jeudi 23 décembre 2010

Đối thoại I với Trần Tiến Long : Kiến thức con người về vũ trụ



Đối thoại I với TTL: Kiến thức con người về vũ trụ

Thưa ông Trần Tiên Long,

Kính thưa ông: Đúng như lời ông TTL nói “Kiến thức của con người về vũ trụ chỉ là một con số không to tướng. Đó là điều tôi đã biết và càng xác tín hơn sau khi xem bài Trái đất của chúng ta bé nhỏ như thế nào trong vũ trụ [1] mà bà Ts. Bs. Nguyễn Thị Thanh giới thiệu trên các diễn đàn với lời chú giải "Vũ Trụ Vô Biên chỉ là một mầu nhiệm hữu hình của Thiên Chúa toàn năng”.

Tôi đã cố tình đưa lên DĐ tài liệu “Vũ trụ vô biên” để làm bước tiền phong cho đối thoại về Thượng đế. Nên khi nghe ông nói “Tại sao chúng ta không thể công bằng đối thoại với nhau bằng ngôn ngữ và văn tự của loài người?” Tôi rất cảm động, vì thấy ông cần thiết về trao đổi trên phương diện vũ trụ, Thượng Đế với loài người lý trí với niềm tin.

Tôi xin trả lời mọi ý kiến của ông. Mong rằng ông cũng có thiện tâm để lắng nghe và suy nghĩ sâu xa những lời nói đặt nền tảng trên mọi kiến thức học và lý trí hữu hạn của con người. Vì đề tài rộng lớn, tôi xin phép ông trả lời dần dần từng vấn đề để bạn đọc dễ theo dỏi, và để tôi cũng như ông suy gẩm mà đối thoại trong chân tình hầu tìm ra sự thật và chân lý cho cuộc sống của chúng ta. Mong ông đồng ý với tôi.

“VŨ TRỤ VÔ BIÊN” đã đi tiền phong cho những đối thoại sau nầy của chúng ta. Cám ơn ông TTL cùng mọi người đều chấp nhận chúng ta chỉ là con vi trùng sống gởi tạm thời trong vũ trụ. Nhưng với tôi con người có lẻ chúng ta chưa bằng một électron trong một nguyên tử trước vũ trụ, nhưng ngược lại con người lại lớn lao vô cùng (việc nầy xin nói sau về vấn đề nầy).

Trong thư trả lời hôm nay tôi lấy câu cuối cùng của ông TTL mà cũng là câu nói nổi tiếng của ông Stephen Hawking (SH) “"Vũ trụ có thể hoàn toàn tự duy trì, không có bờ bến, không có khởi đầu và kết thúc. Và nếu thật sự như vậy thì làm gì con chỗ cho Đấng Sáng Tạo (tức đức Chúa Trời)." Rõ ràng đây là giả thuyết.


Trong giả thuyết nầy SH đưa ra 5 ý kiến:


1- Ý kiến đầu tiên là một giả thuyết “vũ trụ có thể hoàn toàn tự duy trì.” 
2- Ý kiến thứ hai cũng là một giả thuyết:  “ Vũ trụ có thể không có bờ bến, 3- Vũ trụ có thể không có khởi đầu . Vủ trụ có thể không có kết thúc.  
4- Nếu là đúng ….
5- Đấng Sáng Tạo có thề không có chổ đứng sáng tạo, (hay nói một cách khác không có việc làm)….”  


è Đấy là cái sai lầm ngây ngô đầu tiên của SH, phải chăng đó là cái phản ứng của kẻ tật nguyền, khi cứ đem giả thuyết, chỉ thuần túy là giả thuyết mà coi như định luật đã chứng minh được, coi như là chân lý. Xem ra thế giới vì thương hại kẻ tật nghuyền có ý chí nghiên cứu cái bất khả thi, cho ông cái tiến sĩ. Khác nào ‘kẻ mù vì tai nạn’ có gan nói khoác trong đám ‘mù bẩm sinh’, khoa học thương hại dùng ông như một con thỏ thí nghiệm giải trí.


è Cái sai lầm căn bản ngu ngốc nhất của Stephen Hawking là ông ta tự hào là nhà khoa bảng mà không nhận thấy là chính óc não ông tưởng tượng biết chỉ là giả thuyết, lý trí ông suy luận bậy, rồi miệng ông nói phĩnh “vũ trụ …tự duy trì.” 


è “ Vũ trụ…không bờ bến” “Vũ trụ… không khởi đầu”  “Vủ trụ…không kết thúc” “Nếu là đúng….” “ Đấng Sáng Tạo… không có…” đều là ý tưởng, suy lý của con người.


è Đó, xem qua “Vũ Trụ Vô Biên” thì SH là gì mà chính ông ta phát ngôn thay cho Tóa Hóa, khẳng định thay cho tạo hóa. Lời nói của ông ta là gì ? cái nghiên cứu của Nasa mà ông ta học hỏi là gì? cái biện luận của ông ta và cái lý trí của ông ta là gì?  Mà ông ta dám cả gan cho như những gì từ ông ta phát xuất ra để phán đoán hay hơn nữa là phán xét chính Tạo Hóa. Nói một cách khác lời nói trên chỉ là hoàn toàn là lời nói của kẻ tạo vật được hưởng thụ, bất lực cả trong sự sống của ông SH.


Trên đây hoàn toàn là những giả thuyết. Mà là giả thuyết không bao giờ được chứng minh, thì sao gọi là thành tựu cho tiếng nói Khoa học. Chúng ta  chỉ nên nói là SH có giả thuyết trong nghiên cứu Vũ trụ học mà thôi, như cơ quan Nasa của Mỹ vậy. Mà những giả thuyết đó rất nhiều người đã nghĩ và đã nói ra từ lâu rồi. Ông SH có gì hơn, hay chỉ có hơn người là lạm dụng cho giả thuyết là khoa học là sự thật và là chân lý.


Big Bang hay gì gì đó cũng chỉ là sự tưởng tượng, là giả thuyết thôi cho loài người hèn mọn....


Ts Bs Nguyễn Thị Thanh MD. Ph.D.


CÒN TIẾP:

Sẽ tiếp trả lời 2 của ông Trần Tiến LongĐiều khôi hài và cũng lý thú là người ta không thể tin con người có thể hiểu biết vũ trụ; nhưng lại dễ dàng tin như đinh đóng cột rằng con người có thể hiểu biết Thượng đế.”……“Tại sao chúng ta nghi ngờ khả năng của những nhà khoa học hiểu biết về vũ trụ nhưng lại không bao giờ thắc mắc khả năng của các nhà thần học hiểu biết về Thượng đế, một sinh vật không thể thấy, không thể rờ được, vô cùng phức tạp hơn vũ trụ? Họ bảo họ có linh ứng hay thần khải, biết được những điều do Chúa Thánh Thần soi sáng. Vậy thì tôi cũng có thể nói được rằng, tôi đang có linh ứng của Chúa Thánh Thần để viết những dòng chữ này gửi đến quí đọc giả. Có lý do gì thuyết phục hơn để quí vị tin họ hơn tin tôi?


------------------------
Tran Tien Long viet :
20 tháng 12, 2010

Một vài ý tưởng nhân đọc “Vũ trụ vô biên”
Trần Tiên Long
Vũ trụ đúng thật là vô biên. Con người sánh với vũ trụ chỉ là những ký sinh trùng li ti. Kiến thức của con người về vũ trụ chỉ là một con số không to tướng. Đó là điều tôi đã biết và càng xác tín hơn sau khi xem bài Trái đất của chúng ta bé nhỏ như thế nào trong vũ trụ [1] mà bà Ts. Bs. Nguyễn Thị Thanh giới thiệu trên các diễn đàn với lời chú giải "Vũ Trụ Vô Biên chỉ là một mầu nhiệm hữu hình của Thiên Chúa toàn năng”. Lời chú giải này cũng là chủ đề của điện thư Ts. Bs. NTT đưa vào diễn đàn. Làm sao mà loài ký sinh trùng hữu hạn như chúng ta có thể hiểu thấu được vũ trụ vô biên? Con người sánh với vũ trụ thì quá nhỏ bé, nhưng nếu sánh với Thượng đế thì lại còn càng bé nhỏ hơn nữa, bởi vì Thượng đế được tin là đấng sáng tạo vũ trụ và muôn loài từ hư không. Điều khôi hài và cũng lý thú là người ta không thể tin con người có thể hiểu biết vũ trụ; nhưng lại dễ dàng tin như đinh đóng cột rằng con người có thể hiểu biết Thượng đế.
Nếu tôi tuyên bố rằng tôi có thể hiểu biết vũ trụ thì lời tuyên bố đó rõ ràng quá ngạo mạn, không thể nào chấp nhận được. Nhưng liệu chúng ta có cùng một nhận định như vậy không khi mà Thiên Chúa giáo đã và đang rao giảng về Thượng đế? Họ bảo họ đại diện Thượng đế ở trần gian này để dạy cho chúng ta biết về Thượng đế, và họ tự cho cái quyền những gì họ “cầm buộc ở dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc”. Họ còn giảng dạy cho chúng ta một cách tường tận về ý muốn của Thượng đế để bắt chúng ta phải suy nghĩ và hành động theo ý muốn của họ. Tại sao chúng ta nghi ngờ khả năng của những nhà khoa học hiểu biết về vũ trụ nhưng lại không bao giờ thắc mắc khả năng của các nhà thần học hiểu biết về Thượng đế, một sinh vật không thể thấy, không thể rờ được, vô cùng phức tạp hơn vũ trụ? Họ bảo họ có linh ứng hay thần khải, biết được những điều do Chúa Thánh Thần soi sáng. Vậy thì tôi cũng có thể nói được rằng, tôi đang có linh ứng của Chúa Thánh Thần để viết những dòng chữ này gửi đến quí đọc giả. Có lý do gì thuyết phục hơn để quí vị tin họ hơn tin tôi?
Trong kinh Lạy Cha của Thiên Chúa giáo, nếu chúng ta vất bỏ câu “nguyện vâng ý Cha dưới đất cũng như trên trời” thì chúng ta sẽ nhận thấy ngay rằng, những gì họ đang dạy chúng ta thì chẳng cần phải vâng phục như vâng phục một Thượng đế toàn năng. Bằng trí tuệ và trái tim của một con người, và gạt bỏ bên ngoài mọi thành kiến đức tin tôn giáo, chúng ta thử đọc lại toàn bộ hai cuốn Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, những cuốn kinh mà người tín hữu Thiên Chúa giáo hằng ngày xưng tụng là “lời của Chúa”, chúng ta sẽ tìm ra dễ dàng bên cạnh những điều có thể chấp nhận thì lại được san kẻ những điều ghê tởm, vô luân, và phi lý. Nếu Kinh Thánh là “lời của Chúa” do thần khải, sản phẩm của Thượng đế toàn năng, toàn trí, thì tại sao nó lại chứa đựng quá nhiều điều bất toàn? Hơn nữa, vấn đề linh ứng hay thần khải là vấn đề cá nhân. Nó chỉ có giá trị đối với người trong cuộc. Còn chúng ta, những người bàng quang ngoài cuộc, nó không thể có một giá trị áp đặt nào. Như vậy thì còn lý do gì để người ta bắt buộc phải “nguyện vâng ý Cha dưới đất cũng như trên trời”?
Và mỗi khi chúng ta có những thắc mắc mà họ bí, không thể trả lời được, thì họ lại trưng ra lập luận rằng, Thượng đế bất khả tư nghì, nghĩa là không thể nghĩ bàn bằng ngôn ngữ của loài người. Con người hữu hạn mà dám thắc mắc về Thượng đế vô hạn thì quá ngạo mạn. Trong giáo lý Thiên Chúa giáo, tội kiêu ngạo xúc phạm đến Chúa Thánh Thần là một trọng tội không thể được tha thứ, cho dù đã có xưng thú tội ở tòa giải tội. Đó là lối răn đe và là lập luận độc quyền, tùy tiện của Thiên Chúa giáo. Nó cũng giống như lập luận “thiên cơ bất khả lậu” của mấy ông bà thày bói. Vậy chẳng lẽ các ông bà thày bói hay thần học gia Thiên Chúa giáo không phải là những con người trần tục có giới hạn như chúng ta sao? Tất cả mọi người khi còn sống đều là những con người xác phàm, không phải là những ông bà thánh. Tại sao chúng ta không thể công bằng đối thoại với nhau bằng ngôn ngữ và văn tự của loài người?
Nếu chúng ta chấp nhận quan điểm Thượng đế chỉ là một ý niệm tưởng tượng, sản phẩm của con người, thì chúng ta sẽ dễ dàng trả lời mọi câu hỏi và thắc mắc về Thượng đế. Do đó, tôi có thể bảo đảm với quí vị rằng, nếu quí vị lập tượng tôn thờ bất kỳ một giống gì, chẳng hạn như con kỳ lân màu tím vô hình, hay một ông kẹ nào đó, và cầu nguyện bằng một đức tin không thể lay chuyển như quí vị đang làm đối với Thiên Chúa của Thiên Chúa giáo, thì kết quả lời cầu nguyện của quí vị sẽ không có gì khác. Lập luận bảo rằng "vũ trụ vô biên chỉ là một mầu nhiệm hữu hình của Thiên Chúa toàn năng” thì cũng chẳng có gì thuyết phục hơn lập luận bảo rằng "vũ trụ vô biên chỉ là một mầu nhiệm hữu hình của con kỳ lân hay ông kẹ toàn năng”. Bởi vì Thiên Chúa, con kỳ lân màu tím vô hình, hay ông kẹ, tất cả đều là những sản phẩm tưởng tượng của con người.
Thiên Chúa giáo là tôn giáo duy thần, có những tín điều phản khoa học, nhưng lại hay bàn về khoa học, có mục đích dèm pha để làm giảm uy tín và giá trị của khoa học. Bản chất của khoa học là thay đổi để thích ứng với những khám phá mới của con người; trong khi các tín điều lại được tin là những chân lý tuyệt đối, vĩnh hằng, không thể sai lầm. Ích lợi của khoa học thì hiển nhiên, không thể phủ bác; còn ích lợi của các tín điều thì khó được biện minh bên cạnh những hệ quả vô cùng thảm khốc trong suốt dòng lịch sử.
Một thực thể đơn giản hơn như vũ trụ cụ thể trước mắt mà chúng ta còn chưa biết thì lấy gì để bảo đảm rằng, chúng ta, những sinh vật li ti như những con ký sinh trùng lúc nhúc ở một hành tinh vô nghĩa, có thể biết và còn hiểu cả ý muốn của Thượng đế, một đấng thiêng liêng vô cùng phức tạp được tin là đã tạo dựng vũ trụ và muôn loài từ hư không?
Và hơn nữa, nếu chúng ta đã chấp nhận vũ trụ vô biên, nghĩa là không có biên giới, và như vậy, dĩ nhiên, cũng không có điểm khởi đầu, thì Thượng đế hay Thiên Chúa của Thiên Chúa giáo đã trở thành thừa thãi cho công việc tạo dựng.

SH chú thích:
- Mời xem "Vũ Trụ Mà Chúng Ta Biết Được" (Lý Thái Xuân)
http://www.sachhiem.net/KHOAHOC/L/LyThai6.php

có video clip cho thấy tất cả nhũng gì khoa học ngày nay có thể nhìn thấy ở ngoài xa.
[1] Trái đất của chúng ta bé nhỏ như thế nào trong vũ trụ

Cùng tác giả:

lundi 20 décembre 2010

SÁCH LƯỢC CỨU NƯỚC


     SÁCH LƯỢC CỨU NƯỚC



LIÊN GIÁO TRỜI PHẬT ĐOÀN KẾT CỨU NGUY TỔ QUỐC



Kính thưa toàn thể đồng bào Phật Tử Việt Nam yêu quý,
Kính thưa toàn thể đồng bào Công Giáo VN thân thương,
Kính thưa toàn thể đồng bào PGHH, Cao Đài VN kính mến,
Kính thưa toàn thể đồng bào Thiên Chúa Giáo VN mến yêu,



Với tấm lòng tin yêu, kính mến, bức thư nầy gởi đến Quí Vị, xin đừng coi đây là lời nói của một người đàn bà già yếu, tầm thường, vô uy tín, vô giá trị, nhưng là tiếng nói của lòng yêu Tổ quốc Nhân dân, tiếng nói của hậu duệ của các bậc anh hùng Trưng Vương, Triệu Thị Trinh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung..vv….


Bao nhiêu năm rồi…. bao nhiêu tiếng nói…, bao nhiêu ý chí đấu tranh…. bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, bao nhiêu máu đã chảy ra…. bao nhiêu thân xác đã nằm xuống…  cho đất nước thấy ngày quang vinh….  Nhưng tất cả đều chìm vào dĩ vãng vô vọng…  


Tình hình đất nước ngày một lún sâu vào bùn lầy tanh hôi. Toàn dân Việt ngày một tiến sâu vào đời sống lầm than khổ ải…. Vì đâu? Vì ai? Chúng ta đều đã tường tận….


Chống đối thêm, lên án thêm, chưởi rủa thêm như đã làm gần 36 năm nay đã đem lại được gì, nếu không ngày càng làm cho giới lãnh đạo ĐCSVN càng co quắp núp bóng Tàu Cộng tìm sức mạnh vinh thân, tránh né mọi lẽ phải của thế giới tự do, cùng những mủi nhọn của CĐ NVQGTNCSHN.


Tại sao chúng ta mãi mải miết theo dỏi một ‘sách lược vô sách lược’ đấu tranh tạp nhạp, ô hợp, vô tổ chức, vô hiệu quả, lỗi thời, vô đường lối khả thi? Tại sao chúng ta phải cúi đầu chấp nhận mắc bẩy đối phương, để tai sai nằm vùng của địch tác yêu tác quái chúng ta suốt gần trên 30 năm nay, để kẻ thù chung mãi mãi là “ngu ông hưởng lợi”!


Tại sao chúng ta không tỉnh giấc mơ huyền ảo để sáng suốt chọn lấy con đường tiền phong duy nhất cứu nguy Tổ quốc là đoàn kết lực lượng tôn giáo thành một khối :


LIÊN GIÁO TRỜI PHẬT ĐOÀN KẾT CỨU NGUY TỔ QUỐC


Có Trời và Phật giúp thì làm sao chúng ta không được cứu độ.


Chúng ta hết thảy, nhất là những vị có uy tín, có khả năng hãy vùng lên tổ chức một cuộc đại hội (Congres) thế giới :


     ĐẠI HỘI LIÊN GIÁO THẾ GIỚI CỨU NGUY TỔ QUỐC


Từ đó chúng ta sẽ có một tổ chức Liên Giáo VN mạnh mẽ, thu gom hàng ngàn tài năng VN thế giới, có tiếng nói quốc tế hữu hiệu, có  ảnh hưởng lên LHQ, lên các cường quốc của thế giới tự do đang có thiện chí giúp đở đất nước chúng ta, có ảnh hưởng lên nhà cầm quyền CSVN hiện tại….


Nếu chúng ta không thực hiện được công việc dễ dàng nầy thì chứng tỏ CĐ NVHN thật là bất lực, bất tài, bất trí, bất năng, bất nghĩa, bất xứng là con cháu Tổ tiên anh hùng của dân tộc Việt Nam.


Chúng ta cũng thật là bẻ mặt trước LHQ, trước toàn thể thế tự do đang ra sức muốn giúp đở cho đất nước chúng ta theo một chiến lược mới khôn khéo, khả thi và hữu hiệu.


Trân trọng kính chào toàn thể đồng bào tín hữu các Tôn Giáo,


Gs. Ts. Bs. Nguyễn Thị Thanh MD. Ph.D.


Tiến sĩ, Bác sĩ Y khoa Quốc gia Đại học Paris,
Nguyên Phụ tá Tổng Trưởng Y tế VNCH II,
Nguyên Chủ tịch Hội Bác Sĩ Công Giáo Việt Nam,   
Nguyên Giáo sư Sinh lý học Đại học Moncton/Moncton NB. Canada,
Chủ tịch/Sáng lập viên Hội Bảo Trợ Trẻ Em Nạn Nhân Ấu Dâm,
Sở hữu chủ Bằng Phát Minh “Trị gốc ung thư và siêu vi bằng Nystatin”
Giám đốc các công trình:
Trang mạng Văn hóa-Y tế-Xã hội: www.vietnam-museum.com ,
Diễn đàn xaydungxahoi@gmail.com ,

dimanche 19 décembre 2010

CÂU CHUYỆN THẰNG KHÙNG




CÂU CHUYỆN THNG KHÙNG


(Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá)
(Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù)
   
"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.


Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười.
Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính.
 
Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.
 
Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng" (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.

Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài.
 
Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc.
 
Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.


Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù loong" cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?…



Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.
- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.
- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong “Tội ác và Trừng phạt”.

 
Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.
- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.


Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…
 
Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".
- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.
Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?
Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.
Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…
Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày.

 
Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.
Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.
Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.
Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.
Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…


Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…


Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.
Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.


Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.
Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.
Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…

Phùng Quán
________
Ghi Chú:
(*) THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội.  Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài.

Xin mời đọc thêm (bài kèm theo dưới đây) tiểu sử của Cha Vinh để chúng ta biết thêm nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài; và cũng để hiểu thêm gương phụng sự  Chúa của Ngài….

Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH,
Cha chính Hà Nội, (1912 – 1971).
Tấm gương can trường.


       
Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH*

Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũng quý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên là Dépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu học Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây.

Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở Limoges .
Chiến tranh thế giới xảy ra, cha Vinh phải ở lại Pháp và tiếp tục học tập.
Ngài học Văn Khoa - Triết tại Đại Học Sorbone, học sáng tác và hòa âm tại
Nhạc viện Quốc Gia. Ngài phải vừa học vừa làm. Vóc dáng nhỏ nhắn dễ thương của ngài đã làm cho nhiều người Pháp tưởng lầm ngài là phụ nữ nên cứ chào: “Bonjour Madame!”
Nhưng ẩn trong cái dáng vóc nhỏ bé đó là một tâm hồn rộng lớn, sau đôi mắt sáng là tính cương trực, dưới nụ cười là ý chí sắt son.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu
Biển Đức tại Đan Viện Ste Marie.
Sau 17 năm du học, năm 1947 cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize - Thịnh, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm ngài làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài xin Bề trên lập dòng Biển Đức ở Việt Nam, nhưng không thành.
Cha Vinh, dù tu học ở Pháp nhưng luôn có tinh thần yêu nước, độc lập, không nệ Pháp. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigni. Trong thánh lễ, tướng De Lattre kiêu căng đòi đặt ghế của ông trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Trần Văn Hữu, Thủ tướng Việt Nam xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia, cha Vinh cương quyết không chịu.
Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới, đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ, nhưng Thủ Tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII, phụ trách Anh văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời. Ngài cũng giảng dạy Văn Triết ở trường Chu Văn An.

Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.
Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh, đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, cha Phạm Hân Quynh. Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòng khách Tòa Giám Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học được chuyển tới nhà préau, và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, những tín hữu khô khan trở thành đạo đức nhiệt thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinh viên và giáo sư đại học, nhiều người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh.

Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.
Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức Cha
Khuê cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Một hôm, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng: “Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?” Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời cha dạy nữa.

Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội tìm cha Vinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới viết.
Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và là một nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, chính ngài là người Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội.
Ngài có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, lại được học tập chu đáo nên đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm thánh ca tuyệt vời. Cha Vinh trình bày bản hợp tấu “Ở Dưới Vực Sâu” nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946.
Ngài cộng tác với Hùng Lân sáng tác “Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít.” Sáng tác nhiều nhạc phẩm lớn: “Mở Đường Phúc Thật,” “Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi,” “Ôi GiaVi,” “Lạy Mừng Thánh Tử Đạo.” Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8 , Ca vịnh 16, Ca vịnh 23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thánh Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổ nhạc bài “Bước Tới Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan. Cha Vinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn. Ngài tổ chức và chỉ huy dàn đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn như cuộc Cung Nghinh Thánh Thể từ Hàm Long về Nhà Thờ Lớn Hà Nội.

Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt Nam đạo Công giáo vẫn được tự do hành đạo và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dịp Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công.
Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ cha xứ, hai bên to tiếng.

Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt lên nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn:
“Tự do thế này à!”
Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành. Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn, người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo.
Cha Chính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân” (!).
Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại “Cổng Trời”, nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội.
Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhân
khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế ngài bị kỷ luật, phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, ngài lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi:
“Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy?”
Ngài đáp:
“Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình!”
Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một... Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân, ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là “Bố.”
Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại có tiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.
Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”.
 Vì không khuất phục được ngài, nên bản án từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim, biệt giam và án tử.
Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: “Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!”
Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm tròn trách vụ của
mình. Ngài đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo Hội.
Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.

TGP Hà Nội
BBT (Theo HĐGMVN)


Trần Văn Giang sưu tầm.
 
 
 

Nguồn gốc sự sống con người và liên quan giữa lý trí và niềm tin



và liên quan giữa lý trí và niềm tin


Phần 1 - Nguồn gốc sự sống
Phần 2- Liên quan giữa lý trí và niềm tin

                           ooooo



Phần 1 – Nguồn gốc sự sống



- Đặng Bản: “Sự sống xuất phát từ đâu?” và yêu cầu được trả lời…..
- Hương SG: “Sự sống liên quan đến Thượng Đế hay không? ”…
- Bs Nguyễn Văn Hoàng: sự sống con người nhờ ăn và ị” không cần nói đến Thượng Đế (bài bên dưới).
- Bs Nguyễn Thị Thanh chứng minh về sự hiện hữu của Thượng Đế.


                       ooooo



1- BS Hoàng: “Thượng đế có hay không chúng ta không quả đoán, cũng không phải là đề tài mà chúng ta thảo luận ở đây.”


- Bs Thanh trả lời: BS Hoàng chỉ muốn bàn luận về sự sống con người ngoài Thượng Đế, khác nào nói đến việc trị bệnh mà không muốn nói đến ngành Y Dược. Đó là ý kiến cá nhân, vậy đề nghị Bs Hoàng chỉ nên dùng chữ chúng tôi hay tôi mà thôi. Hương SG nói “Đã nói đến nguồn gốc con người tất nói đến vấn đề thượng đế có hay không?”  

2- BS Hoàng : Song sự giới hạn của khoa học không nhất thiết khiến chúng ta không thể nói lên điều chúng ta hiểu biết.


Bs Thanh : Đã biết sự hạn hẹp của khoa học, thì làm sao dám khẳng định sự hiểu biết của mình về một vấn đề mà khoa học hoàn toàn bất khả…. Nhưng khoa học chỉ có thể đặt giả thuyết. Giả thuyết là mọi hình thức suy luận của lý trí.


3- BS Hoàng : Ở đây, nếu có vị nào đã từng nghiên cứu về sự sống, về sự liên hệ giữa sự sống, não bộ với suy nghĩ, niềm tin và cảm giác thì tiểu đệ xin được lắng nghe, bởi vì đó là đề tài mà tiểu đệ có nhiều hứng thú và cũng đã mất vài năm nghiên cứu, học hỏi và suy gẫm.


Bs Thanh trả lời : Không thể ôm đồm nhiều trong một bài, vì là những đề tài lớn và quan trọng. Hôm nay tôi chỉ xin trả lời ý kiến BS Hoàng về vấn đề “sự sống xuất phát từ đâu”, kỳ sau tôi sẽ trả lời tiếp về đề tài “liên hệ giữa não bộ với suy nghĩ, niềm tin và cảm giác”.


4- BS Hoàng : Bằng nếu quý vị chưa nghiên cứu qua, xin được phép cho tiểu đệ trình bày vài ý mọn. Bài viết này dựa trên ý của thư bên dưới của vi hữu Hương Sg, của vi hữu Đặng Bảo, không phải là một luận án, hay một tiểu luận. 
Sự sống : Cách nay khoảng 8 năm, sau khi suy gẫm và xác định được những điều mình nghĩ là hợp với quan niệm của các giáo sư đương thời, một hôm tiểu đệ có cơ hội ngồi cạnh một vị tu sĩ có 6 bằng cấp khoa học trong một buổi đám giỗ.  Đệ hỏi:  - Thưa ..., em nghe ... nói đến sự sống đời đời sau khi mình chết. Vậy sống là gì thưa... Định nghĩa của sống là sao thưa ... Vị tu sĩ giàu kiến thức lập tức đổi từ vui vẻ sang suy tư. Định nghĩa một chữ càng đơn giản thì càng khó khăn. Hồi lâu ông bảo:
- Sống là có lớn lên. Đệ hỏi: - Vậy thì khi rỉ sét ngày một lớn lên, đám mây ngày một lớn lên, ta có bảo là nó sống không?  Ông lại tiếp tục suy tư, giấy lát sau nói thêm:
- Sống là có sinh đẻ. Đệ hỏi tiếp: - Con la, con của con lừa và con ngựa, vẫn chạy rong rong trên đồng ruộng, kéo xe, ăn cỏ, nhưng bất dục, không có khả năng sinh sản, vậy nó có sống không?  Vị tu sĩ loay hoay một lúc, không trả lời được thêm.  Đệ hỏi thêm: - Vậy sau khi mình chết sự sống (đời đời) sẽ ra sao? Nó lờn vờn như đám mây, hay vô hình vô thể vô sắc mà linh động như làn sóng điện? Vị tu sĩ chỉ còn biết cười trừ. Thì ra là vậy, sự sống ngay trước mắt, tay rờ mắt thấy, mà còn không định nghĩa cho xong, không hiểu thấu, vậy mà đi rao giảng sự sống sau cõi chết thì e là có hơi quá tự tin chăng?


Bs Thanh trả lời : BS Hoàng là một bác sĩ Y khoa, mà bằng lòng ba chữ trả lời qua loa về một đề tài lớn trong buổi ăn giổ hay sao?  Vị tu sĩ suy nghĩ là muốn tìm một câu ngắn gọn ghẽ để trả lời qua loa. Lẻ ra NVH phải hiểu cách trả lời như vậy trong một đám giổ. Chứ sao vội kết luận là người ta không hiểu gì về sự sống hiện tại sờ mó được, mà dám đi rao giảng về sự sống vĩnh cữu đời sau, sau khi chết. Nếu là người đặt câu hỏi nghiêm chỉnh thì phải lấy hẹn mà bàn luận. NVH lại không hiểu ý nghĩa nụ cười của vị tu sĩ!  Đó là nụ cười hiền hòa coi bạn là nông nổi, ấu trỉ, tự cao. Bạn hỏi về một đề tài con người rộng lớn trong một đám giổ ăn uống ồn ào đông đúc với một giọng điệu ranh ma và ẩn ý nhạo báng, hiếu thắng có sẵn, còn ai mà không cười trừ thay cho câu trả lời. Một cái bình đã đầy nước sẵ rồi còn chứa đựng gì thêm được mà trả lời cho uổng lời. Người ta chỉ dốc tâm trả lời cho người có thiện chí tìm hiểu, và biết suy nghĩ và lắng nghe.  Phải chăng đây là một cái bẩy?  
Tôi xin hỏi BS Hoàng, nếu trong một đám giổ, có người hỏi bạn: “Xin bác sĩ cho biết Y khoa là gì?”  BS Hoàng sẽ trả lời như thế nào?  Hay BS có đem toàn bộ sách Y khoa ra dạy không?


5- BS Hoàng : “Dĩ nhiên tiểu đệ biết sự sống trên cõi trần nên được định nghĩa như thế nào, nhưng không cần phải bàn chi tiết ở đây. Sống, định nghĩa theo tính chất, bao gồm 12 tính chất, nhưng điểm chính yếu nhất mà không thể không có là quá trình đồng hóa và dị hóa của một bản thể. Nói đơn giản là ăn và ị. -  Cây cỏ hấp thụ chất khoáng như nitrogen, nước, phân bón, ánh sáng và chuyển hóa nó thành thân, lá, hoa, trái. Nó cũng bài tiết oxygen. Con người, con thỏ ăn rau nhưng có khả năng chuyển hóa nó thành thịt, thành xương, thành máu. Ngay cả xơi bò 7 món, xực tiết canh vịt, đớp lẫu dê, nhưng thịt của mình là thịt người, máu của mình không phải là máu vịt, máu dê. Hai đặc tính mà vị tu sĩ nói cũng nằm trong 12 đặc tính và nó cũng chính yếu, sau quá trình chuyển hóa.”


Bs Thanh trả lời :  Đúng, nhưng điều Bs Hoàng nói đây là cái sống thực vật, vật chất tầm thường, tuy là thiết yếu nhưng không thể gọi là sự sống đầy với nghĩa cao quí của nó. Ai cũng biết có rất nhiều người bị tai nạn, bất tỉnh đem vào bệnh viện cấp cứu. Và người ấy sống đời sống thực vật, có hấp thụ vào có tiết xuất ra ngoài, có thể có thai sinh con vv…. Nhưng không ai coi đó là sự sống thật. Cây cỏ và tất cả các sinh vật nhỏ nhất như sinh thể (plasmids = nhóm phân tử hữa cơ), sinh chuyển thể (éléments transportables ) cực siêu vi (ARN là ADN nhưng không màng bọc), siêu vi (ADN), tế bào đơn độc hay tế bào nằm trong sinh vật đa bào cũng đều sống như vậy thôi.  Không lẻ sự sống con người chỉ có thế thôi. Sao BS Hoàng hiền quá vậy, chẵng có cao vọng gì lớn cho sự sống con người.


Con người còn có tư tưởng lý trí, biết suy luận. Như Pascal nói “Con người là cây sậy biết suy nghĩ.” Vậy trong hai phần sống vật chất và tinh thần thì cái gì là quí trọng hơn.  Bạn Hoàng chỉ thấy phần vật chất ăn và ị, mà ăn và ị cùng 12 điều bạn NVH nêu ra tuy chưa thấy, nhưng tôi nghĩ chắc có dính líu đến phần tinh thần? Quan niệm sống của người TCG, CG,  tuy là cần sự sống vật chất,  nhưng không đặt nó lên hàng đầu.  Bằng cứ là người Kitô-hữu chấp nhận cái chết thân xác dễ dàng để đi tìm sự sống thật của linh hồn, tức là ơn cứu độ cho đời sống sau cái chết. Và khi đã sống cuộc đời theo Lời Chúa càng trọn vẹn thì trong giờ lâm tử người CG vui mừng phấn khởi nhận lãnh cái chết như là một sự sống mới là ân sũng tuyệt vời mà họ đợi chờ. Tội nghiệp cho anh Hoàng và cho tu sĩ mà anh nói chuyện với, vì cả hai không hiểu nhau tí nào. Khi nghe nói đến sự sống, có lẻ vị tu sĩ đã nghĩ đến phần linh hồn nhiều hơn.  


Người CG, TCG khi nói đến sự sống đời nầy hay đời sau cũng đều nói đến ý nghĩa của ơn cứu độ con người, nghĩa là chết mà linh hồn được cứu rỗi lên Thiên Đàng thì là sống. Người CG nói đến cái sống và cái chết của linh hồn trong ý nghĩa như vậy, dù là đối với người còn sống (ăn và ị) hay người đã chết rồi. Vì chết mà được cứu rỗi vẩn là sống. Sau cái chết phần xác mà linh hồn (vẩn sống) nhưng phải sa hỏa ngục thì bị gọi là chết thật (vì bị mất linh hồn).


Vì vậy tôi muốn xác quyết ở đây rằng đối với người Kitô-hữu sự sống là sự cứu rồi, chứ không phải là sự sống thực vật ăn với ị đâu.  Người CG vô học, ngu dốt đến đâu cũng hiểu như vậy, mong rằng anh bạn đồng nghiệp hiểu cho, cám ơn. Vì vậy người Kitô-hữu mới nói “Chúa Giêsu là Sự Sống (đời sống hiện tại) và Sự Sống Lại (sự sống trên Thiên Đàng)”


6- BS Hoàng: “….trở lại câu hỏi của vi hữu Đặng Bảo, "vậy thì sự sống phát xuất từ đâu?"…. Sự sống đầu tiên bắt đầu từ dạng một tế bào (như con vi trùng). Tế bào có khả năng hấp thụ vật chất từ môi trường và chuyển hóa nó thành "của riêng". Tế bào cũng có khả năng sinh sản. Nhưng làm sao mà tế bào lại có thể làm được việc này? Bộ máy chủ yếu để tạo ta quá trình chuyển hóa này là gene, chuỗi di truyền DNA, và khả năng sinh sản của DNA nhờ vào chuỗi phân tử RNA (có cấu trúc hóa học tương tự như DNA). Nhưng vậy thì DNA hay RNA từ đâu mà có. Nghiên cứu cho thấy nếu có đủ những thành tố như carbon, nitrogen, hydrogen, oxygen, trong môi trường của nước, sau một quá trình rất dài, các thành tố này tương tác và tạo nên những phân tử trên. Phản ứng này cần nhiều triệu năm mới tạo thành, vì nó còn khó hơn trúng số độc đắc. Từ sự sống của một tế bào, sinh vật qua nhiều triệu năm trở thành những bản thể đa bào, như rong rêu. Rồi thì từ từ thành cây cỏ. Rồi biến hóa dần thành đông vật không xương sống, mà con vật "tiền sử" nhất là loài đĩa biển, bản thân nó chỉ như một cái ống. Con vật như con đĩa biển này có hệ thần kinh như một mạng lưới phủ đều khắp người. Dần dần, qua những đột biến di truyền, hệ thần kinh được biến thành từng chùm gom lại như các tụ điện. Sau đó nữa thì ráp vào nhau thành tủy sống và trên đỉnh có một khu thần kinh trung ương, như con cá. Một số loài sống dưới nước từ từ đột biến, trở thành loài lưỡng thê, nửa sống dưới nước nửa sống trên bờ như cóc nhái. Rồi thì chuyển sang lồi bò sát như khủng long, và sau cùng trở thành hai loài cao cấp nhất là chim và động vật có vú, trong đó có con người. Những kiến thức này đầy dẫy trong thư viện, trong trường trung học, nếu quý vị nào không đồng ý, xin nghiên cứu sách vở và miễn trách đệ đã dùng khoa học để lập luận.


Bs Thanh trả lời : Trên đây BS Hoàng diễn tả sự cấu tạo các sinh vật theo luật tiến hóa trên trái đất để đưa ra một khái niệm về nguồn gốc con người.  BS Hoàng quên rằng cấu tạonguồn gốc là 2 sự kiện rất khác nhau, đó là chưa nói nguyên liệu cấu tạo mà Bs Hoàng nói đến CHON (carbon, nitrogen, hydrogen, oxygen) ở đâu mà có.  


Cái máy tính điện tử của tôi được cấu tạo ra bởi những cuộn dây điện, những cái đinh vít, lại gồm có những gì gì nữa… - hoàn toàn khác hẳn với vấn đề cái máy ấy ở đâu mà ra, ai làm ra?  Những chất CHON ở đâu mà có. Con người phát xuất ở đâu mà có, bởi số không mà tự động sinh ra, hay có bàn tay ai nhúng vào.
  

Hiện tại chúng ta đang hiện hữu trên quả đất. Trước đây một thời gian anh cũng như tôi không hiện hữu trên quả đất, và sau đây một thời gian chúng ta sẽ không còn hiện hữu trên quả đất.  Sự hiện hữu của chúng ta bao nhiêu lâu, thời gian suy nghĩ của chúng ta bao nhiêu lâu so với thời gian hiện hữu của quả đất, so với vũ trụ vô biên?  


Đối với vũ trụ vô biên thì thời gian tồn tại của mổi con người trên quả đất dầu cho là 100 năm đi nữa thì cũng chỉ như là một thoáng qua. Thoáng qua để làm gì?  Trong khi con người là sinh vật trọng vọng nhất trên quả đất, không lý gì lại chỉ thoáng qua ăn và ị rồi tan biến. 


Lý luận về sự sống và con người cao trọng hay không phải đặt cho chúng ta một dấu hỏi ‘?’: Phải chăng sự hiện diện của con người trên trái đất là một sự diểu cợt của thiên nhiên? như cây cỏ?  Phải chăng sự hiện diện của con người trên trái đất là quan trọng, là Tình yêu, là sự Cứu độ, là để sửa soạn cho một cái gì đó thật cao quí? Ấy đó cũng là do quan niệm về con người của chúng ta thôi. Nếu anh chị cho rằng con người cũng như cây cỏ, như con vật, sống ăn, ị rồi chết, thì quan niệm điểm xuất phát và điểm đi đến có gì quan trọng. Thì cứ tự coi như vậy.


Nhưng người CG, TCG không coi con người là như vậy, sự mặc khải của thượng đế thời tiền TC giáng sinh còn chưa vững vàng. Nhưng sự nhập thế của Chúa Giêsu đã đem đến ơn cứu độ cho loài người. Chúa Giêsu nói hẳn “Ai tin sẽ được cứu rỗi, ai không tin thì không được cứu rỗi”, dễ dàng vậy thôi, con người có tự do tuyệt đối.


Con người quả là một sinh vật kỳ diệu vô cùng, không lẻ chỉ một thoáng qua rồi tan ra con số không.  Sự sống của con người có tư tưởng có lý trí có suy luận không thể phụ con người, sinh ra tốt lành rồi chỉ như một hơi thở thoáng qua rồi đi vào hư vô.  Chính khoa Thần học và Triết lý giúp chứng minh rằng cuộc-sống-trần-gian-chóng-qua có một mục đích tối cao là sửa soạn cho một cuộc sống vinh hiển qua cửa ngỏ cái chết, nếu ta biết xử dụng cuộc sống nầy xứng đáng, đúng mức để nhận lãnh một phần thưởng uy linh sáng láng. Đó là sự sống vĩnh hằng khó mà tưởng tượng cho nổi. 


Hiểu thấu đáo như vậy chúng ta sẽ thấy rằng sự hiện diện thoáng qua của con người trên trái đất có một mục tiêu cao siêu mầu nhiệm vô cùng. Đó là sự suy luận của lý trí con người. Kết quả ý niệm suy luận của trí não con người giúp cho con người cái gì. Tự mình xét thấy có nên tin lý luận của trí não mình không, hoàn toàn phụ thuộc vào tư duy. Trong vấn đề nầy khôn nhờ dại chịu, con người hoàn toàn có tự do trong việc dùng lý trí để suy luận. Bây giờ vấn đề còn lại là mổi một người trong chúng ta cần sửa soạn cho mình để xứng đáng đoạt cái mục tiêu cao siêu mầu nhiệm đó cho sự sống của mình ngay trong cái thời tạm trú ngắn ngủi trên trái đất.


7- BS Hoàng nhắc lời : “Hương Sg đề cập trong đoạn: "Nói đến nguồn gốc của con người, người ta thường đặt ra câu hỏi: "Có hay không có Thượng Đế?" Trong hiện tình khoa học của nhân loại, khoa học gia chưa có khả năng trả lời câu hỏi đó một cách chính xác.  Nếu có chăng, thì họ chỉ dựa vào những dữ kiện có vẽ phù hợp với giả thuyết hoặc lý thuyết. Nhưng mọi giả thuyết và lý thuyết điều debatable!  Do đó, câu trả lời cho câu hỏi "Có Thượng Đế hay không?" nên dành lại cho niềm tin của mỗi người…. ."


Bs Thanh trả lời : Trong hiện tình khoa học, đối với BS NVH thì thật sự chưa có câu trả lời chính xác. Nhưng đối với rất nhiều khoa học gia thế giới từ xưa đến nay với lý trí con người như trên tôi đã nói, thì đã có câu trả lời khẳng định về sự hiện hữu của Thượng Đế.  Khoa học thực nghiệm không trực tiếp trả lời về nguồn gốc con người, nhưng nó vẩn trả lời một cách gián tiếp nếu chúng ta biết nghe lời nói của khoa học. 


Khi đứng trước một bức tranh kỳ công người ta không thể phủ nhận tài năng của tác giả.  Khi giải phẩu những cơ quan trong cơ thể con người, khi thám hiểm cung trăng và vũ trụ huy hoàng, vô biên, các nhà khoa học nhận ra ngay bàn tay hình thành thiên nhiên là Ai.  Tôi xác quyết rằng ngoài khoa học thực nghiệm, các môn khoa học Tâm linh, khoa Thần học, Tâm Linh học, Siêu hình học, Triết lý học chứng minh rất rõ ràng cho con người về hiện hữu của đấng Tạo Hóa.  Rất nhiều thanh niên kinh qua khoa triết lý liền xin theo đạo CG.


8- BS Hoàng : Vi hữu Hương SG dắt người đọc từ nguồn gốc con người sang câu hỏi có thượng đế hay không, và luận rằng tùy vào niềm tin. Thứ nhất, khoa học gia có thể chưa có câu trả lời có thượng đế hay không nhưng chưa hẳn là không có câu trả lời về nguồn gốc phát xuất ra con người.


Bs Thanh trả lời :  BS Hoàng chỉ muốn truy tìm nguồn gốc con người trên cấu trúc hóa học của nó gồm C.H.O.N.. Bác sĩ Hoàng muốn tìm trong tiến hóa vật chất của sinh vật làm nguồn gốc của con người, chính đó mới là lạc đề.  Chữ nguồn gốc con người phát xuất từ đâu không khó hiểu, nên tôi phải xin lỗi BS Hoàng mà nói một các trắng ra rằng tìm nguồn gốc trong cấu trúc là một sự cố tình ngụy luận để chối bỏ Thượng Đế.  Vì cho dầu sinh vật được hình thành như thế nào nữa nó vẩn phải có nguồn gốc.  Vì vậy khi thấy BS Hoàng viết “truy nguyên việc hình thành sự sống và con người, nhưng không nhất thiết phải đá động đến thượng đế” thì tôi cho đó là việc làm hoàn toàn vô vọng và mâu thuẩn với bản chất thông minh của con người. Hình thành thì lấy gì mà hình thành, và ai hình thành. Vậy vậy câu nói trở thành phản khoa học.


Nếu thiếu lý trí để lý luận, để tìm hiểu thì đi truy nguyên làm chi, phải chăng đi truy nguyên để tuyên truyền chối từ Thượng Đế một cách nông nổi, không thuyết phục được ai. Con người được sinh ra không chỉ có con mắt vật chất, nhưng còn có con mắt trí tuệ, con mắt lý trí, con mắt tâm linh, con mắt tình yêu, nhiều con mắt, tệ lắm là bảy thứ tình hỷ, nộ, ái, nhục…..  Vì vậy điều Hương SG nói là chính xác rằng khi đặt câu hỏi “khi tìm nguồn gốc sự sống người ta không thể chối từ đặt câu hỏi có Thượng Đế hay không?”  Hay tôi dám nói một cách chính xác hơn là khi đặt vấn đề nguồn gốc con người, người ta phải chấp nhận là Thượng Đế hiện hữu, có thể chưa biết đó là Ai.


Theo quan niệm của bạn BS Hoàng, nguồn gốc con người là cấu trúc cơ thể với CHON, là ăn với ị.  Cấu trúc thì đúng nhưng nguồn gốc sự sống thì lạc đề.  Có câu chuyện sau xin kể các bạn nghe: Một anh chàng người dân tộc ở Ban Mê Thuột đến chính quyền xã làm giấy tờ. Xã trưởng hỏi” - Tên, - Thưa tôi là tên Bùi Văn X.  Hỏi: Nơi sinh,  - thưa cũng như ông. Hỏi: -Tôi hỏi ông nơi sinh của ông, sao lại nói cũng như tôi. BVX: -Vâng nơi sinh của tôi cũng như ông, tôi không dám nói, sợ ông mắng tôi. Hỏi: -Tôi bảo nơi ông sinh ra, cứ nói đi, sao lại sợ tôi mắng, chứ tôi đâu hỏi ông nơi tôi sinh ra đâu.  BVX: -Vâng thì nơi tôi sinh của tôi cũng giống nơi sinh của ông mà; nghĩa là mẹ tôi sinh tôi nơi ấy đấy….!  Hỏi: - Ối trời ôi, tôi hỏi anh sinh ở tỉnh Ban Mê Thuột hay ở Kum Tum chẵng hạn, chứ tôi đâu có hỏi mẹ anh sinh anh chổ nào trên thân thể bà ấy đâu. 


9- BS Hoàng : Trong phần lý giải về khoa học bên trên, người ta cũng truy nguyên việc hình thành sự sống và con người, nhưng không nhất thiết phải đá động đến thượng đế. Dẫn từ đề tài nguồn gốc con người sang đề tài có thượng đế hay không là lạc đề.


Bs Thanh trả lời : Việc hình thành sự sống con người mà Bs Hoàng từ chối nguyên liệu do đấng X nào cho, bàn tay Y nào hình thành, thì đương nhiên phải dẩn tới đặt câu hỏi đến X nào, Vị Y nào? Đấng X và Y đó chúng ta tạm gọi là Thương Đế thì sao gọi là lạc đề được. Chính Bs Hoàng khi muốn chũa bệnh mà không tìm bác sĩ thì mới lạc, mà đây là lạc đường còn nặng hơn lạc đề.


Nguồn gốc phát xuất sự sống và “hình thành sự sống” hoàn toàn khác nhau thưa BS Hoàng.  Bạn cố tình hiểu lầm cho nó  lạc bậy đi từ cái nguồn gốc và hình thành nên không dám đá động đến Thượng Đế?  Chính bạn Hoàng là lạc đề xa chứ không phải bạn Hương SG.  


Chính bạn BS NVH mới “bẻ qua bẻ lại” cố tình hướng sự việc theo cái nhìn chủ quan sai trái của mình chứ không phải Hương SG: BS Hoàng sai từ  nguồn gốc qua cấu trúc, chứ không phải Hương SG nói với lý trí rất khoa học của mình.


Vả lại BS Hoàng đem điều học hỏi trong Y khoa ra nói chuyện với Hương SG, nhà Kinh tế học như để lòe bịp thì lại là chuyện càng lạc đề và hơn nữa là một mưu đồ phĩnh gạt không lương thiện. 


Như trên kia tôi đã nói so với vũ trụ vô biên, sự sống con người 100 năm trên trái đất chỉ là một thoáng qua.  Khoa Triết lý giúp ta hiểu biết đời người cao quí không thể là một thoáng qua đi trong hủy diệt. Nhưng trái lại khi tự biết mình có lý trí, suy luận, thì chính những thứ nầy đã giúp cho biết ta là cao quí để đi bước thử thách chuẩn bị cho một cuộc sống tiếp theo trong vũ trụ diệu kỳ! 


Vì vậy khám phá về nguồn gốc xuất phát của con người, hình ảnh Thượng Đế hiện ra quang vinh!  Hương SG không hề lạc đề tuy chưa thấy rõ Thượng Đế khi nói rằng “Nói đến nguồn gốc của con người, người ta thường đặt ra câu hỏi: "Có hay không có Thượng Đế?”. Nên “Dẫn từ đề tài nguồn gốc con người sang đề tài có thượng đế hay không…” là đúng chứ không lạc đề.  Hình như BS Hoàng cay đắng mà ganh với Thượng Đế, nên viết đến tên Ngài cũng chẵng thèm cho một chữ hoa.  Tôi thách cho dù bằng vào cách gì BS Hoàng muốn chứng minh gạt bỏ Thượng Đế cũng không xong đâu.


10- BS Hoàng : Cái gì mình biết thì nói, không thì học thêm, không nhất thiết phải bẻ qua bẻ lại để nói theo cái hiểu biết ít ỏi của mình.


Bs Thanh trả lời :   Ý thứ nhất của BS Hoàng thì đúng lắm “Cái gì mình biết thì nói, không thì học thêm,”. Còn “không nhất thiết phải bẻ qua bẻ lại để nói theo cái hiểu biết ít ỏi của mình” là chuyện vu khống cho Hương SG. Vì ở đây chính người “bẻ qua bẻ lại” với mục đích đem cái việc cấu trức hay hình thành mà cho là nguồn gốc xuất phát thì mới là bẻ xiêu vẻo không đúng hướng nặng kí lô hơn là “bẻ qua bẻ lại”.  


Ở đây Hương SG có một ý niệm rõ ràng, chắn chắn khi tự thú nhận: “nói đến nguồn gốc sự sống tức là nói đến vấn đề liên quan đến Thượng đế.”  Mong BS Hoàng thông cảm, vì chính BS Hoàng bẻ qua bẻ lại những câu đi với nhau mà mâu thuẩn nhau.  Tôi không thể nói sai sự thật để thỏa lòng Chủ DĐ Phố Nắng là ân nhân của tôi, chuyển bài cho tôi.  Tôi công bằng trong lý luận của trí tuệ khi phải phản bác chặt chẻ lại lý lẽ sai bậy của BS NVH.


11- BS Hoàng : Thứ nhì, nếu đã đề cập đến "niềm tin" thì người có chút khuynh hướng triết lý cần tìm hiểu xem niềm tin từ đâu mà ra.  Không hiểu điều này thì cũng không khác gì vị tu sĩ giảng về sự sống đời đời mà chẳng biết sự sống là cái gì”.


Bs Thanh trả lời :  Tôi đã chia câu hỏi của BS Hoàng làm 2 phần. Vậy bài sau tôi sẽ trả lời về “liên hệ giữa não bộ với suy nghĩ, niềm tin và cảm giác” đúng như câu hỏi của Bs Hoàng.

Còn tiếp: Mời quý vị đón đọc:

Ts Bs Nguyễn Thị Thanh



samedi 18 décembre 2010

VŨ TRỤ NHIỆM MẦU

2010/8/27 Dr Nguyen Thi Thanh dr.thanh101@gmail.com

VŨ TRỤ NHIỆM MẦU

LỜI NGUYỆN KHI NHÌN MỘT KHÍA CẠNH NHỎ TÍ XÍU CỦA VŨ TRỤ !!!!

Khoa học đã giúp cho loài người và cho riêng con, được nhìn một khía ạnh nhỏ chút xíu, chút tí ti xíu thôi của vũ trụ cực vô biên, cực mỹ miều! Con xin cất lời ca ngợi Đấng Thiên Chúa cực thánh, cực toàn năng, cực chân thiện mỹ.... Con nói những lời như vậy có gì xứng đáng với Thiên Chúa đâu.... 
Không có óc não, lý trí nào suy thấu được, không có lời nào tả xiết...
Vì loài thọ tạo vô cực nhỏ bé thì làm sao hiểu biết được Đấng Tạo Hóa cho đúng mức, cho xứng đáng.... 
Nhưng tình thương của Thiên Chúa hải hà, cho con biết chỉ một tí ti thôi, con đã choáng ngợp!
Con xin tận dụng tất cả những gì thuộc về con để yêu thương và làm sáng danh Thiên Chúa.  Xin Ngài khấn nhậm ý tưởng và hành động của con làm của lễ hèn mọn dâng lên Ngài...
Ôi! Vậy mà con vẩn dám nói rằng, biết bao mầu nhiệm vô biên mà Ngài cho con được hiểu biết, cho con tận hưởng ... 
Xin Ngài cho con ngày càng thêm ơn thánh sủng để con hiểu biết thêm mãi mãi về Ngài, tin yêu Ngài....
Ôi lạy Thiên Chúa toàn năng ! Lạy Đấng Chí Tôn ! Lạy Chúa Giêsu Cứu Thế…. ! 
Con không gì cả trong vũ trụ vô biên, vậy mà sao con hạnh phúc được gọi Đấng Tạo Hóa là Cha....!
Con được Chúa toàn năng của vủ trụ vô biên yêu thương con biết bao...! 
Con bơi lội trong tình yêu thương của Ngài. 
Con cũng yêu thương Ngài biết bao, hết sức con, hết tâm hồn con, hết cuộc đời con…. ! 
Con xin dâng lên Ngài hết thân xác, hết linh hồn con, hết tình yêu của con....
Con biết con phải yêu thương Ngài thật nhiều vì lợi ích cho cuộc sống vĩnh cữu hạnh phúc đời đời mà Ngài sẽ ban cho con sau khi con bước qua ngưỡng cửa cái chết.
Ôi lạy Chúa Giêsu!  Con chờ đợi cái ngày ấy, xin Chúa Giêsu Cứu Thế hãy đến đón tiếp con.
...
Ước gì mọi người trên thế gian nầy biết yêu mến Thượng Đế, và tin vào Người để được Người yêu thương, và sẽ được hưởng phước đời đời với Người nơi Cực Thánh.
...
Ôi! lạy Chúa Giêsu, con là kẻ có tội, xin Người hãy tha hết tội lỗi, và cho con tiến lê mãi trên con đường thánh thiện.  
Con xin dâng tất cả mọi đau khổ của cuộc đời, những mất mát vật chất khiến mổi lần nghĩ đến thì con đau xót, tiếc nuối; con xin dâng tất cả oan khiên của cuộc đời mà con phải chịu, con xin dâng những ước vọng mà con muốn làm mà chưa thành tựu, con xin dâng những điều người ta mạ lỵ, vu khống, xúc phạm con, làm cho con đau khổ dưới trần gian nầy, để đền bù tội lỗi con, tội lỗi của những người thân yêu của con đã chết và còn sống, và đền bù phạt tạ những xúc phạm của loài người đến Thiên Chúa, đến trái tim yêu thương của Thiên Chúa bị loài người phản bội.....


Canada ngày 27/8/2010
Thanh
 
Trái Đất của chúng ta nằm trong hệ mặt trời thuộc một thiên hà có tên là Ngân Hà, Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở phía ngoài rìa của thiên hà, tức là chúng ta ở rất xa tâm thiên hà của mình. So về kích thước, Trái Đất của chúng ta chỉ là một hạt bụi trong dải Ngân Hà, và dải Ngân Hà của chúng ta thì chỉ là một hạt bụi so với nhiều thiên hà và siêu thiên hà khác, để diễn tả rõ hơn kích thước của Trái Đất mời bạn xem loạt hình sau đây.

Các bạn có thể thấy được qua loạt hình phía sau, chúng ta không là cái gì cả trong vũ trụ này, kiến thức của chúng ta về bầu trời, về vũ trụ có thể xem là con số không, một con số không khổng lồ đúng nghĩa.

Vậy thì bạn của tôi ơi, nếu bạn vẫn cho rằng con người là giống văn minh có lý trí để có thể hiểu biết hết và nhất là có thể hiểu được vũ trụ, và tự đặt cho mình những lý thuyết về niềm tin, về sự sống trên Trái Đất và về sự sống có hay không sau cái chết là duy nhất trong vũ trụ, không thể có nơi nào khác như người thuộc Thiên Chúa Giáo tin có chốn Thiên Đàng, có Hỏa ngục….. thì xin bạn hãy suy nghĩ lại rồi đó!

Xin bạn hãy bấm vào hàng chữ đỏ dưới đây:

Trái Đất của chúng ta bé nhỏ như thế nào trong vũ trụ

 

 

jeudi 16 décembre 2010

ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC






















ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC



Kính thưa đồng bào thân yêu quốc nội và hải ngoại,



Trước tình trạng thiết yếu sinh tử của Tổ quốc nòi giống, Diễn Đàn-Xây Dựng Xã Hội (DĐ-XDXH) hân hạnh ra mắt quý vị :


DĐ-XDXH chủ trương đoàn kết dân tộc trong hài hòa, cởi mở, thanh thoáng, khoáng đạt, chân tình, thành tâm, thật thà, công bằng, đức độ, tôn trọng lẫn nhau; đoàn kết giữa cá nhân và cá nhân, gia đình và gia đình, phe nhóm và phe nhóm, tập thể và tập thể, đảng phái và đảng phái, và đại đoàn kết giữa CD-NVQGHN và nhà cầm quyền CSVN, với mục đích tối hậu là cùng nhau tay trong tay xây dựng một xã hội VN lành mạnh, thoát khỏi tình trạng băng hoại xã hội do CSVN gây nên -  Mưu cầu no ấm hạnh phúc cho toàn dân -  Xây dựng một quốc gia tiên tiến, tự do dân chủ, văn minh, thịnh vượng -  Và đặc biệt là với mọi giá là để kiến tạo một sức liên minh dân tộc mạnh mẽ, vững bền, hầu bảo toàn lãnh thổ lãnh hải của Tổ quốc vĩnh viễn, cũng như bảo toàn nền độc lập tự do đất nước  -  Khuyến khích, bắt buộc nhà cầm quyển CSVN xua đuổi kẻ thù bắc phương đang dùng thủ đoạn ‘trường chiến’ thôn tính giang sơn VN như vết dầu lan, tựa tằm ăn lên  -  Đề nghị ĐCSVN thi hành một sách lược trị quốc an dân chánh đạo, nhân bản, có tự do dân chủ mới mong thế giới giúp VN dành lại lãnh thổ lãnh hải và phát triển quốc gia độc lập hùng cường.


Kính thưa quý vị, những điều chúng tôi kính trình trên đây xem ra thật là hoang tưởng trước hiện tình CD-NVQGHN cũng như trước hiện tình đất nước dưới sự cầm quyền của ĐCSVN hiện tại nếu như chúng ta không hiểu rõ ý nghĩa ‘Đoàn Kết Dân Tộc’ là gì ?  Và cái giá kinh khủng phải trả nếu không có đoàn kết, là như thế nào ?!


Quý vị vẫn hiểu rằng Đoàn kết có nghĩa là cởi bỏ mọi tị hiềm riêng tư, cởi bỏ mọi xét đoán cá nhân, phe phái, tiêu diệt những hành vi, phương sách sai trái, tha thứ những lỗi lầm cho nhau, nhịn nhục xin lỗi nhau những điều cần thiết.  Nhất định cần tha thứ, nhịn nhục lẫn nhau, cần cùng nhau thông cảm, cùng rộng lượng cho nhau, cần cùng mổ xẽ sự chân thật cho nhau….


Lúc nhịn nhau, lúc tha cho nhau những lời nói, ý kiến, chính kiến khác nhau, đường lối, hành động sai lầm, tội ác…. tức là chúng ta đã biết đem trái tim thi hành chánh đạo, vương đạo, tức là chúng ta biết bày tỏ lòng từ bi hỉ xã của Đức Phật Thích Ca, chúng ta biết thi hành đức bác ái của Chúa Giêsu.  Vì chưng nhịn tức là phải khiêm tốn chấp nhận nhục nhả, tha tức hiên ngang chấp nhận đặt người lên trên ta, tự nhận mình là kẻ thứ yếu; nếu không tại sao Tổ tiên đã dạy cho chúng ta phải biết NHỊN NHỤC và  THA THỨ.  Với nhịn nhục, tha thứ thì từ con người, mình với mình, con người với gia đình, con người với cộng đồng, với xã hội, với đồng bào, kể cả đồng bào kẻ thù mới thật tình có hài hòa. 


Có quan niệm và triệt để thi hành như vậy, nhất định chúng ta mới mong đạt được sự ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, đất nước Việt Nam mới mong đươc tồn vinh, dân tộc chúng ta mới mong tránh họa diệt chủng.      


Biết bao ngàn năm Tổ Tiên chúng ta đã phải trãi dài xương máu gìn giữ đất nước, mở mang bờ cõi, phát triển đời sống, giáo dục con người gia đình xã hội… để lại cho chúng ta một nền văn hóa siêu việt, một giang sơn gấm vóc bên bờ Thái Bình Dương….  Nhưng than ôi, ngày nay nước ta, bên ngoài thì xâm lăng phương bắc hầu như đã chiếm 2/3 đất QGHN chúng ta, nhà cầm quyền nước nhà chúng ta vẩn còn chìm đắm trong đêm tối dại khờ với hận thù và tội lỗi !!!


Mong sao với tới sự đoàn kết liên minh tương trợ, với diễn đàn, với đối thoại, với tranh luận cởi mở, ấm cúng, thân thiện, hài hòa… đón chờ mọi hùng tâm thiện chí, đón chờ mọi tư tưởng, sáng tạo, tài ba, ý kiến xây dựng… của mọi người Việt thông minh, đức độ, quả cảm, anh hùng bất phân mọi khác biệt… khắp nơi trên thế giới, từ quốc nội ra đến khắp hải ngoại, từ hải ngoại vào đến mọi vùng xa xuôi đất nước.


Kính thưa quý vị, nước Việt Nam chúng ta có một quá khứ văn minh vật chất và tinh thần siêu việt và oai hùng từ thời thượng cổ tiền sử với trên 4000 năn văn hiến và ngay suốt trên 2000 năm lịch sử, trãi qua vô vàn gian lao vất vả khổ hạnh để chiến thắng biết là bao nhiêu cuộc xâm lăng của giặc Tàu, giặc Tây, Nhật, Hoa Kỳ… nước chúng ta còn được mệnh danh “Minh Châu Trời Đông”!  Những cuộc ngoại xâm, chiến tranh cực kỳ dai dẵng, những cuộc nội chiến “nồi da xáo thịt” và nhất là thời hậu chiến quỉ quyệt suốt 35 năm qua hầu như đã làm cho tâm hồn con người VN nội ngoại nhiều ít tha hóa.  Tuy nước nhà được độc lập thống nhất Bắc Nam, nhưng CSVN với chế độ Mác-Lê vong bản đã bần cùng hóa dân tộc VN, đã đưa xã hội VN đến một mức băng hoại tận cùng, và đã đưa Tổ quốc VN đến tận cùng ô nhục với quốc nạn Tàu cướp nước.


Cũng như quý vị đã thấy và biết, Xã hội VN chúng ta hầu như bị băng hoại hoàn toàn, băng hoại từ trên xuống dưới, băng hoại từ trong ra ngoài.  Ngay ở hải ngoại ảnh hưởng của băng hoại quốc nội, của xâm lăng Tàu cũng đã ảnh hưởng năng nề đến băng hoại dân tộc giữa CĐ-NVQGHN .…


Với tinh thần tổ quốc dân tộc, tinh thần yêu chuộng hòa bình, tư do, dân chủ, văn minh tiến bộ, NVQGHN yêu nước rải rác khắp thế giới, chúng ta có thể làm gì để cứu VN thoát khỏi băng hoại, thoát khỏi bị nạn-xâm-lăng-tự-hiến của ĐCSVN ?


Chúng ta chỉ còn cách lợi dụng quyền làm người biết tự chế, biết đoàn kết dân tộc, nhiên hậu chúng ta mới biết lợi dụng nền văn minh truyền thống thế giới để đến với nhau từ năm châu trong tình đồng bào ruột thịt.  Cùng nhau đoàn kết, cùng nhau nghiên cứu một sách lược thích đáng hiệu quá, nhanh chóng để góp phần cứu xã hội thoát khỏi họa băng hoại, cứu quốc gia thoát khỏi họa xâm lăng, cứu dân tộc thoát khỏi lầm than, thoát họa diệt chủng.


Kính thưa quý vị, chúng tôi giang tay trân trọng kính mời, chờ đón hết mọi thiện chí, chờ đón các bậc thức giả, các bậc đầy lòng yêu nước, đầy lòng dũng cảm.  Hãy đến với DĐ-XDXH, hãy nêu cao chính nghĩa quốc gia dân tộc trên ngọn cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ngay giữa lòng CĐ-NVHN rồi tất sẽ có ngày giữa lòng dân tộc….


Sự hiện diện của quý vị vô cùng quan trọng và quí báu với nỗi niềm hy vọng cứu dân cứu nước của chúng ta.  Quý vị là những tấm lòng ưu ái, là những khách quý, bạn quí, là những diễn đàn gia chất lượng, là những tài ba xuất chúng của quê hương đất nước.  Quý vị là những nam nữ anh hùng sẽ làm nên công cuộc cứu nước thoát khỏi xã hội băng hoại, tổ quốc khỏi bị xâm lăng, giồng nòi khỏi bị tiêu diệt.


Với tất cả tấm lòng trân trọng và thành kính chào đón Quý vị,



    Thay mặt
  DĐ-XDXH


Ts. Bs. Nguyễn Thị Thanh
Canada ngày 16 tháng 12/2010