CĐNVQGHN
CHỐNG XÂM LĂNG !
Tác
giả: Gs.Ts. Nguyễn Thị Thanh
Phần I: Dành lại lãnh thổ, Biển Đông, Tây Nguyên từ
tay Trung Cộng.
Phần II: Cẩm Nang ‘Ngô Đình Nhu’ chống xâm lăng Tàu.
PHẦN I
Dành lại lãnh thổ, Biển Đông, Tây Nguyên từ
tay Trung Cộng
Trong bài viết “Quan điểm của ông
Ngô Đình Nhu về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng” TS. Phạm Văn Lưu (PVL) đã
nhắc lại lời nói của TT Tưởng Giới Thạch: “Việt Nam phải mất
100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như ông Ngô Đình Nhu”; nhưng TS
PVL lại cho rằng phải thêm 100 năm nữa, tức là phải 200 năm.
Riêng tôi, thì thiển nghĩ rằng:
Ông Ngô Đình Nhu đã nghĩ ra một chiến lược như một cẩm nang, một kim chỉ
nam, một ‘bí kíp’ chống xâm lăng Tàu, nhưng chính ông Nhu đã không dùng được
chiến lược của ông, đặc biệt là “ngoại giao khoáng đạt” của ông để chiến thắng
mọi phe đối lập và ‘kẻ thù’ đồng bào là CSBV và đồng minh của ông là Hoa Kỳ.
Vì vậy công việc của ông Ngô Đình
Nhu là công việc của lý thuyết gia và ông đã làm đủ khi đưa ra một kế hoạch cứu
nước. Phần còn lại là thi hành thì ông
còn chờ tay những kẻ hậu thế quốc nội cũng như hải ngoại. Nghĩ như vậy thì chúng ta chẳng còn gì để luyến
tiếc, mơ ước thêm về người như ông Ngô Đình Nhu. Trái lại chúng ta còn đầy hy vọng và trách
nhiệm cứu nước với kim chỉ nam sẵn sàng mà ông Nhu đã để lại, dầu hiện đã quá
chậm trể.
Vậy trong tình thế dầu sôi lửa
bỏng ngày nay với nạn xâm lăng TC, tôi không thể ngần ngại mà không xin phép quý
vị mà nói lên rằng, chiến lược ông Ngô Đình Nhu phải được coi như là một cẩm
nang cứu nước độc nhất của dân tộc Việt Nam.
Điều cần thiết hiện tại là làm sao chính chúng ta và cả nhà cầm quyền
CSVN biết thi hành chiến lược mà ông Ngô Đình Nhu đã đề ra; như vậy công lao
của nền Đệ I VNCH sẽ hữu dụng cứu nước, sẽ được hoàn thành, và tài năng của ông
Cố vấn Ngô Đình Nhu mới không uổng phí, trái lại là một tài sản vô giá cho Tổ
Quốc và Dân Tộc VN. Nếu cần một ‘Ngô Đình
Nhu thứ hai’ thì chắc chắn phải khác với ‘Ngô Đình Nhu thứ nhất’, vì lẽ ‘Ngô
Đình Nhu thứ hai’ phải là người thi hành kế hoạch chứ không còn cần thiết là lý
thuyết gia chiến lược nữa.
Với bài nầy tôi chỉ xin đặt nặng
vấn đề chống xâm lăng bằng ngoại giao tôn trọng lẫn nhau, ngoại giao công bằng,
cởi mở và hữu nghị theo tinh thần Ngô Đình Nhu 50 năm trước, theo tinh thần hòa
giải của TT Obama và cũng thêm nhiều ý kiến của TS Phạm Văn Lưu và nhiều tác
giả khác trên các DĐ và báo chí từ ba năm nay và đặt biệt là cần một tinh thần
hòa giải tân kỳ sáng tạo, bình đẵng, khoáng đạt chứ không phải là hòa hợp hòa
giải nô lệ, bất công, phĩnh gạt của những năm 1945, 1954, 1973.
Như tôi đã từng lên tiếng trong
sách lược đấu tranh không chỉ có vấn đề quân sự, mà bang giao hữu nghị đúng
phương cách là một phương pháp thượng thặng đặc trưng cao quí: Trong các
sách binh nghiệp thế giới, nổi tiếng nhất là “TÔN TỬ BINH PHÁP”. Sách bàn về
chiến đấu, nhưng trong những phương thức chiến đấu, ‘CÓ CHIẾN’ mà cũng có ‘GIẢI
HÒA’ tùy thời tùy cơ mà ứng xử mới mong đạt thắng lợi.
Chúng ta cần có một chiến lược
bang giao không ấu trỉ, cổ hủ mà phải là hữu nghị, văn minh, khoáng đạt:
Dấn thân đấu tranh ngoại giao, thương thuyết có những điều kiện hợp tình
hợp lý, công bình, văn minh với CSVN, với Liện Hiệp Quốc, với Hoa Kỳ và với mọi
quốc gia của thế giới tự do, kể cả với TC, tức chưa cần dùng đến quân sự nhưng
cần chuẩn bị quân sự thật tiên tiến trong lúc nầy. Không còn vì hận thù mà vì lý tưởng cứu Tổ
Quốc thoát khỏi xâm lăng Trung Cộng. Trong
hoàn cảnh chúng ta hiện tại, bắt buộc phải ‘tranh đấu ngoại giao khoáng đạt,
bằng hòa hưởn, bằng thuyết phục cùng có lợi cho cả đôi bên bốn phía’ theo đúng
tinh thần Ngô Đình Nhu và TT Obama. Chúng
ta tuyệt đối không có con đường cứu nước thứ hai.
Đó cũng chính là con đường lý
tưởng của chính quốc gia với tinh thần nho giáo, lấy đức thuần nhu của Lão Tử,
từ bi của Đức Phật Thích Ca, nhân từ của Nguyễn Trãi và bác ái của Chúa Kitô
làm căn bản. Đó là thiện chí cứu nước
cao siêu, là hành động của người anh hùng đức độ. Đó là cái dũng cảm của thánh hiền, đúng nghĩa
như lời Tô Đông Pha: “Kẻ đại dũng
trong thiên hạ… thình lình gặp chuyện phi thường cũng không kinh, vô cố bị
những điều ngang trái cũng không giận. Đó
là nhờ ở hoài bảo của họ rất lớn và chỗ lập chí của họ rất xa vậy.”
Tất nhiên chúng ta phải có một
sách lược đặc biệt trong việc tiến hành thương thuyết cứu nước. Đó chính là cẩm nang quí báu mà ông CV Ngô
Đình Nhu đã dày công đúc kết để lại cho nước VN chúng ta. Sẽ chẳng những không kém phần thắng lợi, lại
còn tỏ ra thiện chí siêu việt và một lòng cao thượng của người quân tử theo
đường lối của thánh nhân. Đó là cái thế
tinh thần tất thắng của chúng ta, và đó cũng là hành động cụ thể đầu tiên trong
sách lược của Lão Tử: “Thắng nhơn giả
hữu lực, tự thắng hữu cường. Nhu thắng cương, nhược thắng cường.”
Con đường vương đạo nầy hoàn toàn
thích hợp với thời đại chúng ta hiện nay như Chúa Giêsu đã nói: “Phước cho kẻ có lòng ngay lành, vì đất Đức Chúa Trời là của
chính họ.” Nó sẽ thu phục lòng người, nó sẽ
bẻ gãy mọi xảo trá và chiến thắng mọi hung tàn như Nguyễn Trãi đã nói “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn. Đem chí nhân để thay cường
bạo.”
Trước đây CSVN đã nói rằng họ bất
đắc dĩ phải nhờ vào bạo lực là do việc chống thực dân Pháp và Mỹ để cứu nước. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, CSVN cũng
lại dùng bạo lực suốt 35 năm trời để đối xử với nhân dân, để trả thù và để củng
cố quyền độc tài đảng trị của họ. Nhưng
đến khi giặc thù xâm lược đất nước thì họ buông xuôi tay, nhượng đất, nhượng
đảo, nhượng biển, nhượng rừng, đàn áp nhân dân, đàn áp tuổi trẻ HS SV biểu tình
chống ngoại xâm. Họ lại ủng hộ ngoại xâm
xúc tiến một cách tinh vi hơn chính sách
xâm lăng tân kỳ không cần quân lực, không tốn một viên đạn. Họ cho phép kẻ thù tiến chiếm đất nước ta,
giết dân ta ngay trong lãnh hải nước ta, mà không cần súng đạn.
Bây giờ vẩn chưa muộn, là một tội
lỗi lớn lao nếu Đảng CSVN không dám có kế hoạch, chính sách mới cứu nước bằng
ngoại giao hữu nghị, công bằng, khoáng đạt với tinh thần tôn trọng sự thật với
chính dồng bào của mình, để dành lại đất đai, biển cả, thành trì chiến lược Bản
Giốc, Ải Nam Quan, xương sống đất tổ Tây Nguyên của đất nước đang nằm trong tay
kẻ thù chung muôn kiếp không bao giờ phôi pha.
Nhất định chúng ta phải từ bỏ
đường lối chính trị thủ đoạn lỗi thời, đường lối ngoại giao ấu trỉ, lệ thuộc,
ngoại giao chư hầu, ngoại giao cầu-xin/cho-phép. Nhưng phải quyết tâm xử dụng một chính trị
ngoại giao công bằng, hữu nghị, đức độ. Đó là một binh lược thượng thặng như Tôn Võ đã
nói: “Thương lượng dụng Đức, hạ lược
dụng Binh. Đánh 100 trận, thắng 100 lần chưa gọi là giỏi, trái lại chỉ gieo oán
hờn” như chúng ta đã kinh nghiệm trong quá
khứ kéo dài đến nay… “Không đánh mà khuất
phục được địch mới là đại trí, khuất phục được địch mà không đổ máu mới đại quí.”.
Chúng ta có phương thức ngoại giao
cách mạng đúng theo tinh thần CV Ngô Đình Nhu và TT Obama. CSVN đang trên đường làm mất nước, chúng ta
phải lấy cái dũng của thánh nhân để ngăn chặn việc làm tai hại của CSVN. Nếu chúng ta thành công là chúng ta đại thắng.
Thắng mà không cần chiến mới là thượng
sách. Nếu chúng ta thắng ngoại xâm, lẻ
đương nhiên nhân dân Việt Nam
chúng ta sẽ có dân chủ tự do đích thật chứ chúng ta chẵng cần phải đòi hỏi tự
do dân chủ mà bỏ quên đất nước đang bị thôn tính nhanh hơn vết dầu lan.
Tình hình “thiên thời, địa lợi”
hiện tại coi như đã có, CQ/CSVN đang trên con đường thức tỉnh để chống xâm
lăng. Các nước đồng minh như cũng đã sẵn
sang giúp đở chúng ta. Tuy chậm mà chín
chắn, chúng ta có chính nghĩa, vẩn hơn.
NVQGHN chúng ta hiện tại ở rải rác
khắp 5 Châu bốn biển, xa cách nhau muôn trùng, nhưng lòng yêu nước của chúng ta
rung lên cùng một nhịp điệu khoắc khoải đau thương não nùng là một. Dòng máu xây dựng độc lập, tự do, dân chủ,
nhân quyền, văn minh, thịnh vượng của giống dòng Lạc Việt không bao giờ ngưng
chảy trong huyết quản chúng ta từ trên 4000 năm nay cũng là một. Chúng ta NVQGHN, hãy sáng suốt lánh xa, hãy
khinh bỉ bọn tay sai dân vận TC nằm vùng đang phá rối chúng ta một cách ác liệt
ngày đêm.
Chúng ta cần sự nhất trí đoàn kết,
đoàn kết giữa NVQGHN, giữa các đảng phái NVQGHN, đại đoàn kết ngoại giao, không
phải ngoại giao lệ thuộc, quị lụy, xin/cho, ấu trĩ, lạc hậu, nô lệ mà là ngoại
giao trong tinh thần bình đẳng, công minh, khoáng đạt, trước nhất là giữa NVHN,
với đồng bào quốc nội và với CQ/CSVN khi họ thức tỉnh, khi họ biết đổi mới hợp
thời, đổi mới tận gốc rễ; ngoại giao với thế giới tự do vì quyền lợi chung của
hòa bình trên trái đất, thì chắc chắn chúng ta sẽ dành lại toàn vẹn Lãnh thổ,
Biển Đông, Tây Nguyên.
Chúng ta nhất quyết phải đại đoàn
kết trong văn minh nhân loại toàn cầu hóa để chống quân thù bắc phương, giữ vẹn
toàn lãnh thổ đất nước, để lo hạnh phúc cho toàn dân. Tinh thần đoàn kết tự nghìn xưa đã luôn luôn
là giềng mối giúp cho các đấng nam nữ anh hùng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam để cho chúng
ta được thừa hưởng ngày nay.
Chúng ta không thể an tọa trên
chăn êm nệm ấm mà bỏ quên đất nước, càng không thể nằm trên chăn êm nệm ấm mà
đòi đấu tranh cứu nước được. Cũng không
thể ngồi chờ sung rụng, hay ngồi xem tay sai tình báo dân vận TC hống hách xì
xằng trên các DĐ NVHN, ngồi xem kẻ thù xâm lăng đang chiếm dần đất nước, đang
cày xới mồ cha mả mẹ, đang ức hiếp đồng bào ngư dân ruột thịt trên biển cả một
cách nhục nhã đớn đau tận cùng xương tủy.
Chúng ta phải can đảm, không sợ
tình báo dân vận TC mạ lỵ vu khống điếm nhục, không yếm thế, lạc lòng, không tự
ti hay tự cao mặc cảm… không nhụt chí anh hào, không sợ những kẻ thấp chí, tiểu
nhân, ganh tương, tị hiềm, bè nhóm, lũng đoạn tinh thần làm cho chúng ta nao
núng. Trái lại chúng ta phải dấn thân,
phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, chúng ta phải dám trãi xương máu trên đường đi,
may ra cảm động lòng Trời. Trời sẽ giúp
chúng ta cứu đất nước, cứu đồng bào tận cùng lâm nguy.
Chúng ta cũng hiểu cả nước Mỹ siêu
cường trong hơn 20 năm nay ra sức ủng hộ, khuyến dụ CSVN mà chưa đi đến đâu. Chúng ta cũng phải thông cảm Trung Cộng sát
nách đã dùng uy vũ, vũ khí hạt nhân, nợ nần, đổi chác, tiền tài dụ dỗ, ức hiếp,
đàn áp CSVN cá lớn nuốt cá bé! TC đã
giết các tướng lãnh tài giỏi yêu nước của CQ/CSVN đương kim bằng mọi thủ đoạn
hèn hạ nhất, và uy hiếp lòng người CSVN tham sanh úy tử, bán nước cầu vinh.
Chúng ta cần phải thuyết phục CSVN
làm cho họ biết tự thắng lòng tham sân si để cứu nước và cứu mình. Vì CS chỉ biết dùng bạo lực, điều nầy chứng tỏ
họ không có chính nghĩa, không có nhân dân. Thù hận chỉ kéo theo thù hận, bạo động chỉ kéo
theo bao động. Chúng ta phải vì sự sống
còn của tổ quốc mà quên đi mọi quá khứ tội lổi của CSVN và đau thương của dân
tộc.
Chúng ta chỉ nên lấy lòng chân
thật, vị tha, đức độ và tình yêu, mới có thể cảm hóa được lòng dạ sắt đá của
CSVN. CSVN chỉ biết dùng bạo lực trấn áp
nhân dân, giới trẻ SV, HS Việt Nam yêu nước chống quân xâm lược, nhưng lại cúi
rạp mình tôn thờ quân cướp nước giết hại dân lành và in sách ca tụng, tung hô
kẻ thù!
Dù lời nói có nhiều đến bao nhiêu
cũng không tả hết nổi niềm đau đớn, xót xa não nuột của đồng bào thấy nước mất
nhà tan trước mắt, mà vẩn còn những kẻ hèn ra tay làm tình báo dân vận cho
TC. Họ tham lam tiền bạc của kẻ thù mà
ra sức phá hoại dân tộc gây chia rẻ, đả kích nhau, chưởi bới, vu khống bạo
ngược, hèn mạt, dã man, nuôi hờn căm vĩnh viễn không nhất tâm đoàn kết chống
thù cứu nước.
Lực lượng giữ gìn đất nước hiện
tại là BĐNDVN của cầm quyền CSVN đương kim.
Nhưng cần thiết CSVN phải đổi mới toàn diện, thì họ sẽ có hậu thuẩn là
CĐ/NVQG và toàn thể thế giới tự do. Chúng ta phải cương quyết cảm thông, rộng
lượng và bài trừ bọn chó săn tình báo TC nằm vùng. Dân tộc VN không hề cô đơn trước bành trướng
Bắc Kinh, sau lưng chúng ta là cả lực lượng thế giới tự do, vì xâm lăng TC là
hiểm họa chiến tranh cho cả thế giới không trừ quốc gia nào.
Bởi vậy nếu Đảng CSVN biết suy
nghĩ lại mà nới rộng tối đa chính sách đổi mới đối với quốc nội và đổi mới
trong thể chế cũng như trong ngoại giao với NVQGHN và với thế giới, một đường
lối ngoại giao cách mạng chân thành, thiết thật, chân tình, công bằng khoáng
đạt, một đường lối ngoại giao bình đẳng văn minh hợp thời “ngoại giao khoáng đạt như Nhật Bản, không bị chi phối bởi
một tâm lý lệ thuộc nào để cứu nguy đất nước lúc lâm nguy” dầu Nhật Bản đã dầu hàng Hoa Kỳ, để có thể thi hành theo
chiến lược của ông Ngô Đình Nhu, và nhờ đó Việt Nam chúng ta mới có cơ hội may
mắn cứu nền độc lập nước nhà thoát khỏi bàn tay ác độc của Tàu Phù lang sói xâm
lăng.
Ai cũng hiểu rằng ngày nay Việt
Nam đang có một CĐ/NVQGHN với một sức mạnh tiềm ẩn hùng mạnh, ảnh hưởng của lực
lượng nầy trên thế giới tự do rất là lớn lao, nếu chúng ta biết làm phát triển
và biết xử dụng! Chính vì thế, xâm lăng
Tàu chẳng phải chỉ đánh vào tinh thần và tâm lý nhà cầm quyền CSVN quốc nội, mà
chúng còn dốc tâm đánh vào lực lượng NVQGHN đặc biệt là bằng cách gây chia rẽ,
gây căm hờn hận thù.
Đối với TC việc đánh CĐNVQGHN bằng
tình báo dân vận là việc quan trọng nồng cốt nhất để chia rẽ người Việt Nam mà
làm mất đi sức mạnh và nhuệ khí dân tộc. Vì vậy hoạt động tình báo, tĩa rẽ từng người
dần dần hay tiêu diệt từng cá nhân đến đoàn thể NVQGHN mà TC cho là nguy hiểm
đối với chúng là tiên quyết.
Vì vậy mà suốt 35 năm trời dân tộc
VN đã mất không biết bao nhiêu tâm huyết thời gian để bảo vệ và xây dựng đất
nước. Trong mạng lưới tình báo dân vận
của TC qua tay những tay sai đắc lực khắp nơi nhất là trên DĐ, TC đã gặt hái
được quá nhiều kết quả như ý.
Ngay báo chí Trung Hoa hải ngoại
cũng đã lên tiếng khuyên chính phủ Trung Cộng đừng làm gì khiến CĐ/NVQGHN tức
giận mà bắt tay đoàn kết với CQ/CSVN thì sẽ có hại cho TC; trái lại phải quyết
tâm gây chia rẽ hai lực lượng CSVN quốc nội và NVQGHN cùng thế giới tự do với
mọi giá. Vì vậy bất cứ ai lên tiếng nói
đến đoàn kết dân tộc để có sức mạnh cứu nước là bọn tình báo TC ầm ĩ lên tiếng
dày đạp cực kỳ hung bạo trên các DĐ/NVHN với sự tiếp tay của các DĐ chủ do tiền
TC rãi ra và do bàn tay long lá trá hình của TC kêu rêu là chống CSVN, tổ chức
nằm vùng trong lòng CĐ/NVHN.
Mặt khác TC lại ảnh hưởng lên CSVN
bằng dụ dỗ, hăm dọa, hối lộ, trao đổi, đòi nợ, mỹ nhân kế… ra lệnh CSVN ngày
càng thẳng tay bạc đãi nhân dân, gây hấn với lực lượng VNQGHN, với các tôn
giáo, nhất là GHCGVN bằng cách ra tay bắt bớ, đánh đập, làm bất cứ gì trái lòng
dân, lòng các tôn giáo trong nước, để đào thêm hận thù giữa CQ/CSVN và nhân dân
cùng CĐ/NVHN cũng như với thế giới tự do.
Bằng cớ là vừa qua CQ/CSVN đã coi là kẻ thù tất cả mọi thành phần NVQGHN
và thế giới tự do yêu chuộng độc lập tự do hạnh phúc là khẩu hiệu của CHXHCN
Việt Nam, đường lối dẫn đến một ngoại giao hòa hưởn, công bằng và hữu nghị mà
người ta mệnh danh là “diễn tiến hòa bình”. Đó là một đường lối “ngao sò đánh nhau, ngư
ông hưởng lợi” mà TC đã xữ dụng và thành công suốt 35 năm nay với CQ/CSVN cũng
như đối với CĐ/VNQGHN và thế giới tự do, chẵng nơi đâu kém nơi đâu.
Trước đây như mọi người đều biết
và nay TS Phạm Văn Lưu đã nhắc lại rằng: (trích) “Năm 1946, Cộng Sản dùng chiêu bài chính phủ Liên Hiệp, nhưng
không phải để thật tình hòa hợp hòa giải mà là để tiêu diệt phe Quốc Gia, rồi
năm 1954, ký hiệp định Genève, chưa ráo mực, họ đã vi pham hiệp định này, bằng
cách gài lại hơn 70,000 cán bộ tại miền Nam với âm mưu khuynh đảo chính quyền
Quốc Gia Việt Nam. Đến năm 1973, một lần nữa, họ đã lừa phỉnh thế giới để tiêu
diệt phe quốc gia dưới chiêu bài mới là Hòa Hợp và Hòa Giải Dân tộc. Còn đối với quốc tế, khi ký hiệp định Paris,
họ long trọng cam kết để nhân dân Miền Nam hoàn toàn tự do quyết định vận
mạng của mình. Nhưng ngay sau đó, khi người Mỹ, theo đúng cam kết của hiệp định
này, rút khỏi miền Nam, thì họ đem quân xóa sổ chính phủ Sài Gòn… Với những
phương cách gọi là liên hiệp, hợp tác, hòa hợp hòa giải như vậy và cùng với một
lịch sử bang giao đầy phản trắc và gian trá thì ai còn có thể tin tưởng vào Hà
Nội để hợp tác hữu nghị” (hết trích).
Chúng ta ai cũng đều biết rằng
hiện nay thế giới đang chứng kiến những thay đổi đặc biệt nhất… (trích) “đặc biệt là trong lãnh vực tin học và khoa học kỹ thuật, còn
trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, như Tổng Thống Obama, cũng kêu gọi, một sự
hợp tác và hòa giải giữa các quốc gia, để đẩy lùi bóng tối của chiến tranh và
nghèo đói, nhằm kiến tạo một kỷ nguyên hữu nghị, hợp tác, hòa bình và thịnh
vượng cho toàn thế giới, thì các nhà lãnh đạo của Hà Nội vẫn giữ nguyên bản
chất của Cộng Sản là độc quyền lãnh đạo, độc tài toàn trị và để củng cố chính
quyền chuyên chế, họ thẳng tay đàn áp đối lập, các giáo hội tôn giáo chân
chính, áp dụng chính sách đầy đọa người dân trong cảnh nghèo đói, chậm tiến và
thất học… để trong nước không còn ai có thể chống đối lại họ được.” (hết trích) mà cứu nước Việt Nam thoát khỏi nanh vuốt xâm lăng
của Đế Quốc Tàu.
Như vậy là đến ngày nay CS Tàu
toàn thắng trên mọi mặt trận nội, ngoại và cả thế giới tự do trong việc xâm
chiếm Việt Nam .
Dù rằng việc xâm chiếm Việt Nam là bắt đầu
của hiểm họa chiến tranh cho toàn thế giới mà mộng ước của Trung quốc là làm bá
chủ hoàn cầu.
TS PVL viết (trích) “…Từ thời xưa các vua chúa vốn có tinh thần triều cống Trung
Quốc, nên chúng ta đã không xây dựng được một đường lối ngoại giao khoáng đạt
như Nhật Bản để có thể cứu nguy cho đất nước, khi dân tộc bị nạn ngoại xâm. Ông
Nhu đã kiểm điểm sự thất bại nặng nề của chính sách ngoại giao của các vua chúa
ngày xưa qua những dòng sau đây: ‘Họa xâm lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi,
trong suốt một ngàn năm lịch sử... trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh
đạo của chúng ta. Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị
chi phối bởi một tâm lý thuộc quốc. Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm
cách đả phá không khí lệ thuộc đó. Nhưng mặc dầu những chiến công lừng lẫy và
tài ngoại giao rất khéo, hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải khuất
phục trước thực tế…
…Tâm lý lệ
thuộc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, lại
còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và các nước láng giềng. Nếu,
đối với Trung Hoa, chúng ta là thuộc quốc, thì đối với các nước chung quanh,
chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc. Tâm lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng
ta và các nước láng giềng, lúc nào cũng gay go. Đã đành rằng công cuộc Nam tiến
của chúng ta, là một công trình mà dân tộc đã thực hiện được. Nhưng chúng ta
còn thiếu tài liệu để cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại
giao của chúng ta khoáng đạt hơn, dựa trên những nguyên tắc phong phú hơn thì,
có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một chiều dọc như vậy. Ví dụ, một câu
hỏi mà chúng ta không thể tránh được: Chúng ta là một dân tộc ở sát bờ
biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển? Nếu chính
sách ngoại giao của chúng ta phong phú hơn, và không bó hẹp vào một đường lối
duy nhất, có lẽ sự bành trướng của dân tộc chúng ta, đã sớm phát ra nhiều ngõ,
và sinh lực của chúng ta không phải chỉ dồn vào mỗi một công cuộc Nam tiến.
Nước chúng ta ở vào giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Với một chính
sách ngoại giao khoáng đạt hơn, sự liên lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng
rãi hơn, và do đó, vị trí của chúng ta sẽ, đương nhiên, được củng cố bằng những
biện pháp dồi dào và hữu hiệu hơn. Nhưng thực tế là vậy đó. Họa xâm lăng của
Trung Hoa đè nặng vào đời sống của dân tộc chúng ta, đến nỗi, tất cả các nhà
lãnh đạo của chúng ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa đó. Và, để đối phó lại, họ
chỉ có hai con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía
Nam .
Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo Triều Nguyễn của chúng
ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc ngoại giao rộng rãi, để
khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương, là vì các nhà lãnh đạo của
chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nỗi không khí tâm lý thuộc quốc đã đời
đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao của chúng ta. Hành động ngoại giao duy nhất
lúc bấy giờ là gởi sứ bộ sang cầu cứu với Trung Hoa. Chúng ta đã biết Trung Hoa
đã hưởng ứng như thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn. Nhưng Trung Hoa cũng đang
bị đe dọa như chúng ta, nếu không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại
nền thống trị ở Việt Nam .
Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình, thần phục
với Pháp như chúng ta quen điều đình, thần phục với Trung Hoa, chớ không phải
với mục đích đương nhiên phải có của một hành động ngoại giao, là khai thác các
mâu thuẫn để mưu lợi cho mình. Vì thế cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công
cuộc Nam tiến thành công là một kết quả của chính sách ngoại giao một chiều như
trên đã trình bày, thì cân nhắc kết quả đó với những sự thất bại mà cũng chính
sách ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử, thì có
lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều.” (hết
trích).
50 năm trước Cố Vấn Ngô Đình Nhu
đã đặt nặng sự hiện hữu của VNCH không phải chỉ trên bình diện chính kiến
mà còn quan trọng hơn tất cả là trên bình diện độc lập quốc gia. Vì vậy chủ trương của TT Ngô Đình Diệm của nền Đệ I VNCH
vào năm 1962 là bang giao hữu nghị với CSBV là một điều tối quan trọng để duy
trì một VN chia đôi nhưng hùng mạnh đủ phương thế chống ngoại xâm. Nếu VN cứ ở trạng thái hai Miền Nam Bắc như
việc thiết lập một Liên Bang Việt Nam với sự nghiên cứu của TT Ngô Đình Diệm và
CT Hồ Chí Minh thì Trung Cộng không bao giờ xấm chiếm VN được.
Tại sao sự hiện hữu của VNCH không phải chỉ trên bình diện
chính kiến mà còn quan trọng hơn tất cả là trên bình diện độc lập quốc gia? Thưa rằng 50 năm về
trước ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã suy luận mà tiên tri: (trích) “Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối
của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những
sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn
tại của dân tộc. Sở dĩ, tới ngày nay
(1962), sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì
hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một
trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc
Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian. Trong hoàn cảnh
hiện tại (1962), sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc
thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho
các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân
tộc.
Nhưng ngày nào CSBV vẫn tiếp
tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của
chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung
hòa bình của Nga Sô. Vì vậy cho nên, sự
mất còn của Miền Nam, ngày nay (1962), lại trở thành một sự kiện quyết định sự
mất còn trong tương lai của dân tộc (2010). Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn
này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho Miền Nam để
duy trì lối thoát cho Miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212)” (hết trích).
TS. BS. Nguyễn Thị Thanh
Còn Tiếp: Phần
Hai: Cẩm Nang Ngô Đình Nhu Chống Xâm Lăng Tàu
__._,_.___
2 of 2 File(s)
Recent Activity:
·
New Members 13
MARKETPLACE
Switch to: Text-Only, Daily Digest • Unsubscribe • Terms of Use
.
__,_._,___
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire