NĂM 1962, TT NGÔ ĐÌNH DIỆM CHỦ TRƯƠNG HÒA
BÌNH VỚI CSBV, ĐỂ CÓ THỜI
GIAN XÂY DỰNG
ĐẤT NƯỚC, TRÁNH LỆ THUÔC NGOẠI BANG
VÀ CHIẾN TRANH NỒI DA XÁO
THỊT
Thanh chèo thuyền trên sông Thạch Hãn (Hình An Phong Nguyễn Vân Diễn chụp) |
Nhiều người cho
rằng giải hòa với CQ CSVN là tự sát, đó là một sự sai lầm nguy hiểm. Tôi thật
rất lấy làm lạ, không biết họ hiểu chữ hòa giải là làm sao. Hòa giải là làm nô
lệ hay theo ý kiến đơn phương một bên hay sao ?
Hòa
giải nghĩa là một cuộc đối thoại công bằng giữa hai phe, tôn trọng lẩn nhau,
chấp nhận lắng nghe ý kiến và nhu cầu của hai nhau để đi đến một đường hướng
hòa bình chung có công bằng, có lợi cho cả đôi bên.
Đối thoại, thương
thuyết, ngoại giao để đi dến một giải pháp tốt lành cho cả đôi bên mới gọi hòa
giải với một chủ trương thiết yếu là cứu tổ quốc gọi bị xâm lăng, cứ dân tội
khỏi bất hạnh đói rét, bị áp bức…. Hòa giải không có nghĩa quì lạy xin xỏ, là
đầu hàng, là nô lệ là tử sát. Tất cả phải là do lòng bao dung và do tài trí của
chúng ta đối với người, chứ không
Mọi người đều biết
các nước Đông Âu và nước Nga là nơi đã phát sinh ra XHCN, đã từ bỏ thể chế cở
lổ sỉ sai lầm để trở nên những nước dân chủ do đadảng đa nguyen. Nước việt Nam
chúng ta tuy chưa bỏ CNXH chỉ vì ảnh hưởng TC.. Nhưng VN đã tiến gần lại với
các nước tư bản phương Tây và cũng đã bắt đầu coi trọng quyền tự do dân chủ
nhân quyền đa đảng đa nguyên tuy chưa thực hiện chính thức được vì TC ngăn chặn.
Năm 1961- 1962 Cụ
Diệm cho rằng dầu Mỹ có viện trợ gì đi nữa thì mình cũng phải giữ chủ quyền. Cụ
Diệm muốn thay đổi những tướng tá mà Pháp đã bán cho Mỹ 50 triệu đồng, rồi Mỹ
giao cho Cụ Diệm xữ dụng, nên Mỹ không muốn thất lời hứa với Pháp mà buộc Cụ
Diệm giữ họ lại. Cụ Diệm cũng bất bằng về việc Mỹ lấy dân tôc thiểu số Miền Cao
nguyên lập quân đội Fulro, cho ăn mặt, lĩnh lương y hệt quân đội Mỹ để sinh ra
một sự chia rẻ giữa quân nhân Việt và
Thượng. Sau nầy khi Mỹ trao quân đội Fulro lại cho QLVNCH thì sinh lắm lôi
thôi.
Việc mà Cụ Diệm
hằng trăn trở luôn là quyền tự chủ của một dân tộc, quyền tự quyết của Vị Tổng Thống
VNCH thường bị tòa đại sứ Mỹ đụng chạm một cách quá đáng. Nhất là Mỹ đòi đồ
quânvào VN, đòi thà bom Bắc Việt . Cụ Diệm trã lời : “ Không thể để cho quân lính Mỹ đổ bộ trên đất
nước chúng tôi. Vì đó là hành động chúng tôi rất kiêng kỵ ”cỏng rắn cắn gà nhà.”
Vấn đề thả bom Bắc
Việt là một chuổi ngày tranh luận dữ dội. Cụ Diệm và ông Cố vấn Nhu và ông Cẩn rất
buồn rầu lo toan. Cụ Diệm than: “Đánh
giặc thì phải có kế hoạch chi chớ, đem bom mà thả thì còn gì đất nước, còn gì
sinh mạng và tài sản đồng bào, răng thì răng, chớ còn thả bom Bắc Việt thì tôi nhất quyết không chịu.”
Vậy là có chuyện
lôi thôi với hoa Kỳ rồi. Chúng ta phải hiểu vào thời gian ấy Mỹ rất coi thường
người Việt Nam, văn hóa Việt Nam chứ không như sau 1975, hay hơn nữa như bây
giờ. Và cũng vào thời ấy đường lối CSBV rất sát máu. Vậy mà TT Ngô Đình Diệm đã
cương quyết đi theo dường lối dân tộc. Người đã phát biểu một câu nói lịch sử với ba tôi: “ Thà rằng mình chịu nhục với anh em còn hơn
bị nhục nhã với ngoại bang…” Ba tôi là dân biểu Ban Mê Thuộc, trông coi Dinh điền rừng cấm,
đàn em thân tín của cụ Diệm, người nghĩ rằng sớm muộn Cụ Diệm sẽ bắt tay với Cụ
Hồ, nhưng chưa biết khi mô, và với hình thức ra răng đây, khó quá.
Một ngày kia ba
tôi đi họp Sài gòn về Ban Mệ Thuộc. báo tin cho mạ tôi rằng cuối tuần ông Cụ
Diệm và ông Nhu sẽ lên Ban Mê Thuộc đi săn (Ban Mê Thuộc thời ấy là thủ đô Miền
Cao Nguyên). Tôi nghe chuyện nhà nước BMT tồ chức cho TT Diệm đi săn, thì vui thích quá, bèn xin ba tôi cho tôi đi
theo. Ba tôi nói rằng “Đi săn thì phải cưởi ngựa” “Con biết cưởi ngựa.” “Nếu có
cọp nhảy, ngựa sợ hất con chết thì không sao, nhưng nếu gảy chân gảy lưng, gảy
cổ thì phiền lắm, thôi con không đi.” tôi hết hy vọng.
Sáng thứ bảy quảng
vào mùa hè 1961 hay 1962 tôi không nhớ rõ (xin vị nào công cán chính, trong
QLVNCH có mặt hôm đó cho tôi được biết.) cả tỉnh Ban Mệ Thuôc chộn rộn dậy thật
sớm. Toàn thể quân cán chính tấp nập sửa soạn, đi đón cụ Diệm và ông Nhu lúc 5
giở sáng đế cùng thẵng tiến vào rừng xanh BMT đi săn. Tôi tuy không được đi săn
nhưng hồi hộp theo dỏi.
Rồi đoàn người
quân cán cính, nào xe hơi nào ngựa. Nhất là quân đội sẵn sàng bao vây tứ phía
cuộc săn bảo vệ ông Cụ Diệm. Vậy là đoàn người đông đảo, tấp nập, họp lại trước
tòa Tỉnh, hớn hở kéo nhau ra đi khi trời chưa hừng sàng. Tôi chỉ đứng trên lầu
thượng của hảng SCIB (Société Commerciale et Industrielle de Banmêthuôt) nơi ba
tôi làm Giám đốc nhìn lên Tòa tỉnh mà thôi. Rồi suốt cà ngày hôm đó gia đình ba
mạ tôi và các gia đình khác chỉ điện thoại cho nhau chia sẽ lo lắng. Đến chiều
tối, mọi người thấp thỏm chờ mong. 5
giờ, rồi 6 giờ vẩn không tin tức. Chúng tôi lo quá, đến 7 giờ cũng không tin gì
cả.
Đến gần 8 giờ ba
tôi mới về đến nhà, người bơ phờ, xất ba xất bất, mặt tái mét nhưng vẩn cười
gượng. Tôi gấp rút muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Ba tôi điềm tỉnh không nói.
Sau khi tắm rửa, ăn uống xong, vào phòng nằm nghỉ một hồi, ba tôi mới nhỏm dậy,
tôi và mạ tôi chờ đợi. Ba tôi cho hay đây là cuộc đi săn tráo trộn. ba tôi kể:
“Một điều quá sức
ngạc nhiên là đi săn mà ông Cụ và ông Nhu đều mặt đồ tây complet, cravate đàng
hoàng, ông cụ măc bộ đồ tơ tằm ‘Tussor’, tay cầm baton. Mọi người vào rừng, lúc
đầu đi xe hơi một đoạn, sau bỏ lại xe đi ngựa và đi bộ. Quân đội tỏa ra bao vây
khắp nơi. Đi từ 6 giờ sáng đến chừng hơn 11 giờ trưa đến một khoảng xa rừng
cấm., thì ông Cụ ra lệnh ngưng lại dùng cơm trưa. Ăn uống vui vẻ nghỉ ngơi chừng
hơn một giờ.
Sau đó ông Cụ quay
lại nói với mọi người rằng : “Chúng tôi mời quý vị ngồi nghĩ cho khỏe ở
đây, tôi và ông cố vấn sẽ đi với nhau mà thôi.” Mọi người phản kháng. Quân đội đòi bao vây bảo vệ. Ông cụ
dẹp hết. Ông Cụ Diệm mặc Veste, đội mủ, tay xách baton cùng ông Nhu cuốc bộ đi
sâu vào rừng. Mọi người vừa ngạc nhiên vừa tê tái lo sợ, xầm xì to nhỏ nói
chuyện với nhau. Họ chờ đợi và lo sợ đến tiều tụy xanh xao. Vì mãi đến 4 giờ
tối, 5 giờ tối vẩn chưa thấy ông Cụ trở vể. Trời gần sập tối, mọi người mướt mồ
hôi lo sợ thì đến 6 giờ hơn ông Cụ Diệm và ông Nhu lủi thủi từ trong rừng đi
ra. Mọi người đều im lặng không một tiếng nói. Tất cả đều nhanh chóng ra về, và
đưa ông Cụ thẵng lên tàu bay chờ sẵn về thù đô Sài Gòn.
Ba tôi kết luận: “
Rõ ràng đây là ông Cụ thực hiện lời ông Cụ đã nói với tui nhiều lần,
thà chịu nhục với anh em, còn hơn nhục với ngoại bang. Rõ ràng là ông Cụ đi nói
chuyện với CSBV và với Mặt Trận giải
Phóng miền Nam ,
chưa biết ra răng đây.”
Sau đó, ba tôi được ông Cụ gọi về Sài Gòn ba tôi mới được biết hôm đó ông Cụ Diêm
và ông Nhu gặp đại diện đảng CSBV và đại diện MTGPMN nói chuyện, hai bên thỏa
thuận nhiều điềm. Vì CSBV cũng rất ngại Mỹ thả bom BV. Đó là lần độc nhất Cụ
Diệm gặp gở phe bên kia không công khai, qua mặt Mỹ. Ông Cụ cũng cho hay Mỹ tỏ
thái độ lạnh lùng, không bằng lòng quyết địng của ông Cụ và ông Nhu.
Đây là lần gặp gở
đầu tiên đích thân Cụ Diệm đi gặp mà tôi biết rõ ràng và là nhân chứng. Rất
nhiều vị sĩ quan QLVNCH có mặt trong buổi hôm ấy, nay hẳn còn sống và nhớ rõ về
buổi đi săn và ngày tháng năm. Việc ra đi đối thoại với CSBV như vậy rõ ràng Cụ
Diệm thực hành lời Cụ đã nói: “Thà chịu nhục với anh em còn hơn chịu nhục với
ngoại bang.”. Sau đó còn
vài cuộc gặp gở khác ở Di Linh vv. Cụ Diệm không đi gặp ai nữa. Coi như có sự đổng
thuận giữa hai bên, đặt biệt là giữa TT Ngô Đình Diệm và chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vào dịp Tết đầu
năm 1963 cụ Hồ Chí Minh gởi tặng Cụ Diệm 2 cành đào kèm theo môt bức thư đã
công khai việc giao hòa với nhau. Tôi còn nhờ trong bức thơ cụ Hồ viết:”…Liên
Bang Việt Nam
gồm 2 miền. Miền nào theo dường lối chủ thuyết xã hội của Miền ấy. Mục đích là
chúng ta phải sống hòa bình lo phát triển đất nước làm cho dân no ấm, đất nước
thịnh vượng ….”
Đó chính là nguyên nhân chính yếu làm Hoa Kỳ mắc cở mà ra tay giết
hại ba anh em TT Ngô Đình Diệm, để sau đó Mỹ lại theo đường lối của Cụ Diệm
nhưng với tư thế vô cùng nhục nhả cho Mỹ và VNCH.
Như vậy từ năm 1963
là thời chế độ CSBV còn ác liệt, mà TT Ngô Đình Diệm đã quyết tâm giao hòa với
CSBV, ngày nay qua bao nhieu đổi mới, tại sao chúng ta còn dám nói giài hòa với
CSVN là tự sát. Phải chăng trí óc chúng ta còn hủ lậu quá chăng ? Tài năng
chúng ta yếu kém quá chăng ?
Gs.Ts. Trưng Triệu Nguyễn Thị
Thanh
.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire