Vì Sao Cộng Sản Việt Nam Đàn Áp Tôn Giáo?
By Cuoc Le
Bản Tuyên
Ngôn Cộng sản Quốc Tế là cương lĩnh của học thuyết Cộng Sản được Marx và Engels
soạn thảo vào tháng 11 năm 1847. Trong tháng Giêng năm 1848, bản thảo của bản
tuyên ngôn được dich ra Pháp ngữ và xuất bản tại Paris vào tháng 6 năm 1848. Bà Helen
Macfarlane dich bản tuyên ngôn này ra Anh ngữ và xuất bản năm 1850 tại Luân
Đôn.
Tai Hoa Kỳ
bản tuyên ngôn này cũng được dịch ra Anh ngữ và xuất bản bởi tuần báo Woodhull
và Clatlin trong năm 1872. Trong khi đó bản dịch bằng tiếng Nga được xuất bản
bởi nhà xuất bản Herzen's Kolokol tại Geneva, Thụy Sĩ vào năm 1863.
Bản tuyên
ngôn Cộng Sản chủ trương dùng bạo lực để tranh đấu tiêu diệt quyền tư hữu của
cá nhân, xoá bỏ gia đình, tổ quốc và quốc tịch, chủ trương vô chính phủ và
thành lập nhà cầm quyền chuyên chế vô sản.
Bản tuyên
ngôn này từ chối sự hiện hữu của triết học, ý thức hệ, tự do, công lý, đạo đức
và tôn giáo hiện hành.
Bài viết này
tác gỉa chỉ chú trọng đến lời kêu gọi của Karl Marx và Frederick Engels chống
lại tôn giáo và đây cũng là lý do Cộng Sản Liên Sô và Việt Nam đàn áp tôn giáo.
Chính vì Cộng
Sản chủ trương đàn áp tôn giáo cho nên các tôn giáo phải chống lại cộng sản một
mất một còn.
Karl Marx chủ
trương con người sinh ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sinh ra con người.
Lập luận này không được hợp lý vì ở thời cổ xưa tôn giáo do con người tạo nên
nhưng sau đó tôn giáo ảnh hưởng lại cuộc sống sinh hoạt của con người. Như vậy
thì con người sinh vào thế hệ sau chịu ẳnh hưởng rất lớn vào tôn giáo hay sinh
hoạt của cộng đồng.
Marx còn cho
rằng tôn giáo là á phiện và từ đó nó làm chủ con người. Vì thế người cộng sản
có nghĩa vụ giải phóng con người ra khỏi tôn giáo. Còn nữa, Marx cho rằng trong
quá khứ, tôn giáo được kiểm soát bởi Thiên Chúa giáo cho đến thế kỷ thứ mười
tám. Măc dù có cuộc cách mạng tư sản để chống lại giáo quyền nhưng giáo quyền
vẫn tồn tại cùng với triết học, luật pháp, chính trị, tự do và sự thực của kiến
thức.
Kể từ khi bản
tuyên ngôn Cộng Sản ra đời, người Cộng Sản chủ trương hủy bỏ mọi tôn giáo, đạo
đức, triết học và sự thật của lịch sử.
Vào đầu thế
kỷ thứ mười tám, Thiên Chúa giáo ở Nga Sô có nhiều bất động sản như nhà thờ,
đất đai để trồng trọt. Nền văn hóa ở Nga Sô ảnh hưởng nền văn hóa Tây
phương. Vai trò của tôn giáo rất ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của
các nhà trí thức, nghệ thuật, hôn phối, và giáo dục.
Năm 1884,
nhiều nhà trí thức tin tưởng vào sức mạnh của giáo quyền và tham gia vào sinh
hoạt chính trị. Dân Nga Sô trong cuôc sống hàng ngày tùy thuộc vào sức hấp dẫn
tôn giáo riêng của họ như Thiên Chúa giáo, Muslism, và Judaism.
Trong quyển
sách nói về kinh nghiệm của Nga Sô dưới thời cai trị của cuộc cách mạng tháng
mười năm 1917. Grigor cho rằng cuộc cách mạng này đã quét các tôn giáo trên vào
một gốc tường đối kháng. Khi cuộc cách mạng tháng 10 bùng nổ, hơn 15
triệu người hồi Giáo sống tại Nga. Nhà cầm quyền Sô Viết đặt Hồi Giáo ra ngoài
giai cấp vô sản. Bolsheviks muốn Hồi Giáo ủng hộ nhà cầm quyền và làm giảm bớt
sự chống đối chính quyền cách mạng. Năm 1919, Điện Cẩm Linh khuyến
khich người Hối Giáo gia nhập vào đảng Cộng Sản Liên Sô nhưng rất ít người gia
nhập.
Ngay buổi đầu
cách mạng tháng 10 năm 1917, Bolsheviks chống đối và đàn áp giáo phẩm của nhà
thờ như các Linh Mục và Giám Mục. Trong thời kỳ nội chiến, Nga có 55,000 nhà
thờ, 57,000 linh mục, 1,500 doanh trại, và 95,000 dì phước và những người học
trong chủng viện. Tháng Giêng năm 1918, Nga không chấp thuận sự mở rộng nhà
thờ, cắt đứt sự liên lạc giữa giáo hội và nhà cầm quyền, hạn chế việc dạy giáo
lý trong học đường, và chống lại sự truyền giáo.
Trotsky cho
rằng giáo hội là cánh tay đạo đức của tiểu tư sản và Trotsky bêu xấu linh mục
(priest- eating), tịch thu tài sản của giáo hội, và giết 8 Tổng Giám Mục
và hơn 1000 Linh Mục.
Chưa hết, năm
1921, Cộng Sản tuyên bố là giáo hội không được quyền giảng đạo cho nam nữ trên
18 tuổi. Năm 1922, Cộng Sản yêu cầu giáo hội giúp đở nạn đói bằng cách đòi hỏi
giáo hội phải quyên tiền, vàng, bạc, và hiện vật cho nhà cầm quyền. Nhà cầm
quyền Nga Sô không bao giờ bỏ qua chính sách thống trị giáo hội. Cộng sản tổ
chức giáo hội quốc doanh để thay thế giáo hội có sẳn.
Năm 1925,
Cộng Sản Emelian Iaroslavskii phát hành tờ báo The Godless để tuyên truyền đã
phá giáo hội. Trong thời gian, nông dân Nga nổi lên chống chính sách tập trung
ruộng đát của Cộng Sản, Đảng Cộng Sản cho rằng giáo hội ủng hộ cuôc nổi dậy của
nông dân nên mở chiến dịch tấn công giáo hội như chủ trương chống lại giáo hôi
được giảng dạy trong học đường, đóng cửa hàng ngàn nhà thờ. Năm 1930, bốn phần
năm (4/5) nhà thờ ở các làng bị đóng cửa.
Chính sách
đàn áp tôn giáo của Cộng Sản Nga được thấy rõ ràng trong những văn kiện lịch sử
mà Mr. Daniels phổ biến. Văn kiện chính thức tại hội nghị lần thứ tám của Quốc
Hội năm 1919 được ghi rõ: mụh tiêu của Đảng Cộng sản là tiêu diệt sự gắn bó
giữa giai cấp mới và sự truyền giáo của giáo hội. Đảng đặt ra tiêu chuẩn là phải giải phóng
trí tuệ cuả giáo dân ra khỏi sự dị đoan về tôn giáo, những tổ chức về khoa học
và sự truyền giáo.
Năm 1943 khi
Đức Quốc Xã chiếm một phần lãnh thổ của Nga, Stalin mở rông sự thừa nhận giáo
hội dễ thở hơn mặc dầu vẫn còn sự chống đối các hoạt động tôn giáo của giáo hội
cho đến năm 1980. Những giáo hội khác như Hồi giáo, Tin Lành, và Judaism vẫn bị
đau khổ vì sự khống chế của đảng Cộng Sản.
Truy từ nguồn
gốc của chính sách kỳ thị tôn giáo mà Cộng Sản đã chủ trương từ Karl Marx và
Engels. Chúng ta nhận thấy vì sùng bái chủ nghĩa Cộng Sản một cách mù quán nên
đảng Cộng Sản Nga Sô tìm mọi cách tiêu diệt các tôn giáo nói chung và giáo hội
Ki Tô giáo nói riêng. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời sau các tôn giáo lớn ở Việt
Nam nhưng vì Việt Nam là nằm trong quỷ đạo của cộng sản quốc tế nên không thể
từ chối thi hành chính sách tiêu diệt tôn giáo của chủ nghĩa cộng sản.
Hồ Chí Minh
lưu manh hơn Lenin nên trong thời kỳ Việt Minh lợi dụng lòng ái quốc của tòan
dân, kêu gọi đảng phái và các giáo hội thành lập chính phủ liên hiệp để chống
Pháp giành độc lập cho Việt Nam. Nhưng Hồ Chí Minh bí mật cho các bộ hạ thanh
toán những nhà yêu nước và các lảnh tụ tôn giáo.
Đến năm 1960,
thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miến Nam lại dỡ trò lừa đảo lưu manh như năm
1945. Trong Mặt Trận này gồm những thành phần trí thức lúc bây giờ, nhà sư,
Linh Mục, Mười Trí, Hòa Hòa.
Sau ngày 30
tháng tư năm 1975 đến nay. Cộng Sản tìm mọi thủ đoạn để tiêu diệt tôn giáo hoặc
thành lập tôn giáo quốc doanh để lủng đoạn các tôn giáo lớn ở Việt Nam .
Chính vì sự
bạo tàn của cộng sản mà Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, Hỏa Thượng Thích Thiện Minh,
Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền và nhiều giáo sĩ khác bị giết hay tù đài.
Trong Cuộc
đấu tranh chính trị giữa Quốc Gia và Cộng Sản ở Việt Nam, ngày nào Cộng Sản
chưa tiêu diệt hết các thế lực của giáo quyền thì ngày đó cộng sản vẫn còn lo
sợ.
Cước Lê
Reference:
1. Bender,
Frederic L. (1998) Karl Marx: The Communist Manifesto. New York , New York :
W. W. Norton & Company, Inc.
2. Marx, Karl
(1932). Capital; the Communist Manifesto and Other Writing. New York , New York :
Random House, Inc.
3. Sun, Grigor
R. (1998). The Soviet Experience. New York , New York : Oxford
University Press.
4. Daniels,
Robert V. (1993). A Documentary History of Communism in Russia : from Lenin to Gorbachev , Vermont :
The Trustees of University Press.
5. Marcuse,
Herbert (1961). Soviet Marxism: A Critical Analysis, New York , New York :
Random House, Inc.
6. Koestler, Arthur (1941) Darkness At Noon. New York , New York :
MacMilian Company.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire