dimanche 19 décembre 2010

Nguồn gốc sự sống con người và liên quan giữa lý trí và niềm tin



và liên quan giữa lý trí và niềm tin


Phần 1 - Nguồn gốc sự sống
Phần 2- Liên quan giữa lý trí và niềm tin

                           ooooo



Phần 1 – Nguồn gốc sự sống



- Đặng Bản: “Sự sống xuất phát từ đâu?” và yêu cầu được trả lời…..
- Hương SG: “Sự sống liên quan đến Thượng Đế hay không? ”…
- Bs Nguyễn Văn Hoàng: sự sống con người nhờ ăn và ị” không cần nói đến Thượng Đế (bài bên dưới).
- Bs Nguyễn Thị Thanh chứng minh về sự hiện hữu của Thượng Đế.


                       ooooo



1- BS Hoàng: “Thượng đế có hay không chúng ta không quả đoán, cũng không phải là đề tài mà chúng ta thảo luận ở đây.”


- Bs Thanh trả lời: BS Hoàng chỉ muốn bàn luận về sự sống con người ngoài Thượng Đế, khác nào nói đến việc trị bệnh mà không muốn nói đến ngành Y Dược. Đó là ý kiến cá nhân, vậy đề nghị Bs Hoàng chỉ nên dùng chữ chúng tôi hay tôi mà thôi. Hương SG nói “Đã nói đến nguồn gốc con người tất nói đến vấn đề thượng đế có hay không?”  

2- BS Hoàng : Song sự giới hạn của khoa học không nhất thiết khiến chúng ta không thể nói lên điều chúng ta hiểu biết.


Bs Thanh : Đã biết sự hạn hẹp của khoa học, thì làm sao dám khẳng định sự hiểu biết của mình về một vấn đề mà khoa học hoàn toàn bất khả…. Nhưng khoa học chỉ có thể đặt giả thuyết. Giả thuyết là mọi hình thức suy luận của lý trí.


3- BS Hoàng : Ở đây, nếu có vị nào đã từng nghiên cứu về sự sống, về sự liên hệ giữa sự sống, não bộ với suy nghĩ, niềm tin và cảm giác thì tiểu đệ xin được lắng nghe, bởi vì đó là đề tài mà tiểu đệ có nhiều hứng thú và cũng đã mất vài năm nghiên cứu, học hỏi và suy gẫm.


Bs Thanh trả lời : Không thể ôm đồm nhiều trong một bài, vì là những đề tài lớn và quan trọng. Hôm nay tôi chỉ xin trả lời ý kiến BS Hoàng về vấn đề “sự sống xuất phát từ đâu”, kỳ sau tôi sẽ trả lời tiếp về đề tài “liên hệ giữa não bộ với suy nghĩ, niềm tin và cảm giác”.


4- BS Hoàng : Bằng nếu quý vị chưa nghiên cứu qua, xin được phép cho tiểu đệ trình bày vài ý mọn. Bài viết này dựa trên ý của thư bên dưới của vi hữu Hương Sg, của vi hữu Đặng Bảo, không phải là một luận án, hay một tiểu luận. 
Sự sống : Cách nay khoảng 8 năm, sau khi suy gẫm và xác định được những điều mình nghĩ là hợp với quan niệm của các giáo sư đương thời, một hôm tiểu đệ có cơ hội ngồi cạnh một vị tu sĩ có 6 bằng cấp khoa học trong một buổi đám giỗ.  Đệ hỏi:  - Thưa ..., em nghe ... nói đến sự sống đời đời sau khi mình chết. Vậy sống là gì thưa... Định nghĩa của sống là sao thưa ... Vị tu sĩ giàu kiến thức lập tức đổi từ vui vẻ sang suy tư. Định nghĩa một chữ càng đơn giản thì càng khó khăn. Hồi lâu ông bảo:
- Sống là có lớn lên. Đệ hỏi: - Vậy thì khi rỉ sét ngày một lớn lên, đám mây ngày một lớn lên, ta có bảo là nó sống không?  Ông lại tiếp tục suy tư, giấy lát sau nói thêm:
- Sống là có sinh đẻ. Đệ hỏi tiếp: - Con la, con của con lừa và con ngựa, vẫn chạy rong rong trên đồng ruộng, kéo xe, ăn cỏ, nhưng bất dục, không có khả năng sinh sản, vậy nó có sống không?  Vị tu sĩ loay hoay một lúc, không trả lời được thêm.  Đệ hỏi thêm: - Vậy sau khi mình chết sự sống (đời đời) sẽ ra sao? Nó lờn vờn như đám mây, hay vô hình vô thể vô sắc mà linh động như làn sóng điện? Vị tu sĩ chỉ còn biết cười trừ. Thì ra là vậy, sự sống ngay trước mắt, tay rờ mắt thấy, mà còn không định nghĩa cho xong, không hiểu thấu, vậy mà đi rao giảng sự sống sau cõi chết thì e là có hơi quá tự tin chăng?


Bs Thanh trả lời : BS Hoàng là một bác sĩ Y khoa, mà bằng lòng ba chữ trả lời qua loa về một đề tài lớn trong buổi ăn giổ hay sao?  Vị tu sĩ suy nghĩ là muốn tìm một câu ngắn gọn ghẽ để trả lời qua loa. Lẻ ra NVH phải hiểu cách trả lời như vậy trong một đám giổ. Chứ sao vội kết luận là người ta không hiểu gì về sự sống hiện tại sờ mó được, mà dám đi rao giảng về sự sống vĩnh cữu đời sau, sau khi chết. Nếu là người đặt câu hỏi nghiêm chỉnh thì phải lấy hẹn mà bàn luận. NVH lại không hiểu ý nghĩa nụ cười của vị tu sĩ!  Đó là nụ cười hiền hòa coi bạn là nông nổi, ấu trỉ, tự cao. Bạn hỏi về một đề tài con người rộng lớn trong một đám giổ ăn uống ồn ào đông đúc với một giọng điệu ranh ma và ẩn ý nhạo báng, hiếu thắng có sẵn, còn ai mà không cười trừ thay cho câu trả lời. Một cái bình đã đầy nước sẵ rồi còn chứa đựng gì thêm được mà trả lời cho uổng lời. Người ta chỉ dốc tâm trả lời cho người có thiện chí tìm hiểu, và biết suy nghĩ và lắng nghe.  Phải chăng đây là một cái bẩy?  
Tôi xin hỏi BS Hoàng, nếu trong một đám giổ, có người hỏi bạn: “Xin bác sĩ cho biết Y khoa là gì?”  BS Hoàng sẽ trả lời như thế nào?  Hay BS có đem toàn bộ sách Y khoa ra dạy không?


5- BS Hoàng : “Dĩ nhiên tiểu đệ biết sự sống trên cõi trần nên được định nghĩa như thế nào, nhưng không cần phải bàn chi tiết ở đây. Sống, định nghĩa theo tính chất, bao gồm 12 tính chất, nhưng điểm chính yếu nhất mà không thể không có là quá trình đồng hóa và dị hóa của một bản thể. Nói đơn giản là ăn và ị. -  Cây cỏ hấp thụ chất khoáng như nitrogen, nước, phân bón, ánh sáng và chuyển hóa nó thành thân, lá, hoa, trái. Nó cũng bài tiết oxygen. Con người, con thỏ ăn rau nhưng có khả năng chuyển hóa nó thành thịt, thành xương, thành máu. Ngay cả xơi bò 7 món, xực tiết canh vịt, đớp lẫu dê, nhưng thịt của mình là thịt người, máu của mình không phải là máu vịt, máu dê. Hai đặc tính mà vị tu sĩ nói cũng nằm trong 12 đặc tính và nó cũng chính yếu, sau quá trình chuyển hóa.”


Bs Thanh trả lời :  Đúng, nhưng điều Bs Hoàng nói đây là cái sống thực vật, vật chất tầm thường, tuy là thiết yếu nhưng không thể gọi là sự sống đầy với nghĩa cao quí của nó. Ai cũng biết có rất nhiều người bị tai nạn, bất tỉnh đem vào bệnh viện cấp cứu. Và người ấy sống đời sống thực vật, có hấp thụ vào có tiết xuất ra ngoài, có thể có thai sinh con vv…. Nhưng không ai coi đó là sự sống thật. Cây cỏ và tất cả các sinh vật nhỏ nhất như sinh thể (plasmids = nhóm phân tử hữa cơ), sinh chuyển thể (éléments transportables ) cực siêu vi (ARN là ADN nhưng không màng bọc), siêu vi (ADN), tế bào đơn độc hay tế bào nằm trong sinh vật đa bào cũng đều sống như vậy thôi.  Không lẻ sự sống con người chỉ có thế thôi. Sao BS Hoàng hiền quá vậy, chẵng có cao vọng gì lớn cho sự sống con người.


Con người còn có tư tưởng lý trí, biết suy luận. Như Pascal nói “Con người là cây sậy biết suy nghĩ.” Vậy trong hai phần sống vật chất và tinh thần thì cái gì là quí trọng hơn.  Bạn Hoàng chỉ thấy phần vật chất ăn và ị, mà ăn và ị cùng 12 điều bạn NVH nêu ra tuy chưa thấy, nhưng tôi nghĩ chắc có dính líu đến phần tinh thần? Quan niệm sống của người TCG, CG,  tuy là cần sự sống vật chất,  nhưng không đặt nó lên hàng đầu.  Bằng cứ là người Kitô-hữu chấp nhận cái chết thân xác dễ dàng để đi tìm sự sống thật của linh hồn, tức là ơn cứu độ cho đời sống sau cái chết. Và khi đã sống cuộc đời theo Lời Chúa càng trọn vẹn thì trong giờ lâm tử người CG vui mừng phấn khởi nhận lãnh cái chết như là một sự sống mới là ân sũng tuyệt vời mà họ đợi chờ. Tội nghiệp cho anh Hoàng và cho tu sĩ mà anh nói chuyện với, vì cả hai không hiểu nhau tí nào. Khi nghe nói đến sự sống, có lẻ vị tu sĩ đã nghĩ đến phần linh hồn nhiều hơn.  


Người CG, TCG khi nói đến sự sống đời nầy hay đời sau cũng đều nói đến ý nghĩa của ơn cứu độ con người, nghĩa là chết mà linh hồn được cứu rỗi lên Thiên Đàng thì là sống. Người CG nói đến cái sống và cái chết của linh hồn trong ý nghĩa như vậy, dù là đối với người còn sống (ăn và ị) hay người đã chết rồi. Vì chết mà được cứu rỗi vẩn là sống. Sau cái chết phần xác mà linh hồn (vẩn sống) nhưng phải sa hỏa ngục thì bị gọi là chết thật (vì bị mất linh hồn).


Vì vậy tôi muốn xác quyết ở đây rằng đối với người Kitô-hữu sự sống là sự cứu rồi, chứ không phải là sự sống thực vật ăn với ị đâu.  Người CG vô học, ngu dốt đến đâu cũng hiểu như vậy, mong rằng anh bạn đồng nghiệp hiểu cho, cám ơn. Vì vậy người Kitô-hữu mới nói “Chúa Giêsu là Sự Sống (đời sống hiện tại) và Sự Sống Lại (sự sống trên Thiên Đàng)”


6- BS Hoàng: “….trở lại câu hỏi của vi hữu Đặng Bảo, "vậy thì sự sống phát xuất từ đâu?"…. Sự sống đầu tiên bắt đầu từ dạng một tế bào (như con vi trùng). Tế bào có khả năng hấp thụ vật chất từ môi trường và chuyển hóa nó thành "của riêng". Tế bào cũng có khả năng sinh sản. Nhưng làm sao mà tế bào lại có thể làm được việc này? Bộ máy chủ yếu để tạo ta quá trình chuyển hóa này là gene, chuỗi di truyền DNA, và khả năng sinh sản của DNA nhờ vào chuỗi phân tử RNA (có cấu trúc hóa học tương tự như DNA). Nhưng vậy thì DNA hay RNA từ đâu mà có. Nghiên cứu cho thấy nếu có đủ những thành tố như carbon, nitrogen, hydrogen, oxygen, trong môi trường của nước, sau một quá trình rất dài, các thành tố này tương tác và tạo nên những phân tử trên. Phản ứng này cần nhiều triệu năm mới tạo thành, vì nó còn khó hơn trúng số độc đắc. Từ sự sống của một tế bào, sinh vật qua nhiều triệu năm trở thành những bản thể đa bào, như rong rêu. Rồi thì từ từ thành cây cỏ. Rồi biến hóa dần thành đông vật không xương sống, mà con vật "tiền sử" nhất là loài đĩa biển, bản thân nó chỉ như một cái ống. Con vật như con đĩa biển này có hệ thần kinh như một mạng lưới phủ đều khắp người. Dần dần, qua những đột biến di truyền, hệ thần kinh được biến thành từng chùm gom lại như các tụ điện. Sau đó nữa thì ráp vào nhau thành tủy sống và trên đỉnh có một khu thần kinh trung ương, như con cá. Một số loài sống dưới nước từ từ đột biến, trở thành loài lưỡng thê, nửa sống dưới nước nửa sống trên bờ như cóc nhái. Rồi thì chuyển sang lồi bò sát như khủng long, và sau cùng trở thành hai loài cao cấp nhất là chim và động vật có vú, trong đó có con người. Những kiến thức này đầy dẫy trong thư viện, trong trường trung học, nếu quý vị nào không đồng ý, xin nghiên cứu sách vở và miễn trách đệ đã dùng khoa học để lập luận.


Bs Thanh trả lời : Trên đây BS Hoàng diễn tả sự cấu tạo các sinh vật theo luật tiến hóa trên trái đất để đưa ra một khái niệm về nguồn gốc con người.  BS Hoàng quên rằng cấu tạonguồn gốc là 2 sự kiện rất khác nhau, đó là chưa nói nguyên liệu cấu tạo mà Bs Hoàng nói đến CHON (carbon, nitrogen, hydrogen, oxygen) ở đâu mà có.  


Cái máy tính điện tử của tôi được cấu tạo ra bởi những cuộn dây điện, những cái đinh vít, lại gồm có những gì gì nữa… - hoàn toàn khác hẳn với vấn đề cái máy ấy ở đâu mà ra, ai làm ra?  Những chất CHON ở đâu mà có. Con người phát xuất ở đâu mà có, bởi số không mà tự động sinh ra, hay có bàn tay ai nhúng vào.
  

Hiện tại chúng ta đang hiện hữu trên quả đất. Trước đây một thời gian anh cũng như tôi không hiện hữu trên quả đất, và sau đây một thời gian chúng ta sẽ không còn hiện hữu trên quả đất.  Sự hiện hữu của chúng ta bao nhiêu lâu, thời gian suy nghĩ của chúng ta bao nhiêu lâu so với thời gian hiện hữu của quả đất, so với vũ trụ vô biên?  


Đối với vũ trụ vô biên thì thời gian tồn tại của mổi con người trên quả đất dầu cho là 100 năm đi nữa thì cũng chỉ như là một thoáng qua. Thoáng qua để làm gì?  Trong khi con người là sinh vật trọng vọng nhất trên quả đất, không lý gì lại chỉ thoáng qua ăn và ị rồi tan biến. 


Lý luận về sự sống và con người cao trọng hay không phải đặt cho chúng ta một dấu hỏi ‘?’: Phải chăng sự hiện diện của con người trên trái đất là một sự diểu cợt của thiên nhiên? như cây cỏ?  Phải chăng sự hiện diện của con người trên trái đất là quan trọng, là Tình yêu, là sự Cứu độ, là để sửa soạn cho một cái gì đó thật cao quí? Ấy đó cũng là do quan niệm về con người của chúng ta thôi. Nếu anh chị cho rằng con người cũng như cây cỏ, như con vật, sống ăn, ị rồi chết, thì quan niệm điểm xuất phát và điểm đi đến có gì quan trọng. Thì cứ tự coi như vậy.


Nhưng người CG, TCG không coi con người là như vậy, sự mặc khải của thượng đế thời tiền TC giáng sinh còn chưa vững vàng. Nhưng sự nhập thế của Chúa Giêsu đã đem đến ơn cứu độ cho loài người. Chúa Giêsu nói hẳn “Ai tin sẽ được cứu rỗi, ai không tin thì không được cứu rỗi”, dễ dàng vậy thôi, con người có tự do tuyệt đối.


Con người quả là một sinh vật kỳ diệu vô cùng, không lẻ chỉ một thoáng qua rồi tan ra con số không.  Sự sống của con người có tư tưởng có lý trí có suy luận không thể phụ con người, sinh ra tốt lành rồi chỉ như một hơi thở thoáng qua rồi đi vào hư vô.  Chính khoa Thần học và Triết lý giúp chứng minh rằng cuộc-sống-trần-gian-chóng-qua có một mục đích tối cao là sửa soạn cho một cuộc sống vinh hiển qua cửa ngỏ cái chết, nếu ta biết xử dụng cuộc sống nầy xứng đáng, đúng mức để nhận lãnh một phần thưởng uy linh sáng láng. Đó là sự sống vĩnh hằng khó mà tưởng tượng cho nổi. 


Hiểu thấu đáo như vậy chúng ta sẽ thấy rằng sự hiện diện thoáng qua của con người trên trái đất có một mục tiêu cao siêu mầu nhiệm vô cùng. Đó là sự suy luận của lý trí con người. Kết quả ý niệm suy luận của trí não con người giúp cho con người cái gì. Tự mình xét thấy có nên tin lý luận của trí não mình không, hoàn toàn phụ thuộc vào tư duy. Trong vấn đề nầy khôn nhờ dại chịu, con người hoàn toàn có tự do trong việc dùng lý trí để suy luận. Bây giờ vấn đề còn lại là mổi một người trong chúng ta cần sửa soạn cho mình để xứng đáng đoạt cái mục tiêu cao siêu mầu nhiệm đó cho sự sống của mình ngay trong cái thời tạm trú ngắn ngủi trên trái đất.


7- BS Hoàng nhắc lời : “Hương Sg đề cập trong đoạn: "Nói đến nguồn gốc của con người, người ta thường đặt ra câu hỏi: "Có hay không có Thượng Đế?" Trong hiện tình khoa học của nhân loại, khoa học gia chưa có khả năng trả lời câu hỏi đó một cách chính xác.  Nếu có chăng, thì họ chỉ dựa vào những dữ kiện có vẽ phù hợp với giả thuyết hoặc lý thuyết. Nhưng mọi giả thuyết và lý thuyết điều debatable!  Do đó, câu trả lời cho câu hỏi "Có Thượng Đế hay không?" nên dành lại cho niềm tin của mỗi người…. ."


Bs Thanh trả lời : Trong hiện tình khoa học, đối với BS NVH thì thật sự chưa có câu trả lời chính xác. Nhưng đối với rất nhiều khoa học gia thế giới từ xưa đến nay với lý trí con người như trên tôi đã nói, thì đã có câu trả lời khẳng định về sự hiện hữu của Thượng Đế.  Khoa học thực nghiệm không trực tiếp trả lời về nguồn gốc con người, nhưng nó vẩn trả lời một cách gián tiếp nếu chúng ta biết nghe lời nói của khoa học. 


Khi đứng trước một bức tranh kỳ công người ta không thể phủ nhận tài năng của tác giả.  Khi giải phẩu những cơ quan trong cơ thể con người, khi thám hiểm cung trăng và vũ trụ huy hoàng, vô biên, các nhà khoa học nhận ra ngay bàn tay hình thành thiên nhiên là Ai.  Tôi xác quyết rằng ngoài khoa học thực nghiệm, các môn khoa học Tâm linh, khoa Thần học, Tâm Linh học, Siêu hình học, Triết lý học chứng minh rất rõ ràng cho con người về hiện hữu của đấng Tạo Hóa.  Rất nhiều thanh niên kinh qua khoa triết lý liền xin theo đạo CG.


8- BS Hoàng : Vi hữu Hương SG dắt người đọc từ nguồn gốc con người sang câu hỏi có thượng đế hay không, và luận rằng tùy vào niềm tin. Thứ nhất, khoa học gia có thể chưa có câu trả lời có thượng đế hay không nhưng chưa hẳn là không có câu trả lời về nguồn gốc phát xuất ra con người.


Bs Thanh trả lời :  BS Hoàng chỉ muốn truy tìm nguồn gốc con người trên cấu trúc hóa học của nó gồm C.H.O.N.. Bác sĩ Hoàng muốn tìm trong tiến hóa vật chất của sinh vật làm nguồn gốc của con người, chính đó mới là lạc đề.  Chữ nguồn gốc con người phát xuất từ đâu không khó hiểu, nên tôi phải xin lỗi BS Hoàng mà nói một các trắng ra rằng tìm nguồn gốc trong cấu trúc là một sự cố tình ngụy luận để chối bỏ Thượng Đế.  Vì cho dầu sinh vật được hình thành như thế nào nữa nó vẩn phải có nguồn gốc.  Vì vậy khi thấy BS Hoàng viết “truy nguyên việc hình thành sự sống và con người, nhưng không nhất thiết phải đá động đến thượng đế” thì tôi cho đó là việc làm hoàn toàn vô vọng và mâu thuẩn với bản chất thông minh của con người. Hình thành thì lấy gì mà hình thành, và ai hình thành. Vậy vậy câu nói trở thành phản khoa học.


Nếu thiếu lý trí để lý luận, để tìm hiểu thì đi truy nguyên làm chi, phải chăng đi truy nguyên để tuyên truyền chối từ Thượng Đế một cách nông nổi, không thuyết phục được ai. Con người được sinh ra không chỉ có con mắt vật chất, nhưng còn có con mắt trí tuệ, con mắt lý trí, con mắt tâm linh, con mắt tình yêu, nhiều con mắt, tệ lắm là bảy thứ tình hỷ, nộ, ái, nhục…..  Vì vậy điều Hương SG nói là chính xác rằng khi đặt câu hỏi “khi tìm nguồn gốc sự sống người ta không thể chối từ đặt câu hỏi có Thượng Đế hay không?”  Hay tôi dám nói một cách chính xác hơn là khi đặt vấn đề nguồn gốc con người, người ta phải chấp nhận là Thượng Đế hiện hữu, có thể chưa biết đó là Ai.


Theo quan niệm của bạn BS Hoàng, nguồn gốc con người là cấu trúc cơ thể với CHON, là ăn với ị.  Cấu trúc thì đúng nhưng nguồn gốc sự sống thì lạc đề.  Có câu chuyện sau xin kể các bạn nghe: Một anh chàng người dân tộc ở Ban Mê Thuột đến chính quyền xã làm giấy tờ. Xã trưởng hỏi” - Tên, - Thưa tôi là tên Bùi Văn X.  Hỏi: Nơi sinh,  - thưa cũng như ông. Hỏi: -Tôi hỏi ông nơi sinh của ông, sao lại nói cũng như tôi. BVX: -Vâng nơi sinh của tôi cũng như ông, tôi không dám nói, sợ ông mắng tôi. Hỏi: -Tôi bảo nơi ông sinh ra, cứ nói đi, sao lại sợ tôi mắng, chứ tôi đâu hỏi ông nơi tôi sinh ra đâu.  BVX: -Vâng thì nơi tôi sinh của tôi cũng giống nơi sinh của ông mà; nghĩa là mẹ tôi sinh tôi nơi ấy đấy….!  Hỏi: - Ối trời ôi, tôi hỏi anh sinh ở tỉnh Ban Mê Thuột hay ở Kum Tum chẵng hạn, chứ tôi đâu có hỏi mẹ anh sinh anh chổ nào trên thân thể bà ấy đâu. 


9- BS Hoàng : Trong phần lý giải về khoa học bên trên, người ta cũng truy nguyên việc hình thành sự sống và con người, nhưng không nhất thiết phải đá động đến thượng đế. Dẫn từ đề tài nguồn gốc con người sang đề tài có thượng đế hay không là lạc đề.


Bs Thanh trả lời : Việc hình thành sự sống con người mà Bs Hoàng từ chối nguyên liệu do đấng X nào cho, bàn tay Y nào hình thành, thì đương nhiên phải dẩn tới đặt câu hỏi đến X nào, Vị Y nào? Đấng X và Y đó chúng ta tạm gọi là Thương Đế thì sao gọi là lạc đề được. Chính Bs Hoàng khi muốn chũa bệnh mà không tìm bác sĩ thì mới lạc, mà đây là lạc đường còn nặng hơn lạc đề.


Nguồn gốc phát xuất sự sống và “hình thành sự sống” hoàn toàn khác nhau thưa BS Hoàng.  Bạn cố tình hiểu lầm cho nó  lạc bậy đi từ cái nguồn gốc và hình thành nên không dám đá động đến Thượng Đế?  Chính bạn Hoàng là lạc đề xa chứ không phải bạn Hương SG.  


Chính bạn BS NVH mới “bẻ qua bẻ lại” cố tình hướng sự việc theo cái nhìn chủ quan sai trái của mình chứ không phải Hương SG: BS Hoàng sai từ  nguồn gốc qua cấu trúc, chứ không phải Hương SG nói với lý trí rất khoa học của mình.


Vả lại BS Hoàng đem điều học hỏi trong Y khoa ra nói chuyện với Hương SG, nhà Kinh tế học như để lòe bịp thì lại là chuyện càng lạc đề và hơn nữa là một mưu đồ phĩnh gạt không lương thiện. 


Như trên kia tôi đã nói so với vũ trụ vô biên, sự sống con người 100 năm trên trái đất chỉ là một thoáng qua.  Khoa Triết lý giúp ta hiểu biết đời người cao quí không thể là một thoáng qua đi trong hủy diệt. Nhưng trái lại khi tự biết mình có lý trí, suy luận, thì chính những thứ nầy đã giúp cho biết ta là cao quí để đi bước thử thách chuẩn bị cho một cuộc sống tiếp theo trong vũ trụ diệu kỳ! 


Vì vậy khám phá về nguồn gốc xuất phát của con người, hình ảnh Thượng Đế hiện ra quang vinh!  Hương SG không hề lạc đề tuy chưa thấy rõ Thượng Đế khi nói rằng “Nói đến nguồn gốc của con người, người ta thường đặt ra câu hỏi: "Có hay không có Thượng Đế?”. Nên “Dẫn từ đề tài nguồn gốc con người sang đề tài có thượng đế hay không…” là đúng chứ không lạc đề.  Hình như BS Hoàng cay đắng mà ganh với Thượng Đế, nên viết đến tên Ngài cũng chẵng thèm cho một chữ hoa.  Tôi thách cho dù bằng vào cách gì BS Hoàng muốn chứng minh gạt bỏ Thượng Đế cũng không xong đâu.


10- BS Hoàng : Cái gì mình biết thì nói, không thì học thêm, không nhất thiết phải bẻ qua bẻ lại để nói theo cái hiểu biết ít ỏi của mình.


Bs Thanh trả lời :   Ý thứ nhất của BS Hoàng thì đúng lắm “Cái gì mình biết thì nói, không thì học thêm,”. Còn “không nhất thiết phải bẻ qua bẻ lại để nói theo cái hiểu biết ít ỏi của mình” là chuyện vu khống cho Hương SG. Vì ở đây chính người “bẻ qua bẻ lại” với mục đích đem cái việc cấu trức hay hình thành mà cho là nguồn gốc xuất phát thì mới là bẻ xiêu vẻo không đúng hướng nặng kí lô hơn là “bẻ qua bẻ lại”.  


Ở đây Hương SG có một ý niệm rõ ràng, chắn chắn khi tự thú nhận: “nói đến nguồn gốc sự sống tức là nói đến vấn đề liên quan đến Thượng đế.”  Mong BS Hoàng thông cảm, vì chính BS Hoàng bẻ qua bẻ lại những câu đi với nhau mà mâu thuẩn nhau.  Tôi không thể nói sai sự thật để thỏa lòng Chủ DĐ Phố Nắng là ân nhân của tôi, chuyển bài cho tôi.  Tôi công bằng trong lý luận của trí tuệ khi phải phản bác chặt chẻ lại lý lẽ sai bậy của BS NVH.


11- BS Hoàng : Thứ nhì, nếu đã đề cập đến "niềm tin" thì người có chút khuynh hướng triết lý cần tìm hiểu xem niềm tin từ đâu mà ra.  Không hiểu điều này thì cũng không khác gì vị tu sĩ giảng về sự sống đời đời mà chẳng biết sự sống là cái gì”.


Bs Thanh trả lời :  Tôi đã chia câu hỏi của BS Hoàng làm 2 phần. Vậy bài sau tôi sẽ trả lời về “liên hệ giữa não bộ với suy nghĩ, niềm tin và cảm giác” đúng như câu hỏi của Bs Hoàng.

Còn tiếp: Mời quý vị đón đọc:

Ts Bs Nguyễn Thị Thanh



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire