục đích tiên khởi
của NVTNHN. CSVN cũng không ngờ rằng số người Việt di tàn đông đúc khắp thế
giới nhất là ở Mỹ đã tạo nên một lực lượng chống đối kinh hồn khi CSVN mới bắt
tay với thế giới tự do.
Từ những năm đầu tiên, TC đã
cho tính báo nằm vùng trong số NVHN, xúi dục, thôi thúc, khiêu khích NVHN chỉ biế
chống cộng cực đoan với ảo vọng chiếm lại đất nước từ tay CSVN. Chúng làm cho
NVHN trúng phải kế ly gián của TC, trúng kế “ngao sò đánh nhau ngư ông hưỡng
lợi”.
Đến nay sự thật đã hiễn nhiên,
nhưng CĐ NVHN vẩn mơ ngủ trước sự thống trị của đoàn quân tình báo TC. Tổ chức
của NVHN, các đảng phái vẩn ù lì chia rẻ, ngồi chờ sung rụng, lập chính phủ ảo
vọng tiếp tục gây chia rẻ và tin tưởng trước tin đồn của bọn TC nằm vùng rằng
CSVN sắp rớt để sẵn sàng chạy về nước chia nhau, dành nhau cái lộc đỉnh chung
mà là vua làm thủ tướng tổng thống mà quên điều thực tế là thù chung là Trung
quốc đang thôn tính toàn bộ biển đông với 2 quần đảo với 84.000 mầu tây mà CSVN
tạm nhượn cho TC, chiếm hữu kho dầu vô tận trên biển Đông của VN, bao vây mặt
tiền với âm mưu thôn tính VN ngày gần đây.
Vì địa thế quan trong của VN,
TC có 2 mục đích thưc hiện cuộc xâm lăng VN để làm giàu cho chúng đồng thời làm
bàn đạp thôn tính Đông Nam Á và thế giới với tham vọng lên ngôi bá chủ.
Từ năm 1991, cách đây 17 năm chúng
tôi đã tiên đoan tất cả âm mứu của TC, nên đã lên tiến kêu gọi toàn thể các
lãnh tụ Liên minh, Tổ chức, Mặt trận, Đảng phái, Phong trào, Hội đoàn Chính
trị, Xã hội Tôn giáo VNCH tại Houston về “Sách lượt chấn hưng VN băng hoại từ
tay CSVN”. Tất cả đề đồng thuận theo chính sách của Nguyễn Trãi “Lấy chí nhân thay
cường bạo, đem đại nghĩa thắng hung tàn.” Hoàn cảnh bắt buộc chúng ta quyết tâm tiền
phong xữ dụng một Chính Trị Đạo Đức: Không dùng bạo lực, mà có muốn dùng thì
cũng đã lỗi thời và cũng chẵng có cơ mà dùng.
Nếu chúng ta dùng thuyết phục
mà được đối phương quan tâm và chấp nhận thì đó là việc vô vùng khôn ngoan, một
thắng lợi lớn lao. Chúng ta cần thuyết phục CSVN để cứu nước và cứu mình. CS
chỉ biết dùng bạo lực với nhân dân và khiếp sợ với Trung Cộng. Tôi đã thuyết
phục CSVN từ năm 1991, tuy lúc đó CSVN đã tỏ ý chấp nhận, nhưng chính 2 ông
Hoàng Bíahc Sơn và Nguyễn Ngọc Trân trung ương đảng, đặc trách Việt kiều và
ngoại giao đã nói rằng “Phải có NVHN cần tỏ thiện chí trước, cần đi trước.” là
vô lý, vì CSVN là phe thắng. Ngày nay chính CSVN chấp nhận đàm thoại, họ đã quay
lại đòi thương thuyết, đàm phán trong danh dự, trong công bình và tôn trọng lẫn
nhau với NVHN. Đó là một sự thành công lớn lao bất ngờ của chúng ta, đó là việc
vô cùng quí báu.”
Nhưng bao nhiêu năm sau CSVN
đưa ra NQ36 Hòa hợp hòa giải thì lại theo một con đường độc tài đảng trị. Họ đã
sai nhầm và ảo tưởng quá xa. Vì CĐ/NVHN đâu còn nằm dưới quyền độc tài của họ,
và CĐ chúng tôi đang sống sung túc dưới những thể chế dân chủ nhân quyền của
thế giới, mà CSVN muốn kéo CĐ/NVHN trở về dưới thể chế độc đảng CS độc tài tham
nhũng của họ làm sao chứ ?
Trong hoàn cảnh trên, làm sao
chúng ta có thể hèn yếu, thiếu tài thiếu đức, thiếu cứ liệu, thiếu lý luận,
thiếu hùng biện để nói chuyện với CSVN để thuyết phục họ, thì chúng ta mới sợ
thua, sợ bị chinh phục thành nô lệ mà gọi đàm phám với CSVN là đầu hành là tự
sát là tận diệt hết mọi hành động chống CSVN ở hải ngoại.
Nhất định chúng ta có tất cả,
đầy đủ tất cả, chẵng những lý luận hùng hồn của chúng ta thắng cả CSVN mà chúng
ta còn phải thắng cả Trung Cộng để dành lại lãnh thổ chúng đã cướp của chúng
ta. Bằng cớ yếu kém của CSVN là chính họ đã bị TC thuyết phục mà phải nhượng
đất đai quần đảo và Biển Đông. Có thể nói là đã chậm trể, nhưng dầu trể còn hơn
không, vì luật pháp quốc tế từ sau thế chiến thứ I cấm ngặt dùng võ lục uy hiếp
tranh dành đất đai dã có chủ từ nhiều trăm nay về trước.
CẦN ĐỐI
THOẠI VỚI CSVN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ TRANH CHẤP TRONG HÒA BÌNH:
Kể từ 1991 đến nay, CSVN
tưởng rằng NVHN có thiện chí nói chuyện trong danh dự với nhà nước CSVN, nhưng
không, tất cả chỉ là biểu tình phá hoại công việc ngoại giao của CS, bêu rêu,
mắng chưởi thóa mạ, điếm nhục bằng mọi hình thức. Và NVHN khi nghe CSVN nói “khúc
ruột ngàn dặm” thì cũng tưỡng rằng CSVN đã biết tỉnh ngộ, biế điều đối với
CĐNVHN nói riêng và với phe an hem thua trận nói chung. Nhưng không trái lại.
Chính CSVN đã làm cho ‘chiến tranh bạo võ mồm’ ngày càng gia tăng’. Chúng ta
không thể chủ quan nghĩ rằng vì nhà nước VN yếu rồi, CSVN sắp bị nhân dân đập
rớt xuống rồi, nên mới ra NQ 36 hầu gọi NVHN hòa giải với chính quyền khi họ là
hoàn toàn bị sa vào độc kế cúa của Trung Cộng. Phải thực tế nhìn nhận “biết
người biết mình, trăm trận trăm thắng” nhà nước CSVN hiện rất hùng mạnh kgi họ
chấp nhận dựa vào Tàu đến Mỹ cũng nễ nang.
NVHN càng đánh phá CSVB, càng ngăn chặn CS bắt tay
đàm thoại với Thế giới tự do, với, Úc với Pháp và đặc biết với Mỹ, CSVN càng
trã đủa trên đầu người Việt rong nước. VNHN cang khuy16n khia1ch CGVN đứng lên
lất đổ chính quyến CSVN, dầu là một việc GH CGVN không bao giờ làm, và củng
không có một sức lực nào làm dược, thì CSVN càng đánh phá CGVN. NVHncanh2 ngăn
chăn nhà nước SVN giao thiệp với thế giới tự do CSVN càng ngã theo Trung Cộng,
càng quị luy TC. Như thế khác nào NVHN khuyến khích CSVN dầy ải GHCG VN, khác
nào NVHN thúc giục CSVN theo Tàu, nhừng đất nhường đảo cho TC. Thành quả đấu
tranh phản tùng của NVHN 33 năm nay đã đem lại kết quả gì nếu không là mất
nước, nếu không là GHCG VN bị hành hạ dủ dều, ĐTGM Ngô Qaung Kiệt bị bôi nhọ
trước toàn dân. Hảy suy nghĩ lại đi. Những ai đả lên tiếng chống cọng bao năm
nay, rồi rốt cuộc họ có nhữn thắng lợi gì hay chỉ làm hại thêm cho tổ quốc cho
lãnh thổ lãnh hải VN, làm hại cho GHCG VN, cho Phật Giáo, Tin Lành VN.
NVQGHN
càng ra sức tố, chưởi bới CSVN, càng khiến cho CS trút tất cả mối tức giận lên
đầu lên cổ nhân dân. Càng khiến cho CSVN bơ vơ chạy theo Trung Cộng để nghe
những lời mất ngọt giết người để rồi dần dần xâm lăng dất nước ta.
TRANH ĐẤU
THUYẾT PHỤC TRONG DANH DỰ VỚI CSVN:
NVQGHN
phải là người anh dũng thì mới đối thoại thuyết phục với CSVN được? Nếu chúng
ta đần độn không biết đấu lý vì quyền lợi dân tộc tức nhiên chúng ta bỏ cuộc,
bỏ một dịp may mà chính CSVN mời gọi chúng ta. Vì dây là thiện chí cao siêu,
dây là hành động của người anh hùng khôn ngoan, tài giỏi, đức độ; đây là người
anh dũng đúng như lời Tô Đông Pha: “Kẻ đại dũng trong thiên hạ….. thình lình
gặp những chuyện phi thường cũng không kinh, vô cố bị những điều ngang trái
cũng không giận. Đó là nhờ ở chổ hoài bảo của họ rất lớn và chổ lấp chí cảu họ
rất xa vậy.” Vì chỉ có những người anh hùng theo cái dũng cảu thánh nhân mới
cứu dược nước trong lúc nầy. Vì chỉ có thiện chí cao siêu mới bẻ gảy được sự
xâm lăng của kẻ ngông cuồng TC. Mới cứu dược đất nước khỏi ách thống trị của
quân tham tàn, mới đánh tan được kẻ thù Bắc Kinh bành trướng ngàn đời chỉ lăm
le thâu đoạt giang sơn Việt Nam chúng ta. Trước bao nhiêu đó, chúng ta thức
tỉnh, tiếp tay với CSVN, với QĐNDVN xua đuổi Tàu chệt phải rút lui khỏi ranh
giới nước ta.
LÀM CHO
NGƯỜI HÒA THUẬN ĐỂ CỨU NƯỚC CỨU DÂN LÀ CHÂN LÝ KITÔ GIÁO:
TC
âm mưu gọi VN là anh em, môi hở răng lạnh để ru ngủ CSVN, đồng thời chúng cho tay sai tình báo xâm nhập trắng trợn
vào CĐ NVHN để thôi thúc chúng ta mất thì giờ ngoắc miệng chống CSVN suốt 33
năm liền mà quên đi kẻ thù chung, quên đi là chúng ta cần tìm lời hơn lẻ thiệt
thuyết phục CSVN trong tinh thần anh em, máu chảy ruột mền. CSVN tuy đang nắm
quyền cai trị đất nước, nhưng rõ ràng họ đã bất lực trong việc chống xâm lăng.
NVHN tuy là người thất bại phải bỏ nước ra đi, nhưng lại có một tinh thần đấu
tranh chống xâm lăng kiên cường. Nhưng bọn tình báo TC đã làm tê liệt lòng
chống xâm lăng, coi nhẹ kẻ thù chung TC mà chỉ ngày đêm lo chống CSVN.
CSVN
đã thống nhất đất nước, dã cầm quyền cai trị đất nước trên 63 năm nay, vậy mà
CSVN nở để TC cướp mất Biển Đông với 2 quần đảo đề bao vậy cửa ngỏ, mặt tiền của
VN cùng chiếm khota2ng vô tận trên Biển Đông trong âm mư thôn tính đất nước chúng ta. TC cũng đã cướp thác Bãn
Giốc, Ải Nam quan cùng trên 84.000 mẩu tây đất Việt Bắc. Chúng ta phải đấu
tranh đòi lại.
ĐƯỜNG LỐI TRỰC DIỆN ĐỐI THOẠI TRONG DANH DỰ
VỚI CHÍNH QUYỀN CSVN
Trên
các diễn đàn NVHN, có người nói rằng các anh dành đất nước mà làm gì? Phải
chăng ý họ muốn nói chống xăm lăng, dành đất nước mà có cai trị được đất nước
hay không? Hay chỉ làm lợi cho CSVN. Hay những người đó chỉ muốn TC mau mau xăm
lăng đất nước VN chúng ta, và thôi thúc NVHn hay bọ qua chuyện nước nhà bị xâm
lăng. Đ1o chính là tay sai Trung cộng nằm vùng trong lòng các CĐ NCHN, vậy mà
các DĐ NV, vậy mà NVHN vẩn nuông chiều
ủng hộ, thân ái bác bác cháu cháu với quân xâm lăng nằm vùng từ cả mấy chục năm
nay.
Trên
DĐ còn có nhiều người nói rằng muốn chống ngoại xâm phải lật đổ chính quyền
CSVN trước đã. Dầu NCQGHN có một lực lượng quân sự hùng mạnh trong tay có thể
đánh nhau với CSVN để chiếm lại Miền Nam, chúng ta cũng không thể thi hành ngay
vào giao đoạn nguy hiểm này được, vì TC chỉ chờ có thể để lấy cớ giúp CSVN mà
chiếm nay toàn vẹn đết nước VN. Dầu dân chúng có hùng mạnh, có tự do dân chủ,
tự do biểu tình chống đối nhà nước CSVN trong lúc nầy thì củng rất nguy hiểm,
TC sẽ nhân cớ hội CSVN phải lo đấu trí với nhân dân mà phải nhịn TC để cho
chúng xâm lăng đất nước, đem quân dẹp loạn cho CSVN mà thôn tính nước nhà.
Có
nhiều người nói rằng, muốn làm hòa, hay đúng nghĩ là muốn hòa hợp hòa gải với
NVHN thì CSVN phải hòa gải với người trong nước trước. Tôi không biết họ nghĩ
sao mà phát ngôn như vậy. Nhân dân quốc nội thuộc quyền cai trị của CSVN, CS
nói gì phải nghe nấy. Phải phục tùng hoàn toàn, chứ có gì mà CSVN phải lo sợ,
có gì lợi lộc mà CS phải đối thoại để trao đổi hai chiều.
Có
người lại nói hòa hợp, hòa giải với CSVN là đầu hàng, là tự làm tê liệt sức
chống cộng của CĐNVHN, là tự sát. Tại sao gọi là đầu hàng khi chúng ta dối
thoại trong danh dự trong công bằng. Tại sao phải dầu hàng khi mình biết trong
tay mình có một loại vũ khí tối tân là tự do dân chủ trong thế giới tự do. Mình
tự làm chủ lấy mình để đi tranh luận với người, có tài thì khuất phục được ngườ
để chiến thắng trong ôn hòa, giúp người tiến lên con đường tươi sáng cho dân
tộc. Tại sao gọi là tự sát, có phải NVHn là bọn ngu ngốc, đi đối thoại là đem
dầu đến cho người ta chặt không? Tại sao dầu óc những người xuất thân đại học
mà tệ như vậy? Tại sao gọi hòa hợp hòa gai3i là làm tê liệt sức chống cộng đang
lên đến đỉnh cao? Phải chăng sức chống cộng của NVHN sẽ lật đổ được chính quyền
CSVN hay sao?
Với
một QLVNCH hùng mạnh có chính nghĩa quốc gia thời TT Ngô Đình Diệm, với lực
lượng quân đội, xe tăng thiết giáp, tàu bay tha hằng ngàn tấn bom ngày ngày
trong suốt 20 năm chiến tranh mà rút cục Mỹ cũng bỏ chạy. QLVNCH sợ cũng chạy
theo. Rồi 30 triệu nhân dân Miền Nam chống mắt mà nhìn Mỹ tự tiện đưa một thằng
cha tay sai thực dân Pháp gốc khố xanh khố đỏ hèn hạ là tên Dương Văn Minh, tên
lưu manh đã ngữa tay nhận tiền máu hối lộ của Mỹ để thi hành cái nghề dâm thuê
chém mướn. Một tên như vậy, được Mỹ đưa lên không phải là làm tổng thống, nhưng
để đầy hàng tức thì. Những điều nhục nhã đê hèn như vậy sao NVHN không nhớ.
Nay
đến thời cơ, mình có vủ khí tinh thần đầy quyền năng trong tay mà sợ sệt, sợ
trực diện với CSVN là thua, là phải dầu hàng như Dương Văn Minh, là phải tự sát
kẻo người ta chặt đầu, người ta làm tê liệt sức chống cộng mạnh mẻ 33 năm nay.
NVQGHN
hay chăng 33 năm nay ho chống CSVN với mục đích gì? Phải chăng chống cộng trên
các DĐ trên các tờ báo lá cải ở hải ngoại thì CSVN sẽ rớt sao? NVHN cũng thấy
rằng họ chống cứ chống mà chơi, Hoa Kỳ và thế giới càng ngày càng xít gần lại
với chính quyền CSVN, đem đến vô vàn đặc ân không tưởng để làm CSVN ngày càng
có uy tín, ngày càng được thế giới coi trọng hơn bao giờ. Nếu CSVN có gì xấu
thì tự họ phát sinh mà thôi. Ai có thể thuyết phục CSVN trở nên tốt lành hơn
nếu không phải là CĐ NVHN hải ngoại nương vào cái thế mà mình dã kiến tạo ra từ
33 năm nay đã làm cho CSVN phải ngại ngùng.
Đã
d8e61n lúc NVHN phải biết dùng cái kết quả là lực lượng tinh thần mà họ đã tạo
ra trên 33 năm nay. Thiên thời, địa lợi nhân hòa đã đến, hơn nữa tình trạng
nguy hiểm bị TC cướp Biển Đông và lãnh thổ lãnh hải là cơ hội độc nhất đề NVHN
đem sức bình sinh ra giúp nước nếu không họ sẽ mang tôi với tổ quốc và với lịch
sử. Cuộc sống của họ cũng đã đi vào ngày tàn, đây là dịp duy nhất của cuộc đời
để họ đền đáp nợ nước thù nhà. Nếu không họ sẽ tiếp tục cùng các dồng chí da72n
dần đi vào lòng đất với niềm uất hận không nhắm mắt.
TẠI SAO
CHÚNG TA SỢ PHẢI NÓI CHUYỆN VỚI CQ CSVN:
Người
ta thường nói “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng
người ngại núi e sông; xưa nay những bậc anh hùng làm nên nhũng việc cao cả
cũng chỉ nhờ vào chí mạo hiểm vậy”. Sở dỉ tôi nói đến chí mạo hiểm là việc đòi
lại TC đất đai biển cả của tổ tiên để lại cho chúng ta và con cháu chúng ta.
Đ1o là việc cần thiết, nhưng cần phải mạo hiểm vì TC đã chiếm đứt, xây cất cơ
sở, đặt tên thành phố trên lãnh thổ nước ta. Cái mạo hiểm thứ hai dễ dàng hơn
là lập phái đoàn đi nói chuyện với CSVN. Đi nói chuyện đây là do CSVN mời, NVHN
đang ở trong thế bình đẵng, bình quyền nếu không nói là trong thế thượng phong,
vì chúng ta ở trong thế mạnh đi giúp người, giúp nước, không vì tư lợi, không
vì lộc đỉnh chung, nên chúng ta chỉ cần có tài thuyết phục CSVN, được thì chúng
ta tiến lên giúp dân giúp nước, rủi không thành công, chúng ta trở lại thế mạnh
của mình, mà có lẻ còn mạnh hơn vì chính nghĩa của chúng ta càng lớn. Trong cái
thể như vậy việc NVH chống CSVN làm sao bị tê liết nếu không nói là nó đã gặt
hái được kết quả tốt bất ngờ.
Tất
nhiên NVHN
THƯƠNG
THUYẾT THÌ ĐÂU CÒN ĐÓ, AI ĂN THỊT MÀ SỢ VẬY:
quan
ĐỐI
THOẠI ĐƯỢC THÌ TỐT, KHÔNG THÌ THÔI, MẤT GÌ?
quan
NVQGHN KHÔNG
ĐỦ TÀI ĐỐI THOẠI VỚI CSVN CHĂNG?!
quan
Tại sao chúng ta không dám lý
luận trực diện với CSVN? Tại sao chúng ta không dám chống những điều sai trái
của CSVN ngay trước mặt họ bằng những lời khôn ngoan chí lý và thue61t phục?
Tại sao chúng ta phải dứng xa hàng vạn dặm chưởi đổng CSVN? Nào có ích gì, có
hiệu quả gì suốt 33 năm nay không? Hay chúng ta chỉ gián tiếp gây nên cảnh đau
khổ cho tôn giáo vì ự tức “giận cá chém thớt” cảu CSVN.
Đài Loan với Trung Hoa, Bắc
Hàn và Nam Hàn
Tổng Thống Hồ Cẩm Đào đã bắt
đầu đối thoại với Đạt Lai Lạt Ma.
NÊN
CHẮNG? TỔ CHỨC MỘT KỲ THI TUYỂN LÃNH ĐẠO ĐỂ ĐỐI THOẠI VỚI CSVN:
NVHN
CẦN ĐỐI
THOẠI GẤP VỚI CSVN ĐỂ CỨU BIỂN ĐÔNG, NGĂN CẢN TC TÌM DẦU TRÊN LÃNH HẢI CHÚNG
TA:
Thật
ra ai cũng thấy rằng suốt 33 năm trời, cá nhân thì thành tự trong kinh doanh,
học hành, cá nhân giao thiệp với ngoại bang. Nhưng giữa NVHN với nhau thì ngày
ngày, tháng tháng, năm năm, chỉ có chia rẻ kình địch, lên DĐ thì phĩnh gạt
nhau, chười bới nhau, văng tục đến tận kỳ phùng địch thủ của con người, ôm ấp,
nâng niu những tên tay sai TC nằm vùng, nể chúng, sợ chúng hơn sợ ông bà tổ
tiên. Tức nhiêm tay sai nằm vùng thì khôn khéo lắm, nịnh bợ giỏi lắm, đánh phá
khôn lắm, chỉ có NVHn là dại thôi. Số lớn thì im lặng để an thân với cuộc sống
sung túc, nhung êm nêm ấm, có mở miệng thì hùa theo với bọn tay sai TC, chúng
chủ trương thôi thúc, khuyến khích chống CSVN, chứ không chống TC, không cứ
nước “các anh cứu nước làm gì” tức là để cho TC chiếm đi chứ. Nghe vậy mà toàn
thể CĐ NVHn im re, hoàn toàn im re, y như “làm thinh là tình đã muốn”.
++++++++++++++++++++++++++++++
Mat That Cua Cac Ong Thanh
Trung Hoa
Trích từ An Việt Tòan Cầu.net
Mặt thật của các ông Thánh
Trung Hoa
Vĩnh Như
Diễn đàn Việt Việt học -
viethoc.org
Nô lệ tư tưởng là nô lệ từ trong tim óc
Là người Việt Nam chúng ta phải ý thức dù Trung Hoa ở trong chế độ quân chủ chuyên chế, cộng sản độc tài hay tư bản dân chủ đa nguyên, mưu đồ xâm lăng tràn xuống phía Nam –đã trở thành quốc sách từ ngàn xưa- vẫn được liên tục duy trì. Tuy chiến lược chiến htuật có thay đổi mỗi thời mỗi khác.
Chúng ta không chủ trưong bài ngoại, bài Hoa, không theo chủ nghĩa yêu nước cực đoan. Nhưng dứt khoát khẳng định về quyền tự chủ trong đó có chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải, từ Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Sau đó Lý Thường Kiệt đã khẳng định: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời (thế kỷ thứ 11) và nhất là chủ quyền về văn hóa mà Nguyễn Trãi đã minh định rõ ràng trong Bình Ngô Đại Cáo từ thế kỷ thứ 15.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Cõi bờ sông núi đã riêng,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Một trăm năm trước Vua Trần Minh Tông (1314-1329) đã xác định: Nước ta đã có phép tắc nhất định; vả lại Nam Bắc phong tục khác nhau Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản kỷ Q.7. Sự việc chép vào năm 1357).
Năm mươi năm sau, trước áp lực của khuynh hướng giới trí thức khoa bảng chịu ảnh hưởng sâu đậm Nho giáo lấy văn hóa Trung Hoa làm trung tâm, làm hệ thống qui chiếu, vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) cũng đã xác định lập trường: Triều đình dựng nước, tự có phép độ riêng, không theo chế độ nhà Tống, là vì Nam Bắc đều làm chủ nước mình, không cần phải bắt chước nhau (Sđd, sự việc chép vào năm 1370).
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, độc lập chính trị, kinh tế không thôi vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải liên tục đấu tranh bảo vệ độc lập về văn hóa, trong tinh thần khai phóng và dung hóa. Chúng ta vẫn có thể yêu mến vẻ đẹp bài thơ Đường của Đỗ Phủ hay Lý Bạch hoặc thưởng thức nết thanh thoát thủy mạc của những bức tranh Hạ Khuê (Hsia Kuei) đời Tống.
Học hỏi, thưởng thức cái hay cái đẹp của văn minh Trung Hoa trong tinh thần tự chủ, học hỏi tiếp thu có chọn lựa. Học để biết người biết ta, học để phong phú hóa văn hóa Việt như Nguyễn Trãi. Học để biết người biết ta để đánh đuổi quân xâm lược như Trần Quốc Tuấn.
Cái học đó, nhà cách mạng Việt Nam ông Lý Đông A gọi là cái học nhập nô xuất chủ, chứ không phải cái học nhập nô xuất nô như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Hoặc như đa số trí thức khoa bảng từ cuối đồi Trần về sau. Họ đọc sách của các ông thánh Tàu (Khổng Tử, Mạnh Tử, Chu-Trình v.v...) và để đầu óc nhiễm Tàu sâu nặng đến độ trọng Tàu, sợ Tàu; rồi lấy văn hóa –văn minh Tàu làm trung tâm. Họ tìm cách biến cải văn hóa Việt theo văn hóa Tàu. Họ cưỡng ép nhà vua tổ chức xã hội Việt Nam theo khuôn mẫucủa Tàu như đã trình bày ở phần trên.
Nô lệ tư tuởng là nô lệ từ trong tim óc. Từ đó phát sinh ra tinh thần vọng ngoại, trọng ngoại, sợ ngoại và ỷ ngoại để rồi giao phó sinh mạng của dân tộc và đất nước mình cho ngoại bang.
Cách học nhập nô xuất nô –nhập nô xuất chủ
Thưởng thức cái hay, cái đẹp trong thơ của Bạch Cự Dị – theo chủ nghĩa hiện thực, đồng tình với nỗi đau khổ hoạn nạn của những người ở tầng lớp dưới (bài thơ ông bán than, người tóc bạc Thượng Dương...) thì đồng thời phải thấy đó chỉ là những lời ở đầu môi chót luỡi. Đời sống tư của ông ta đã thể hiện rõ cái bản chất tàn nhẫn gốc du mục và tính hoang dâm của người Tàu có quyền thế, giàu có. “Đâu phải chỉ năm thê bảy thiếp mà còn nuôi gái tơ. Oâng ta mua những cô bé 14, 15 tuổi còn trinh nguyên về nuôi và “ăn nằm”
(để có lợi cho tuổi thọ). Đến 18, 19, 20 tuổi, cảm thấy đã già (không còn có lợi cho tuổi thọ) cũng đã chán chê, liền đem những cô gái này ra chợ cùng bán một thể với bò ngựa, súc vật cần bán của nhà mình. Ông ta đối xử như thế với thiếu nữ, những người đàn bà trẻ trạc 20 tuổi, già rồi đem bán cùng lừa ngựa như thế là quan tâm đến con người hay sao? (Vương Sóc –Người Đẹp Tặng ta thuốc bùa mê- nxb Văn Hóa Dân tộc năm 2000, tr. 226.)
Chúng ta cần đọc, học hỏi lời hay ý đẹp như nhân trị, chính danh v.v... trong Ngũ Kinh của Khổng Tử, nhưng đồng thời phải nhận thức được mặt thực của vấn đề. “Trên thực tế không chỉ có những nhà tung hoành mà ngay Khổng Tử cũng đi chu du một loạt nước để bán rao lý lẽ, giống như những “quan chạy” thời bây giờ... Ông ta đi chu du một loạt nước chẳng qua là để chạy vại, kiếm một chút tước. Ông ta nói nhân nghĩa nhưng được làm quan rồi thì cũng độc ác, tàn nhẫn như thường, làm được mấy ngày Đại Tư Khấu thì giết luôn Thiếu chính Mão (Vương Sóc sđd, trang 320) và sau đó xử tử 2 tội nhân.
Ông Bá Dương trong quyển Người TQ Xấu Xí đã nhận định: Có một nhân vật cổ quái đã nói một câu “Dân vi quy,ù quân vi khinh” (Dân là quý, vua là thường). Đây chỉ là một thứ lý tưởng mà Trung Hoa chưa bao giờ thực hiện (trang 72).
MặT THậT CủA KHổNG Tử
Khổng Tử là ông thánh của Trung Hoa và có thể là vĩ nhân của nhân loại, nhưng các tộc Bách Việt ở phía Nam sông Hoàng Hà phải nhận thức được chủ trương của ông thánh đó là hưng Hoa diệt Di. Theo nữ triết gia Việt Nam Đông Lan –môn sinh chân truyền của cố triết gia Kim Định (chữ của học giả Lê Việt Thường) thì Tứ Di là Bách Việt (Đông Lan –Yêu Mến An Vi- nxb Văn Hiến năm 2004, trang 188, dòng 15). Cũng theo nữ triết gia Đông Lan nhà Chu là dân phía Tây Bắc thuộc về dân du mục hoặc bán du mục, hiếu chiến, phụ hệ trọng võ (sđd, trang 199) mà chủ trương của Khổng Tử là hưng Hoa diệt Di.
Khổng Tử suốt đồi ấp ủ hoài bảo phục hoạt chế độ nhà Chu do Chu Công thiết lập “dựa trên ý niệm thiên tử, luật hình, hoạn quan, đàn áp đàn bà, khinh miệt dân chúng (gọi lê dân = dân đầu đen), chuyển tài sản từ làng xã sang tay nhà vua, Chu Nho là văn hóa du mục (sđd, trang 199). Thế mà Khổng Tử tự nhận đêm ngủ thường vẫn mộng tưởng Chu Công. Sau thời gian chu du các nước, biết giấc mộng không thành, ông trở về nước Lỗ dạy học. Suốt đời Khổng Tử chỉ mong nối được sự nghiệp của Chu Công. Ông ước ao điều đó lắm, đến nỗi nó ám ảnh ông, khiến ông nằm mộng thấy Chu Công. Ta theo Chu (Ngô tòng Chu – thiên Bách dật, bài 14). Một hôm tự than rằng quá lắm vậy! Ta suy nhược rồi! Từ lâu, ta chẳng mộng thấy Chu Công (Luận Ngữ –thiên thuật nhi).
Một trong những trí giả gốc du mục sớm nhận thức được hiểm họa văn hóa du mục bị thuần hóa bởi văn hóa Bách Việt có lẽ là Khổng Tử. Ông ta tìm mọi cách phục sinh trật tự thế chế nhà Chu, một thể chế mang tính du mục cho nên ông ta hoàn toàn thất bại vì chủ truơng của ông ta phục hoạt thể chế nhà Chu: Không nước nào chấp nhận để cho nhà Chu thống trị, nhất là các nước thuộc Bách Việt.
Nhưng trước đó Quản Trọng phối hợp vănhóa và quân sự đã thành công trong việc đàn áp, dẹp yên dân Bách Việt (bình thiên hạ) xây dựng nghiệp bá cho Tề Hoàng Công. Chính vì thế mà Khổng Tử đã khen Quản Trọng hết lời: Cho đến nay dân chúng còn được hưởng ân đức của ông ấy. Không có quản Trọng thì chúng ta phải giốc tóc (bện) và cài áo bên trái (tả nhậm) như người người mọi rợ (Luận Ngữ –chương hiến vấn). Nói khác đi là đã bị Bách Việt hóa.
Như vậy, thuật nhi bất tác, tính nhi hiếu cổ (không sáng tác kinh điển mà chỉ sang định, chỉ thuật lại đạo cổ xưa) chỉ là cố uốn nắn khéo léo cái ưu điểm của văn hóa Bách Việt để che giấu hoài bảo phục sinh thể chế nhà Chu, trong sách lược hưng Hoa diệt Di. Cho nên Khổng Tử chủ trương bình thiên hạ tức dẹp yên Tứ Di (Bách Việt).
Tham vọng bành trướng và tư tưởng bá quyền là những biểu hiện của tinh thần phi dân chủ. Ngoài (nước ngoài) thì coi thường nước khác dân tộc khác, đối lập Hoa Hạ với Tứ Di, trong (trong nước) thì coi thường dân chúng, coi thường phụ nữ, đối lập người quân tử (cai trị) với kẻ tiểu nhân (dân chúng). Khổng tử nói tới dân chúng ở nhiều chỗ với một gịọng rất miệt thị, coi thường: dân chúng có thể khiến họ theo, chứ không thể giảng cho họ hiểu được (Luận Ngữ, Thái Bá 9). Ông nhiều lần tỏ ra khinh bỉ dân chúng một cách rõ rệt: Sở dĩ người quân tử không muốn ở chung với đám hạ lưu vì bao tội ác trong thiên hạ dồn cả về đó (Luân Ngữ, Tửø Trương 20). Nói đến phụ nữ ông bảo: chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán (Luận Ngữ Duơng Hóa 25) –Trần Ngọc Thêm- Tìm về bản sắc văn minh Việt Nam, nxb tpHCM năm 2001, trang 482-483.
Tóm lại, Khổng Tử chủ trương tòng Chu, hưng Hoa diệt Di (Bách Việt) kỳ thị chủng tộc (qua lời khen Quản Trọng, coi Bách Việt là mọi rợ), miệt thị dân chúng, khinh bỉ đàn bà... Như vậy thuật nhi bất tác chỉ là lối nhân nghĩa và đạo đức giả của Khổng Tử với mưu đồ đồng hóa và diệt chủng các giống dân Tứ Di, tức Bách Việt mà theo triết gia Đông Lan, “sắc dân Bách Việt đã vào và cư ngụ trên đất Tàu ngày nay trước khi có một dân tộc thực sự là Tàu xuất hiện” (sđd, trang 186, dòng 6-8).
Với chủ trương dùng nhân nghĩa –thuật nhi bất tác- ở đầu môi chót lưỡi, tức lời nói khác với hoài bảo của mình để thay cho việc binh đao.
Cái đạo đức chuyên lấy của người –thuật nhi bất tác- khéo léo uốn nắn theo nhu cầu của mình (Tu, Tề, Trị, Bình) đánh lừa thiên hạ với dã tâm đồng hoá các giống dân khác thành người Tàu. Đó là sách lược lùi không đánh, giả bộ lấy đạo đức của người và đồng hoá họ làm dân mình. Hoà nhi bất đồng của văn minh Hoàng Hà là cái màn che giấu mưu đồ thầm kín, hòa để mà hóa của người thành cuả mình. Cho nên “hòa” gốc du mục khác hẳn với “hòa cả làng” của văn minh sông Hồng, phát xuất từ nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước (Văn hóa Hòa Bình).
Đây là sách lược vô cùng thâm độc của họ Khổng. Do đó Mặc Tử đề xướng thuyết Kiêm Ái (thương mọi người) để chống lại lối giả nhân giả nghĩa của Khổng Tử. Còn Lão Tử chủ trưong bình đẳng, tự do, sống hài hòa với thiên nhiên, trở về với sự chất phác, thuần lương là những giá trị đi ngược lại với chế độ phong kiến nhà Chu, kiến dựng trên quân quyền, phụ quyền và nam quyền.
Chủ nghĩa bành trướng là nét đặc thù độc đáo nhất trong sự hình thành nước Trung Hoa với bệnh HỘI CHỨNG ĐẠI HÁN, từ triều đại này qua triều đại khác, quyết tâm xóa sạch văn hóa Bách Việt một cách có hệ thống, từ Quản Trọng, Khổng Tử cho đến Tôn Dật Tiên, Tưởng giới Thạch, Mao Trạch Đông và kéo dài đến ngày nay.
Thế hệ của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào bây giờ cũng không đi ra ngoài sự chỉ giáo của Khổng Tử: Phải hành động như Quản Trọng –phối hợp quân sự và văn hóa- để đồng hóa đến người Bách Việt cuối cùng (tộc Lạc Việt tiền thân của dân tộc Việt Nam) thành người Tàu.
Vĩnh Như
Hỏa mù trong mặt trận Văn hóa
giữa dân tộc Việt Nam và dân
tộc Trung Hoa
Vĩnh Như
Diễn đàn Việt Việt học -
viethoc.org
-
Điều làm nhiều người vô cùng ngạc nhiên là vào thời điểm này –duới ánh sáng mới của khoa học- mà còn một số trí thức khoa bảng Việt Nam tung ra hai hỏa mù trong mặt trận văn hóa giữa Ta và Tàu:
1- Khuynh hướng xem văn hóa Việt Nam là bản sao của văn hóa Tàu: Việt Nam cùng lắm cũng chỉ là một cành Nam của gốc Hán.
2- Khuynh hướng đi tìm nguồn gốc văn hóa Việt Nam ở tận bên Tàu: Khổng Tử đã công thức hóa, chữ nghĩa hóa văn hóa của đại tộc Bách Việt sống trên đất Tàu thành Ngũ Kinh và Tứ Thư. Khuynh hướng này cho rằng nếu bỏ Nho thì chúng ta chỉ tìm thấy ngọn chứ chưa đến tận gốc của văn hóa Việt. Khuynh hướng này đã “sáng tạo” ra quan niệm Nho giáo có bốn giai đoạn:
a) Hoàng Nho, thuộc Tam Hoàng từ 4450-3080 trước Tây lịch.
b) Di Nho, thuộc thời vua Thuấn (2255 trước Tây lịch), vua Vũ (2205 trước Tây lịch).
c) Việt Nho, hay Nguyên Nho (nội dung Việt Nho được Khổng Tử công thức hóa thành kinh điển của Nho giáo thời Xuân Thu 821 trước Tây lịch.
d) Hán Nho cũng là Nho giáo từ thời nhà Chu (1122 trước Tây lịch), nhưng bị sa đọa với sự xuyên tạc của nhà Hán (Đông Lan Yêu Mến An Vi, nxb Văn Hiến năm 2004, tr. 194).
Nói Nho giáo là của Trung Hoa thì quá chung chung, và do vậy, không có sức giải thích. Còn nói rằng chữ Nho cũng như đạo Nho thoạt kỳ thủy do người Bách Việt sống trên đất Tàu khởi sáng, rồi sau đó người Tàu hoàn bị thì có lẽ quá cực đoan và không có sức thuyết phục 95% người dân Việt sống trong xóm làng, cái nôi của văn hóa Việt Nam.
Phải chăng văn hóa Việt Nam là bản sao của văn hóa Trung Hoa?
Những quan niệm, ý tưởng sau đây phần lớn là dựa vào những điều mà tác giả Trần Quốc Vượng ghi trong cuốn Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, cộng thêm những gợi ý, ý kiến của tác giả Trần Ngọc Thêm ghi trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, tác giả Cung Đình Thanh trong tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học, tác giả Đào Văn Dương và tác giả Thường Nhược Thủy trong Đạo Sống Việt.
Duới ánh sáng mới của khoa học (khảo cổ học, nhân chủng học, dân tộc học, ngôn ngữ học, di truyền học, hải dương học v.v...), với những tài liệu vật chất lấy lên từ lòng đất Việt Nam, người ta đã chiếu rọi vào quá khứ hàng mấy vạn năm.
Các nền văn hóa trên đất Việt.
Chỉ cần đi sâu nghiên cứu văn hóa Hòa Bình thôi (trước 15.000 năm đến 10.000 năm trước ngày nay) chúng ta biết được cư dân hòa bình (tiền thân của dân tộc Việt Nam) đã thuần hóa cây lúa hoang thành cây lúa nước (Oryza Sativa), thực hiện cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước từ 6.000 năm đến 7.000 năm trước đây, trong bối cảnh Đông Nam Á, có thiên nhiên phong phú và đa dạng. Trước đó cả ngàn năm cư dân Hòa Bình đã biết trồng cây có củ, cây ăn quả (bầu bí, rau dưa) v.v... Các nhà nghiên cứu đều đồng thuận nông nghiệp, nông nghiệp trồng lúa nước là khởi đầu văn minh nhân loại. Cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước đánh dấu một bước tiến bộ vĩ đại trong đồi sống của cư dân Hòa Bình đã để lại cho chúng ta một niềm tự hào lớn.
1. Văn hóa Hoà Bình là nền
văn hóa tiếp nối nền văn hóa Sơn Vi (huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú) thuộc hậu
kỳ đá cũ, có tuổi từ 25.000 năm đến 15.000 năm trước ngày nay. Văn hóa Hòa Bình
được quốc tế công nhận vào ngày 30 tháng giêng năm 1932, do Đại hội các nhà
tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Nền văn minh trồng lúa nước vốn là
nền văn minh của cư dân Hòa Bình đã tạo được thế quân bình bền vững của nền văn
hóa xóm làng (văn hóa truyền miệng, văn hóa chìm hay văn hóa vô ngôn), giữa con
người và thiên nhiên Việt Nam trong khủng cảnh Đông Nam Á từ ngàn xưa (chứ
không phải thiên nhiên Tàu, thiên nhiên Hoàng Hà)
2. Tiếp theo văn Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn), với những chiếc rìu mài lưỡi nổi tiếng, cả thế giới đều biết.
3. Tiếp theo vân hóa Bắc Sơn (từ trước 10.000 năm đến 6.000 năm trước ngày nay) là văn hóa Phùng Nguyên (Phú Thọ) cách ngày nay khoảng 4.500 năm, cội nguồn của văn minh sông Hồng. Đó là thời đại các vua Hùng dựng nước. Di tích văn hóa Phùng Nguyên được tìm thấy ở nhiều tỉnh Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng.
4. Tiếp theo văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa Đông Sơn, có niên đại sớm là 2820 năm cách ngày nay, với trống đồng, trong đó có trống đồng Ngọc Lũ nổi tiếng trên thế giới.
Trong lúc người Việt cổ xây dựng nền văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn thì cái nước mà ngày nay chúng ta gọi là Trung Hoa mới được tạo dựng lên ở mạn trung lưu Hoàng Hà, và nền văn minh Trung Hoa ban đầu là nền văn minh Hoàng Hà với ranh giới ba tỉnh bây giờ: Sơn Tây (Quê hương của Đế Nghiêu), Hà Nam (quê Hạ Vũ, kinh đô của nhà Ân), Thiễm Tây (Núi Kỳ sông Vị, quê hương của nhà Chu từ 1122 đến 25 trước Tây lịch.
Nếu đầu óc không bị điều kiện hóa bởi văn hóa Trung Hoa thì đứng ở góc độ nào –văn hóa bác học hay văn dân gian- cũng nhận thấy sự khác biệt giữ văn hóa Việt và văn hóa Tàu. Vì văn hóa theo nghĩa rộng là thiên nhiên –môi trường sống- được thích ứng, biến đổi bởi con người để thoả mãn nhu cầu về mọi mặt của con người. Nói cách khác, văn hóa là toàn thể các hình thái sinh hoạt về vật chất và tinh thần của con người trong cách thích ứng, tiếp xử với thiên nhiên và xã hội, lịch sử. Từ đó hình thành cách làm ăn (chăn nuôi theo bầy, sống đồi sống du mục hay trồng trọt đời sống định cư với xóm làng), cách ăn, mặc, ở, cách ứng xư, thái độ của con người đối với thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và lịch sử. Như vậy, nói một cách đơn giản thiên nhiên –môi trường sống- và lịch sử là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng sâu rộng đối với con người trong việc hình thành văn hóa.
Sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa
Trong những điều kiện đó, văn hóa Việt Nam (văn minh sông Hồng) và văn hóa Trung Quốc (văn minh Hoàng Hà) khác nhau từ căn bản: Từ tiếng nói, lối sống, cách ăn, mặc, ở, lối suy nghĩ, cung cách ứng xử đến cội nguồn.
Phải chăng giới trí thức khoa bảng Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khi tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, tức nhìn lại chính mình để biết mình là ai? Đầu óc đã bị điều kiện hóa, chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Trung Hoa : Nào thơ Đường, điển tích Tàu, tam cương ngũ thường v.v..., đôi khi quên đi cả thiên nhiên Việt mà họ đang sống như đã trình bày ở phần trên. Trái lại, người dân Việt nhận thấy sự khác biệt giữa Ta và Tàu dễ dàng.
Tiếng nói khác. Ngày xưa Tàu mặc quần, Việt mặc váy: cái thúng mà thủng hai đầu, bên Ta thì có bên Tàu thì không. Ngày nay, Ta mặc áo dào, Tàu mặc áo Xườn Xám của Mãn Thanh. Nón lá của ta khác hẳn nón vành ngang của Tàu. Tàu ăn cháo kê, bánh bao, dùng xì dầu. Ta ăn cơm, ăn xôi, ăn bánh chưng bánh dày, bát tương, chén nước mắm và đặc biệt đôi đũa là một sáng tạo của văn minh trồng lúa nuớc của Việt Nam. Từ địa hạt vật chất đôi đũa đã đi vào lĩnh vực tinh thần, triết lý Việt Nam: Vợ chồng như đôi đũa có đôi, chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch so sao cho đều; vơ đũa cả nắm, thủ tục ly hôn ngày xưa là bẽ đũa. Thời trước Khổng Tử (Xuân Thu Chiến Quốc) cho đến nhà Tần (221 trước Tây lịch) Tàu ăn bốc (ăn bánh bột luộc, bánh bao). Khi Tần Thủy Hoàng chiếm miền Nam sông Dương Tử và từ đời Hán trở đi người Tàu bắt đầu tiếp thu đôi đũa của dân trồng lúa nước ở phía Nam.
Tàu ăn nhiều mỡ (xứ lạnh) ít rau. Ta ăn mỡ ít (xứ nóng) nhiều rau, đủ loại đủ màu, thường ăn rau sống nhiều hơn Tàu. Có thể nói là gì và hoa gì ăn được đều có mặt trong nồi canh của nông dân Việt: đói ăn rau, đau uống thuốc. Nghệ thuật nấu ăn của Trung Quốc là đổ mỡ vào thức ăn để chiên, xào. Trái lại nghệ thuật nấu ăn của người Việt là nấu, nướng và luộc nghĩa là rút mỡ từ thức ăn ra: điều này phù hợp với nghệ thuật ăn uống dùng ít mỡ trong bữa ăn theo tiêu chuẩn dinh dưỡng hiện đại.
Càng ngược dòng lịch sử sự khác biệt càng sâu sắc. Lưu vực Hoàng Hà là khu vực khí hậu đại lục, lạnh lẽo, khô hạn, lượng mưa ít, lượng bốc hơi cao, có nhiều đồng cỏ mênh mông thích hợp cho nghề chăn nuôi theo bầy, kéo theo đời sống du mục nay đây mai đó lang thang trên cánh đồng cỏ. Lưu vực sông Hồng là khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nước dư thừa, nhiệt đầy đủ với những đồng bằng thích hợp cho việc trồng trọt sống định canh định cư trong xóm làng.
Đất trồng trọt của người Trung Hoa ban đầu ở cao nguyên và bình nguyên Hoàng Hà là hoàng thổ, do gió Tây mang lại. Đất trồng trọt của người Việt ở lưu vực các dòng sông là phù sa nâu, do sông cái sông con bồi đắp. Nông nghiệp Trung Hoa, khi người Hoa Hạ chiếm lưu vực sông Hoàng Hà, từ khởi thủy là nền nông nghiệp trồng khô. Nông nghiệp Việt Nam, từ ban đầu, là một nền nông nghiệp trồng nước, trồng lúa nước, sử dụng hệ thống ngập nước, ruộng Lạc theo nước thủy triều lên xuống, với hệ thống tuới nước đa dạng (gàu dai, gàu sòng, kênh ngòi).
Người Trung Hoa trồng túc –tiểu mễ hay kê- sau đó trồng cao lương, rồi trồng lúa mạch kiểu trồng khô. Người Việt trồng cây có củ (khoai các loại) và đặc biệt từ 6000 đến 7000 năm trước đây đã trồng lúa nước.
Kỹ thuật trị thủy sông Hoàng Hà, người Trung Hoa khơi sâu và khơi nhiều dòng chảy. Trái lại, kỹ thuật trị thủy của người Việt là đắp đê. Ít nước trên mặt, người Trung Hoa phải đào giếng để tìm nguồn nước. Người Việt sống ở vùng sông ngòi chằng chịt, đầm đìa, hồ ao khắp nơi, quen sử dụng nước trên mặt. Ở Việt Nam ao rất đa dạng: Ao nuôi cá, ao rau muống v.v... Ao đã đi vào cuộc sống tinh thần: Đêm qua ra đứng bờ ao; trúc sinh trúc mọc bờ ao; ao thu lạnh lẽo nước trong veo.
Người Trung Hoa ở nhà hầm, người Việt Cổ sáng tạo cái nhà sàn với mái cong độc đáo hình thuyền. Luật pháp của Tàu và Ta hoàn toàn khác nhau. Sau cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng thất bại Mã Viện tâu với vua Hán rằng luật Việt và luật Hán khác nhau đến mười điểm, và xin áp dụng luật Hán trên đất Việt (Luật Hồng Đức đời Lê hoàn toan khác hẳn luật Tàu). Sẽ trình bày vào một dịp khác.
Tâm Việt Hồn Việt còn thì văn hóa Việt còn
Người còn tâm Việt, hồn Việt nhìn vào đời sống hàng ngày nhận ra ngay sự khác biệt giữa Tàu và Ta: Tiếng nói khác, cách chào hỏi khác (Tàu: Ăn chưa? Việt: Mạnh khỏe không?), cách mặc khác, thức ăn khác, kỹ thuật nấu ăn khác, lối xưng hô khác (Tàu: nị ngô như Tây phuơng toi, moi, you me; Ta: chú bác, cô, dì, cậu, mợ, anh, chị, em v.v...) Đi lại ở miền khô, trên vùng cao nguyên, gần thảo nguyên, thuận lợi cho việc chăn nuôi ngựa, người Trung Hoa thường dùng ngựa, xe cộ trong kỹ thuật giao thông. Quân đội lấy
ưu thế là kỵ binh. Lúc đầu người Trung Hoa lấy Ngựa làm biểu tượng cho dân tộc Tàu, sau đổi thành con vật mình ngựa đầu rồng, rồi đến Cọp và sau cùng là Rồng. Dân tộc Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng, miền sông nước chằng chịt với hồ ao khắp nơi, gắn trồng trọt với chài lưới, thuyền bè các loại trở thành phương tiện giao thông chính. Thế cho nên, người Việt từ thượng cổ đã nổi tiếng lặn giỏi, bơi tài, giỏi cùng thuyền.Yếu tố sông nước trong môi trường sống đã ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam. Từ cái làm (trồng lúa nước) đến cái ăn (gạo, đạm thủy sản), chốn ở (nhà sàn, sống trên thuyền bè, chợ thuyền, nhà sàn trên nước) giao thông (thuyền bè, cầu phao) giải trí (múa rối nước) (quân sự thạo thủy chiến) cho đến cái chết (thuyền táng) đều liên hệ đến nước. Tổ tiên chúng ta lấy Tiên và Rồng làm biểu tượng của cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Người Việt mà có nhãn quan Tàu
Người mang cặp mắt kiến Tàu –không còn tâm Việt, hồn Việt- nhìn vào đời sống của người Việt Nam thấy cái gì cũng là Tàu hoặc chịu ảnh hưởng Tàu hay từ Tàu mà ra. Chẳng hạn, đến như học giả Nguyễn Hiến Lê, một khi đã đeo cặp mắt kiến Tàu cũng không giữ đuợc thái độ khách quan trong nhận định: Đối với dân tộc Di, Địch, Khổng Tử không có tinh thần phân biệt chủng tộc, mà chỉ phân biệt văn hóa như khi ông bảo không nhờ công của Quản Trọng thì người Hoa Hạ đã bị gióc tóc mặc áo có vạt bên trái rồi (Nguyễn Hiến Lê), Khổng Tử, nxb Văn Nghệ năm 1992, tr. 188, dòng 11 đến 15). Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Vậy, kỳ thị phân biệt văn hóa mà không kỳ thị dân tộc, kỳ thị chủng tộc thì sao được?
Hơn nữa, Khổng Tử xem dân tộc Di tức Bách Việt là dân mọi rợ trong lời phát biểu của ngài: Cho đến nay dân chúng còn được hưởng ân đức của ông ấy. Không có Quản Trọng thì chúng ta phải gióc tóc và cài áo bên tả như người mọi rợ rồi (Nguyễn Hiến Lê, lịch sử văn minh Trung Hoa, nxb Văn Nghệ năm 1993, trang 26, dòng 17 đến 19). Xem dân tộc Di là dân tộc mọi rợ mà cho rằng Khổng Tử không có tinh thần kỳ thị chủng tộc được sao?
Điều đó cho thấy trí thức khoa bảng Việt Nam, một khi đã có nhãn quan Tàu thì các ông thánh Tàu có miệt thị tổ tiên mình cũng cố tìm cách đổi chữ, hoặc bóp méo đi hay thay đổi lối suy nghĩ để nuốt cho trôi liều thuốc đắng ngõ hầu bảo vệ những thần tượng mà mình đã trót tôn thờ từ lâu.
Đối với 95% người dân Việt chất phác, hiền lương, thiện lành thì không có vấn đề. Còn giới trí thức khoa bảng trẻ Việt Nam, không đọc được chữ Tàu, hãy thận trọng trong khi nghiên cứu, tìm hiểu về Trung Hoa, phải đề cao cảnh giác những trí thức khoa bảng Việt Nam rành chữ Hán có thể họ bóp mép sự thật –vì vô tình bởi đầu óc bị điều kiện hóa bởi văn hóa Tàu hay có mưu đồ- sẽ đưa chúng ta vào con đường nô lệ tư tưởng Tàu với cách học nhập nô xuất nô. Như trên đã trình bày nô lệ tư tưởng là nô lệ từ trong tim óc, tức không còn tâm Việt hồn Việt. Từ đó phát sinh ra tinh thần vọng ngoại, sợ ngoại, trọng ngoại và ỷ ngoại để rồi giao sinh mệnh của dân tộc và đất nước mình cho ngoại bang. Là người Việt Nam, nếu không sáng suốt trong suy nghĩ, trong hành động, trong cách học về Trung Hoa học vô tình chúng ta sẽ trở thành đoàn quân gián điệp văn hóa cho Trung Quốc.
Đã đến lúc chúng ta cần trở về với chính mình để hiểu rõ chân xác chính chính mình về mặt tri thức và tâm thức.
VN
2. Tiếp theo văn Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn), với những chiếc rìu mài lưỡi nổi tiếng, cả thế giới đều biết.
3. Tiếp theo vân hóa Bắc Sơn (từ trước 10.000 năm đến 6.000 năm trước ngày nay) là văn hóa Phùng Nguyên (Phú Thọ) cách ngày nay khoảng 4.500 năm, cội nguồn của văn minh sông Hồng. Đó là thời đại các vua Hùng dựng nước. Di tích văn hóa Phùng Nguyên được tìm thấy ở nhiều tỉnh Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng.
4. Tiếp theo văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa Đông Sơn, có niên đại sớm là 2820 năm cách ngày nay, với trống đồng, trong đó có trống đồng Ngọc Lũ nổi tiếng trên thế giới.
Trong lúc người Việt cổ xây dựng nền văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn thì cái nước mà ngày nay chúng ta gọi là Trung Hoa mới được tạo dựng lên ở mạn trung lưu Hoàng Hà, và nền văn minh Trung Hoa ban đầu là nền văn minh Hoàng Hà với ranh giới ba tỉnh bây giờ: Sơn Tây (Quê hương của Đế Nghiêu), Hà Nam (quê Hạ Vũ, kinh đô của nhà Ân), Thiễm Tây (Núi Kỳ sông Vị, quê hương của nhà Chu từ 1122 đến 25 trước Tây lịch.
Nếu đầu óc không bị điều kiện hóa bởi văn hóa Trung Hoa thì đứng ở góc độ nào –văn hóa bác học hay văn dân gian- cũng nhận thấy sự khác biệt giữ văn hóa Việt và văn hóa Tàu. Vì văn hóa theo nghĩa rộng là thiên nhiên –môi trường sống- được thích ứng, biến đổi bởi con người để thoả mãn nhu cầu về mọi mặt của con người. Nói cách khác, văn hóa là toàn thể các hình thái sinh hoạt về vật chất và tinh thần của con người trong cách thích ứng, tiếp xử với thiên nhiên và xã hội, lịch sử. Từ đó hình thành cách làm ăn (chăn nuôi theo bầy, sống đồi sống du mục hay trồng trọt đời sống định cư với xóm làng), cách ăn, mặc, ở, cách ứng xư, thái độ của con người đối với thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và lịch sử. Như vậy, nói một cách đơn giản thiên nhiên –môi trường sống- và lịch sử là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng sâu rộng đối với con người trong việc hình thành văn hóa.
Sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa
Trong những điều kiện đó, văn hóa Việt Nam (văn minh sông Hồng) và văn hóa Trung Quốc (văn minh Hoàng Hà) khác nhau từ căn bản: Từ tiếng nói, lối sống, cách ăn, mặc, ở, lối suy nghĩ, cung cách ứng xử đến cội nguồn.
Phải chăng giới trí thức khoa bảng Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khi tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, tức nhìn lại chính mình để biết mình là ai? Đầu óc đã bị điều kiện hóa, chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Trung Hoa : Nào thơ Đường, điển tích Tàu, tam cương ngũ thường v.v..., đôi khi quên đi cả thiên nhiên Việt mà họ đang sống như đã trình bày ở phần trên. Trái lại, người dân Việt nhận thấy sự khác biệt giữa Ta và Tàu dễ dàng.
Tiếng nói khác. Ngày xưa Tàu mặc quần, Việt mặc váy: cái thúng mà thủng hai đầu, bên Ta thì có bên Tàu thì không. Ngày nay, Ta mặc áo dào, Tàu mặc áo Xườn Xám của Mãn Thanh. Nón lá của ta khác hẳn nón vành ngang của Tàu. Tàu ăn cháo kê, bánh bao, dùng xì dầu. Ta ăn cơm, ăn xôi, ăn bánh chưng bánh dày, bát tương, chén nước mắm và đặc biệt đôi đũa là một sáng tạo của văn minh trồng lúa nuớc của Việt Nam. Từ địa hạt vật chất đôi đũa đã đi vào lĩnh vực tinh thần, triết lý Việt Nam: Vợ chồng như đôi đũa có đôi, chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch so sao cho đều; vơ đũa cả nắm, thủ tục ly hôn ngày xưa là bẽ đũa. Thời trước Khổng Tử (Xuân Thu Chiến Quốc) cho đến nhà Tần (221 trước Tây lịch) Tàu ăn bốc (ăn bánh bột luộc, bánh bao). Khi Tần Thủy Hoàng chiếm miền Nam sông Dương Tử và từ đời Hán trở đi người Tàu bắt đầu tiếp thu đôi đũa của dân trồng lúa nước ở phía Nam.
Tàu ăn nhiều mỡ (xứ lạnh) ít rau. Ta ăn mỡ ít (xứ nóng) nhiều rau, đủ loại đủ màu, thường ăn rau sống nhiều hơn Tàu. Có thể nói là gì và hoa gì ăn được đều có mặt trong nồi canh của nông dân Việt: đói ăn rau, đau uống thuốc. Nghệ thuật nấu ăn của Trung Quốc là đổ mỡ vào thức ăn để chiên, xào. Trái lại nghệ thuật nấu ăn của người Việt là nấu, nướng và luộc nghĩa là rút mỡ từ thức ăn ra: điều này phù hợp với nghệ thuật ăn uống dùng ít mỡ trong bữa ăn theo tiêu chuẩn dinh dưỡng hiện đại.
Càng ngược dòng lịch sử sự khác biệt càng sâu sắc. Lưu vực Hoàng Hà là khu vực khí hậu đại lục, lạnh lẽo, khô hạn, lượng mưa ít, lượng bốc hơi cao, có nhiều đồng cỏ mênh mông thích hợp cho nghề chăn nuôi theo bầy, kéo theo đời sống du mục nay đây mai đó lang thang trên cánh đồng cỏ. Lưu vực sông Hồng là khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nước dư thừa, nhiệt đầy đủ với những đồng bằng thích hợp cho việc trồng trọt sống định canh định cư trong xóm làng.
Đất trồng trọt của người Trung Hoa ban đầu ở cao nguyên và bình nguyên Hoàng Hà là hoàng thổ, do gió Tây mang lại. Đất trồng trọt của người Việt ở lưu vực các dòng sông là phù sa nâu, do sông cái sông con bồi đắp. Nông nghiệp Trung Hoa, khi người Hoa Hạ chiếm lưu vực sông Hoàng Hà, từ khởi thủy là nền nông nghiệp trồng khô. Nông nghiệp Việt Nam, từ ban đầu, là một nền nông nghiệp trồng nước, trồng lúa nước, sử dụng hệ thống ngập nước, ruộng Lạc theo nước thủy triều lên xuống, với hệ thống tuới nước đa dạng (gàu dai, gàu sòng, kênh ngòi).
Người Trung Hoa trồng túc –tiểu mễ hay kê- sau đó trồng cao lương, rồi trồng lúa mạch kiểu trồng khô. Người Việt trồng cây có củ (khoai các loại) và đặc biệt từ 6000 đến 7000 năm trước đây đã trồng lúa nước.
Kỹ thuật trị thủy sông Hoàng Hà, người Trung Hoa khơi sâu và khơi nhiều dòng chảy. Trái lại, kỹ thuật trị thủy của người Việt là đắp đê. Ít nước trên mặt, người Trung Hoa phải đào giếng để tìm nguồn nước. Người Việt sống ở vùng sông ngòi chằng chịt, đầm đìa, hồ ao khắp nơi, quen sử dụng nước trên mặt. Ở Việt Nam ao rất đa dạng: Ao nuôi cá, ao rau muống v.v... Ao đã đi vào cuộc sống tinh thần: Đêm qua ra đứng bờ ao; trúc sinh trúc mọc bờ ao; ao thu lạnh lẽo nước trong veo.
Người Trung Hoa ở nhà hầm, người Việt Cổ sáng tạo cái nhà sàn với mái cong độc đáo hình thuyền. Luật pháp của Tàu và Ta hoàn toàn khác nhau. Sau cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng thất bại Mã Viện tâu với vua Hán rằng luật Việt và luật Hán khác nhau đến mười điểm, và xin áp dụng luật Hán trên đất Việt (Luật Hồng Đức đời Lê hoàn toan khác hẳn luật Tàu). Sẽ trình bày vào một dịp khác.
Tâm Việt Hồn Việt còn thì văn hóa Việt còn
Người còn tâm Việt, hồn Việt nhìn vào đời sống hàng ngày nhận ra ngay sự khác biệt giữa Tàu và Ta: Tiếng nói khác, cách chào hỏi khác (Tàu: Ăn chưa? Việt: Mạnh khỏe không?), cách mặc khác, thức ăn khác, kỹ thuật nấu ăn khác, lối xưng hô khác (Tàu: nị ngô như Tây phuơng toi, moi, you me; Ta: chú bác, cô, dì, cậu, mợ, anh, chị, em v.v...) Đi lại ở miền khô, trên vùng cao nguyên, gần thảo nguyên, thuận lợi cho việc chăn nuôi ngựa, người Trung Hoa thường dùng ngựa, xe cộ trong kỹ thuật giao thông. Quân đội lấy
ưu thế là kỵ binh. Lúc đầu người Trung Hoa lấy Ngựa làm biểu tượng cho dân tộc Tàu, sau đổi thành con vật mình ngựa đầu rồng, rồi đến Cọp và sau cùng là Rồng. Dân tộc Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng, miền sông nước chằng chịt với hồ ao khắp nơi, gắn trồng trọt với chài lưới, thuyền bè các loại trở thành phương tiện giao thông chính. Thế cho nên, người Việt từ thượng cổ đã nổi tiếng lặn giỏi, bơi tài, giỏi cùng thuyền.Yếu tố sông nước trong môi trường sống đã ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam. Từ cái làm (trồng lúa nước) đến cái ăn (gạo, đạm thủy sản), chốn ở (nhà sàn, sống trên thuyền bè, chợ thuyền, nhà sàn trên nước) giao thông (thuyền bè, cầu phao) giải trí (múa rối nước) (quân sự thạo thủy chiến) cho đến cái chết (thuyền táng) đều liên hệ đến nước. Tổ tiên chúng ta lấy Tiên và Rồng làm biểu tượng của cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Người Việt mà có nhãn quan Tàu
Người mang cặp mắt kiến Tàu –không còn tâm Việt, hồn Việt- nhìn vào đời sống của người Việt Nam thấy cái gì cũng là Tàu hoặc chịu ảnh hưởng Tàu hay từ Tàu mà ra. Chẳng hạn, đến như học giả Nguyễn Hiến Lê, một khi đã đeo cặp mắt kiến Tàu cũng không giữ đuợc thái độ khách quan trong nhận định: Đối với dân tộc Di, Địch, Khổng Tử không có tinh thần phân biệt chủng tộc, mà chỉ phân biệt văn hóa như khi ông bảo không nhờ công của Quản Trọng thì người Hoa Hạ đã bị gióc tóc mặc áo có vạt bên trái rồi (Nguyễn Hiến Lê), Khổng Tử, nxb Văn Nghệ năm 1992, tr. 188, dòng 11 đến 15). Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Vậy, kỳ thị phân biệt văn hóa mà không kỳ thị dân tộc, kỳ thị chủng tộc thì sao được?
Hơn nữa, Khổng Tử xem dân tộc Di tức Bách Việt là dân mọi rợ trong lời phát biểu của ngài: Cho đến nay dân chúng còn được hưởng ân đức của ông ấy. Không có Quản Trọng thì chúng ta phải gióc tóc và cài áo bên tả như người mọi rợ rồi (Nguyễn Hiến Lê, lịch sử văn minh Trung Hoa, nxb Văn Nghệ năm 1993, trang 26, dòng 17 đến 19). Xem dân tộc Di là dân tộc mọi rợ mà cho rằng Khổng Tử không có tinh thần kỳ thị chủng tộc được sao?
Điều đó cho thấy trí thức khoa bảng Việt Nam, một khi đã có nhãn quan Tàu thì các ông thánh Tàu có miệt thị tổ tiên mình cũng cố tìm cách đổi chữ, hoặc bóp méo đi hay thay đổi lối suy nghĩ để nuốt cho trôi liều thuốc đắng ngõ hầu bảo vệ những thần tượng mà mình đã trót tôn thờ từ lâu.
Đối với 95% người dân Việt chất phác, hiền lương, thiện lành thì không có vấn đề. Còn giới trí thức khoa bảng trẻ Việt Nam, không đọc được chữ Tàu, hãy thận trọng trong khi nghiên cứu, tìm hiểu về Trung Hoa, phải đề cao cảnh giác những trí thức khoa bảng Việt Nam rành chữ Hán có thể họ bóp mép sự thật –vì vô tình bởi đầu óc bị điều kiện hóa bởi văn hóa Tàu hay có mưu đồ- sẽ đưa chúng ta vào con đường nô lệ tư tưởng Tàu với cách học nhập nô xuất nô. Như trên đã trình bày nô lệ tư tưởng là nô lệ từ trong tim óc, tức không còn tâm Việt hồn Việt. Từ đó phát sinh ra tinh thần vọng ngoại, sợ ngoại, trọng ngoại và ỷ ngoại để rồi giao sinh mệnh của dân tộc và đất nước mình cho ngoại bang. Là người Việt Nam, nếu không sáng suốt trong suy nghĩ, trong hành động, trong cách học về Trung Hoa học vô tình chúng ta sẽ trở thành đoàn quân gián điệp văn hóa cho Trung Quốc.
Đã đến lúc chúng ta cần trở về với chính mình để hiểu rõ chân xác chính chính mình về mặt tri thức và tâm thức.
VN