Trưng Triệu sưu tầm:
TẦU LUỐN ÂM MƯU XÂM CHIỀM VIỆT NAM
...Tôi viết bài
này khi đang bị kìm kẹp trong vòng nghiệt ngã của các lực lượng bảo thủ và tay
sai cho Bắc Triều. Biết rằng, bài viết này không làm cho hào quang lấp lánh
trên đầu tôi mà trái lại, càng đẩy tôi sâu thêm vào vòng nguy hiểm. Ngay như
đối với một công thần của cách mạng, mà họ còn ngang nhiên tuyên bố xanh rờn :
"... Sẵn sàng hy sinh Hoàng Minh Chính để bảo vệ chế độ ". Huống chi
tôi chỉ là con tốt đen dễ dàng bị biến thành vật tế thần cho bàn thờ Bắc Triều.
Dẫu sao trước hiểm họa khôn lường của tồn vong đất nước, tôi đâu dám nề hà xả
thân, bởi tôi tâm niệm câu nói của Hàn Phi Tử : "Nước mất, mà không biết
là bất tri; Biết mà không lo liệu, là bất trung; Lo liệu, mà không liều chết là
bất dũng"…
Nhà nước và nhân dân
Việt Nam phải cảnh giác Trung
Quốc
Thứ tư ngày 5/9/2001, một ngày đầu thu, trời nắng nhẹ,
không khí dịu mát như thể ủng hộ học sinh trong ngày khai giảng năm học mới.
Nhưng ngược lại với thời tiết, một bầu không khí chính trị oi nồng, gay gắt đã
xuất hiện ngay từ sàng sớm. Từ các cơ quan bảo vệ pháp luật, từng đoàn xe đặc
chủng, ôtô, mô tô, nối đuôi nhau toả về mọi ngóc ngách của thành phố, trong một
chiến dịch vây bắt những người dân chủ tại Hà Nội, chỉ vì họ ngây thơ dám xin
thành lập hội: "Nhân dân Việt Nam ủng hộ Ðảng và nhà nước chống tham
nhũng"( Hội này do hai ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê xin thành lập ngày
2/9/2001) . 6 giờ 30 phút sáng. Tốp CA đầu tiên ập vào nhà ông Ðại tá Phạm Quế
Dương, khi ông còn chưa ngủ dậy. Họ áp giải ông đi lên CA. Nhà ông bị lục soát,
một số đĩa mềm máy tính bị lấy mất và họ còn cho ém khoảng 10 CA tại nhà ông để
phục tất cả những người đến chơi nhà ông hôm đó; 8 giờ sáng, một tốp CA ập vào
nhà ông Hoàng Minh Chính, và ông cũng bị đưa lên CA. 9 giờ 15 phút, ông Trần
Khuê và bạn ông là bà Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng chung số phận, sau đó họ bị
chục xuất về TP HCM. 9 giờ 30 phút, Nguyễn Vũ Bình từ nhà tôi đến chơi nhà ông
Chính cũng bị triệu tập lên CA. 14 giờ 20 chiều cùng ngày đến lượt tôi, cũng
vinh dự được xe đặc chủng của CA ghé tận cổng, đưa lên CA quận Ðống Ða. Tất cả
những người trên, trong giấy triệu tập của CA đều ghi rõ : "...Hỏi việc có
hoạt động liên quan đến an ninh quốc gia".
Cả thẩy những người bị triệu tập và được mời lên CA để
làm việc trong ngày hôm đó, và những ngày tiếp theo là khoảng 20 người. Những
người được mời là người thân trong gia đình hoặc bạn bè đến thăm những người có
tên nêu trên. Họ được mời dưới hình thức, CA viết giấy ngay tại chỗ, hoặc đến
tận nhà, và nếu không đi thì lập tức họ bị áp giải ngay. Cũng trong ngày hôm đó
điện thoại nhà các ông Hoàng Minh Chinh, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Nguyễn
Ðắc Kính, Trần Dũng Tiến, Và Nguyễn Vũ Bình bị cắt. Ngày thứ tư 5/9 được gọi là
ngày thứ tư đỏ
Tại sao cơ quan CA lại phải huy động một chiến dịch rộng
lớn nhất từ trước đến nay để câu lưu những người chủ trương thành lập và tham
gia "Hội chống tham nhũng". Việc làm này, trước tiên xét dưới góc độ
pháp lý, thì đây là việc làm trắng trợn vi phạm pháp luật VN, cụ thể là: Xâm
phạm quyền tự do lập hội của công dân, theo điều 69 của Hiến Pháp, điểu 123 và
129 của bộ luật Hình sự, ( Tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân), đã
vi phạm công ước về nhân quyền mà VN đã tham gia ký kết ngày 24/9/1982.
Nếu chống tham nhũng là hợp ý Ðảng, lòng dân, đúng chủ
trương của Ðảng và nhà nước, thì tại sao cơ quan CA lại cho câu lưu họ ?. Hay
là vì những người này là những người dân chủ tiến bộ, đã có nhiều bài viết công
khai góp ý, phê phán nhiều đường lối sai làm của Ðảng và nhà nước, mà bị CA cho
là bọn diến biến hoà bình nên đã liệt kê họ trong sổ đen...!
Tại sao xin thành lập Hội để "giúp Ðảng và nhà nước
chống tham nhũng" và "không hoạt động chính trị" mà lại bị CA
đàn áp dữ dội như vậy ?. Xin hãy nghe ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang,
trả lời phỏng vấn đài RFI hôm 10/9 ta sẽ thấy rõ:
Thứ nhất:
Ðây là việc làm của những lực lượng bảo thủ trong nội bộ Ðảng muốn dằn mặt tân
Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh, và những gương mặt trẻ trung sáng suốt và tiến bộ
trong Bộ chính trị là chớ có tìm cách thoát ra khỏi ảnh hưởng của họ.
Thứ hai:
Việc làm này nhằm phá hoại Hiệp định thương mại Việt Mỹ, phá hoại quan hệ
Việt-Mỹ và làm xấu mặt VN trên trường quốc tế để thế giới tẩy chay VN hòng làm
VN chui vào ống tayáo của Trung Quốc.
Thứ ba: Họ
(tức những người chủ trương thành lập hội chống tham nhũng) hơi ngây thơ khi
thành lập hội vì chống tham nhũng là chống ai? Là chống lại những kẻ lợi dụng
Ðảng để tham nhũng và vơ vét là chống lại họ, làm quyền lực của họ có thể bị
lung lay nên họ phải ra taymột cách hoảng hốt. Ðảng kêu gọi chống tham nhũng là
để mỵ dân thôi, một khi, có một tổ chức thực sự muốn chống tham nhũng, thì họ
sẽ đàn áp ngay.
Những nhận xét, phân tích trên của Tiến sỹ Thanh Giang là
hoàn toàn chính xác. Riêng đối với luận thuyết thứ 2 theo suy đoán của tôi là
có một thế lực đen tối đứng đằng sau chỉ đạo và dật giây, đó là chính quyền Bắc
Kinh. Họ đang chỉ huy các thế lực tay sai được cài sâu trong nội bộ Ðảng, nhằm
không chỉ phá hoại quan hệ Việt- Mỹ, mà còn làm cản trở sự hội nhập của VN vào nền
kinh tế thế giới, làm chúng ta khủng hoảng trầm trọng, phá sản về kinh tế, từ
đấy Trung Quốc dễ bề nô dịch rồi thôn tính VN.
Những
mưu đồ của Trung Quốc.
Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam chủ yếu gắn
liền với công cuộc chống xâm lăng và mưu đồ đồng hoá của Bắc Triều. Từ hàng
nghìn đời nay, không một thế kỷ nào, không một triều đại nào mà TQ không tìm
các đô hộ VN. Ngay cả khi mà tình đoàn kết tưởng như keo sơn nhất, TQ vẫn tìm
mọi cách thức để làm suy yếu nhằm mục đích thôn tích VN. Như chúng ta đều đã
biết. Hiệp định Gơnevơ làm chia cắt hai miền Nam- Bắc 1954 là do Chu An Lai và
Dalles thông đồng với nhau cùng xúi VN và Pháp ký. Sau đó TQ lại xúi ta mang
quân đội vào Nam, gây nên cuộc nội chiến Nam-Bắc. Họ viện trợ từng viên đạn,
gói lương khô, từng bộ quần áo cho ta để anh em một nhà đánh lẫn nhau, trong
khi đó họ thu hồi Hồng Kông, Ma Cao họ lại không tốn một viên đạn... Nhân lúc
anh em một nhà đánh nhau, lợi dụng lúc Miền Nam sơ hở, họ chiếm quần đảo Hoàng
Sa tháng 1/1973. Năm 1975 khi QÐ Miền Bắc đánh gần đến Sài Gòn thì tại Anh Quốc
một vị Ðại Sứ TQ có đến gặp Ðại Sứ VNCH là Vương Văn Bắc hỏi rằng "...Có
cần chúng tôi đưa Chí nguyện quân sang đánh HN để giúp VNCH không." (Hồi
ký của Vương Văn Bắc-Từ toà Bạch ốc đến Dinh Ðộc Lập). Tại Cămpốt, sau năm 1975
họ xúi Khơ Me Ðỏ tàn sát đồng bào mình để một ngày nào đó họ đưa người TQ sang
chiếm Cămpốt. Năm 1978 một quan chức ngoại giao TQ đã có lần ngỏ lời muốn mở
con đường từ TQ qua VN sang Cămpốt chính là ý đồ đó. Việc này không thực hiện
được khi ngày 15/1/1979 quân đội VN tiến vào giải phóng Nômpênh. Trong cơn tức
tối ngày 17/2/1979 TQ mang quân xâm lược nước ta tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc.
Rất may cho ta lúc đó ta được dư luận thế giới ung hộ, và nhất là Liên Xô. Ông
Brêgiơnhép tuyên bố "Nhà cầm quyền TQ hãy dừmg tay lại nếu còn chưa
muộn" Không thực hiện được ý đồ trên bộ, năm 1982 lợi dụng lúc ta suy yếu
TQ cho Hải quân chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Cũng từ đó quan hệ VN và TQ
xấu đi. Ðến năm 1991 khi hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao và kinh tế
thì cũng là lúc TQ chuyển sang ý đồ thôn tính VN bằng KT.
Lịch sử xa xưa hễ cứ lúc nào các triều đại phong kiến VN
suy yếu, là Phương Bắc, nhân cơ hội đó xâm chiếm nước ta. Nhưng những lúc đó
bao giờ dân tộc ta cũng xuất hiện những Anh hùng dân tộc, phất cao nhọn cờ khởi
nghĩa, cùng toàn thể dân tộc đánh đuổi ngoại xâm, thu hồi non sông về một cõi.
Tên tuổi của họ sáng mãi ngọn lửa tranh đấu giải phóng dân tộc. Các triều đại
phong kiến của ta chưa bao giờ ta phải mất một tấc đất nào cho TQ. Ngay cả
những kẻ hèn nhát như Mặc Ðang Dung quỳ gối xin hàng, hay Lê Chiêu Thống cõng
rắn cắn gà nhà cũng chưa giám dâng đất cho TQ. Thế mà giời đây, khi cộng đồng
nhân loại đã văn minh hơn, "cá lớn không thể nuốt cá bé" dễ dàng như
xưa thì ai đó lại can tâm cúi đầu xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho TQ để
mong bán đất cầu vinh, mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của mình.
(Thàng 12/1999 VN và TQ thông qua Hiệp định biên giới trên bộ, và tháng 12/2000
thông qua HÐ Vịnh Bắc Bộ, làm thiệt hại cho nước ta khoảng 720 km2 trên bộ và
10% diện tích Vịnh Bắc Bộ, những diện tích mà ta bị mất tại vịnh Bắc Bộ, đều là
những khu vực giàu tài nguyên hải sản, khí đốt và giàu mỏ ). Xưa kia Họ Mạc, họ
Lê đã bị lịch sử lên án thì giờ đây những Mạc "Ðỏ", Lê "Ðỏ"
đang bán nước, cầu vinh, lại đang được tung hô như những anh hùng dân tộc .
Kể từ khi Liên Bang Xô Viết tan rã và giải thể, nước Nga
suy yếu vì lâm vào khủng hoảng kinh tế, Trung Quốc tỏ rõ với thế giới muốn thay
thế vị trí siêu cường của Nga trước đây để trở thành cực kia của thế giới và
sẵn sàng đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Về Ngoại giao:
Gây sức ép với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên
thế giới để buộc họ phải công nhận Ðài Loan là một tỉnh của TQ. Liên minh và
viện trợ cho các nước thuộc thế giới thứ 3 để gây ảnh hưởng với các nước này.
Ðầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển nhất là những nước không có quan
hệ thân thiện với Mỹ. Liên minh với các quốc gia Trung á thuộc Liên Xô cũ, bằng
Hiệp ước Mậu dịch tự do Thượng Hải. Ðầu tư trực tiếp vào Lào, CămPốt. và một số
các nước tại khu vực Nam á. Từ năm 2000-2001 TQ đầu tư hơn 200 triệu USD vào
Cămpốt; Trong năm 2000 và 2001 TQ tiến hành hàng loạt các chuyến uý lạo tại các
nước tại các nước Nam và Tây á như Lào, Căm pốt, Nê Pan, Miến Ðiện... Riêng
trong một năm trở lại đây, tất cả các nhân vật hàng đầu của TQ như: Dang Trạch
Dân; Trì Hạo Ðiền; Thạch Quảng Sinh; Lý Bằng đều đã đến thăm Cămpốt.
Về Quân sự :
Tăng cường khả năng quốc phòng, bằng việc hiện đại hoá
lực lượng tên lửa hạt nhân. Phóng vệ tinh nhân tạo phục vụ mục đích do thám. Tự
đóng tầu sân bay, tăng số lượng tàu ngầm hạt nhân, hiện đại hoá Hải quân, Không
quân, và các hệ thống thông tin liên lạc phục vụ quân đội. Cấm bay tại eo biển
đài loan. Củng cố và xây dựng các căn cứ tại các quần đảo Hoàng sa và Trường Sa
đã chiếm của VN, và thường xuyên cho tập trận tại khu vực này .Trong Năm 2001
TQ liên tục xâm phạm vào khu vực lãnh hải của Philipin và Nhật Bản. Và gần đây
nhất TQ đã cho hạ thuỷ tại Biển Ðông 20 tầu tuẫn tiễu, nhằm bảo vệ những khu
vực mà TQ đã chiếm của VN.
Về Kinh Tế :
Ðến nay, sau 15 năm đấu tranh, tháng 11/2001 TQ sẽ là
thành viên chính thức của tổ chức thương mại TG, nó sẽ gây tác động to lớn đối
với các nước Ðông Nam á , trong đó có VN.
Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của VN,
cũng gần giống với TQ. Với trình độ công nghệ còn thấp, hàm lượng công nghệ
chưa cao, chủ yếu là các mặt hàng tập chung nhiều lao động, như nông sản, giày
dép, dệt may.... đang là những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt và mang tính chiến lược
của VN. Thị trường tiêu thụ những mặt hàng này là Nhật Bản, EU và một số nước
trong khu vực. Tuy nhiên đây là một trong nhưng mảng mạnh của hàng xuất khẩu
TQ. Sau khi gia nhập tổ chức WTO, với những lợi thế được ưu đãi về thuế quan,
được bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại ... chắc chắn hàng hoá TQ
với giá rẻ hơn nhiều lần sẽ chiếm uy thế cạnh tranh, để đánh bật sản phẩm cùng
chủng loại của VN trên thị trường QT. dự tính kim ngạch trao đổi thương mại của
TQ sẽ tăng mạnh từ 324 tỷ USD năm 1998 lên 600 tỷ USD năm 2005. Bên cạnh đó, TQ
cũng phải mở cửa thị trường đối với các thành viên của WTO . Hàng rào thuế quan
được nới lỏng, hàng nông sản của các nước phát triển với giá thành hạ, chất
lượng cao, sẽ tràn vào TQ, tạo ra sức ép cạch tranh rất lớn đối với hàng nông
sản của VN.
Về vốn đầu tư nước ngoài:
TQ sẽ cải tổ cơ cấu và cải tiến các thể chế tài chính,
cho phù hợp với quy định của WTO, phải nới lỏng các quy chế đầu tư cho các nhà
đầu tư nước ngoài. Từ đó, môi trường đầu tư sẽ được cải thiện, Ngày càng hấp
dẫn và có tính cạch tranh hơn, như vậy các dòng vốn quốc tế sẽ chuyển mạnh sang
TQ, thay vì VN và các nước khác. Dự tính vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ
tăng từ 45 tỷ USD năm 1998 lên 100 tỷ USD năm 2005. Các thống kê về đầu tư QT cho
thấy, riêng lượng vốn FDI do các nước phát triển đầu tư vào nhau đã chiếm tới
2/3 tổng số FDI toàn thế giới, còn các nước đang phát triển phải cạnh tranh
nhau để được nhận 1/3 số còn lại. Nếu TQ thu hút được nhiều đầu tư hơn có nghĩa
là cơ hội cho VN ta sẽ ít đi. Ðầu tư vào VN giảm liên tục trong năm nay cũng là
vì lý do đó. Khủng hoảng KT tại Ðài Loan và Singapo Mã Lai, Hàn QUốc hiện nay
là bởi các nguồn vốn ồ ạt chảy vào TQ, và hàng hoá của TQ có sức cạnh tranh
mạnh với hàng hóa của hai nước trên.
Một vài
dự đoán
Theo dự tính của Ngân Hàng thế giới WB đến năm 2010 TQ sẽ
nuốt hết thặng dư nông nghiệp của toàn Châu Âu. bởi vậy mục tiêu có tính chiến
lược và trước mắt là tiến xuống và làm suy yếu các nước ở phía nam trong số đó
các VN. Việc xâm lấn 2 quần đảo của VN cũng là không ngoài mục đích đó. Năm
1997 đầu tư vào ÐNA của TQ chỉ chiếm 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài, đến nay
đầu tư vào ÐNA của TQ đã chiếm 80% tổng vốn đầu tư nước ngoài. VN trong con mắt
của TQ là một miếng mồi ngon Có vị trí chiến lược về địa chính trị, lại là
miếng mồi dễ nuốt nhất vì được sự hậu thuẫn của các thế lực đen tối, bảo thủ,
và tay sai luồn sâu leo cao trong bộ máy nhà nước.
Theo dự tính của tôi, nếu VN không gia nhập được WTO vào
2006 tức là năm hiệp định AFTA có hiệu lực thì nền kinh tế VN sẽ phá sản, bởi
những lý do sau:
Ðầu tư
nước ngoại vào VN trong mấy năm qua liên tục giảm, vì do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực. (TQ lại không nằm trong nhóm
các nước này nên TQ không bị ảnh hưởng).
TQ sẽ gia
nhập WTO vào tháng 11 ngày. nên đã thu hút nhiều nguồn vốn hơn.
Do sự mất
giá của các đồng tiền của các nước trong khu vực, tạo lợi thế cạch tranh rất
lớn đối với hàng xuất khẩu của các nước đó với VN.
Nền Kinh tế VN hiện nay là một nền KT bong bóng với những
chỉ số giá hàng tiêu dùng liên tục giảm (thiểu phát gia tăng vì cung đã vượt
quá cầu), báo hiệu một nền kinh tế đang bị chững lại ,cái bong bóng có thể vỡ
bất cứ lúc nào. Bởi bất cứ một nền kinh tế nào, có lạm phát thì mới có phát triển
(lạm phát ở đây là mức lạm phát thấp, và có kiểm soát được, nó báo hiệu chỉ số
cung không đủ cầu) Nông sản, cà fê, gạo, hoa quả xuất khẩu mấy năm nay bị rớt
giá liên tục, thậm trí ta phải chặt bỏ 185 nghìn Ha cafe.
Thử dạo qua hàng hoá tại thị trường VN ta sẽ thấy rõ,
hàng hoá TQ, hoặc của TQ giả nhãn hiệu của các nước khác chiếm đến 60-70 % tại
thị trường VN. Từ các đồ gia dụng đến các máy móc công nghiệp. Xe máy TQ tràn
nập thị trường VN, văn hoá, phim ảnh TQ được quảng cáo không công trên các thương
tiện tông tin đại chúng từ sáng tới tối.
Ðến năm 2006 Hiệp định AFTA có hiêụ lực, hàng hoá của các
nước trong khu vực sẽ ùa vào VN, vì các hàng rào thuế quan đã được gỡ bỏ, sẽ
đánh bật các hàng hoá của VN ngay tại thị trường VN. Hàng hoá của chúng ta thông
thường có giá cao hơn từ 5%-40% các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu
vực. Mà không chỉ hàng hoá của các nước trong khu vực, hàng hoá của các nước
thứ ba, nhập cảng vào các nước ASEAN đóng gói và xuất sang VN miễn là có 40%
định lượng được sản xuất tại nước đó cũng được miễn thuế Hải quan, vì đó là quy
định của AFTA. .
Vào lúc đó hàng hoá của VN sẽ không xuất khẩu được sang
các nước trong khu vực, cũng như sang các nước EU, hoặc Nhật Bản,bởi những lý
do đã nêu trên. Công nhân sẽ mất việc làm, nông dân không bán được nông sản,
các khu chế xuất sẽ giải thể....sinh viên ra trường sẽ thất nghiệp.
Ðó chính là lúc TQ sẽ nhảy vào đầu tư, mua lại các công
ty, các khu chế xuất, các nông trường, đồn điền.... toàn bộ nền KT của ta sẽ
phụ thuộc rất nhiều vào TQ. Trong xã hội ngày nay, ai nắm quyền lực về KT,
người đó sẽ nắm luôn quyền lực về chính trị (theo dự đoán của Ngân hàng TG đến
năm 2005 lượng dự trữ ngoại tệ của TQ sẽ đạt 180 tỷ USD), TQ hoàn toàn có khả
năng khống chế được nền kinh tế nước ta . Lúc đó ta sẽ trở thành một bang hay
một tỉnh của TQ.
Và lực lượng này đang tìm cách cho TQ tiếp cận thị trường
VN. Gần đây nhất chúng ta được biết họ đã bật đèn xanh cho nhà thầu HISG chúng
thầu sân vận động Mẽ Trì. Ðể mỵ dân và báo chí, họ cũng tạo ra một cuộc đấu
thầu công khai, nhưng tất cả chỉ là một trò hề kệch cỡm, không đãnh lừa nổi ai.
Một nhà thầu không đủ tư cách pháp nhân, cũng như các thủ tục đấu thầu cần
thiết, và thiết kế thì chắp vá, thay đổi đến hàng chục lần mà vẫn không đạt yêu
cầu nhưng vẫn được chúng thầu mặc dù báo chí và hội kiến trúc, hội xây dựng đã
lên tiếng phản đối, nhưng chính ông Khải tuyên bố một câu xanh rờn:
"...Ðấu thầu lại thì phức tạp lắm, cái nào rẻ thì cho làm...". Ðể xoa
dịu báo chí và nhân dân Bộ chính trị và ban Tư Tương Văn Hoá TW đã cho họp các
Tổng biên tập các báo và loan báo rằng: " Nhà thầu HISG là một công ty của
Ban tài chính TW Ðảng CSTQ, đây là sự hợp tác của hai Ðảng anh em." Một
tên Mafia TQ lại trở thành đồng chí của Ðảng thì cũng không có gì lạ cả, Hẳn
nhiều người còn nhớ những kẻ dao búa như Khánh Trắng và chủ chứa như Lê Tân
Cương cũng từng được họ giới thiệu là đồng chí rồi còn gì.... Gần đây nhân
chuyến thăm của Lý Bằng hôm 7/9, họ lại bật đèn xanh cho một Cty của TQ khai
thác quặng nhôm ở Ðắk-Lắk, và nhân hội nghị của EMM 3 tại HN, họ tìm cách đưa
VN vào quỹ đạo của TQ bằng cách nâng kim ngạch buôn bán của hai nươc lên 5 tỷ
USD vào năm 2005. Và theo nhiều nguồn tin thì TQ cũng đang mon men đến dự án
thuỷ điện Sơn La của VN.
Ðôi khi tôi cứ nghĩ không biết có phải người ta đang ngủ
mơ hay không. Khi xưa, trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng, TQ đã từng lợi dụng việc
giúp VN xây dựng đường xá và nhiều công trình XD khác họ đã bí mật cho đào hầm
bí mật chứa vũ khí để một ngày tìm cách quay lại xâm lược VN. Giờ đây lại cho
TQ vào những vùng có tính nhậy cảm như tại Tây Nguyên hay Sơn La, thì không
hiểu họ còn nghĩ gì đến an ninh quốc gia hay không.
Cách tốt nhất để kứu vãn nền kinh tế nước ta hiện nay là
đưa VN sớm hội nhập vào nền KT thế giới và để thoát khỏi ảnh hưởng của TQ là:
Tổng Thống Mỹ nhanh chóng thông qua Hiệp định thương mại Việt- Mỹ ( xin đưa 1
ví dụ :chỉ riêng lượng tôm mà VN xuất khẩu sang Mỹ hàng năm đạt 300 triệu USD)
,và VN sớm được gia nhập tổ chức thương mại thế giới., vì tại đó các doanh
nghiệp VN có cơ hội mở rộng thị trường buôn bán được ưu đãi với 134 quốc gia,
và cơ hội đầu tư nước ngoài vào VN sẽ rộng lớn hơn. Và người VN tại Hải ngoại
nếu còn yêu dân tộc VN thì hãy trở về để XD đất nước.
. Ðương nhiên chính quyền Bắc kinh biết được những lợi
ích đó nên họ luôn tìm cách phá hoại sự hội nhập của VN vào thế giới văn minh.
Chính vì những lý do đó, khi biết được VN và Mỹ đàm phán
để thông qua hiệp định thương mại Việt- Mỹ .TQ luôn luôn dật dây cho các lực
lượng bảo thủ trong Ðảng trì hoãn việc ký kết và thông qua Hiệp định, và ở
trong nước họ luôn luôn đật giây cho các thế lực tay sai đàn áp những người dân
chủ.
Cuộc
vật lộn gay go
Ngay trước chuyến thăm của Tổng Thống Clinton tới VN
11/2000. Trước đó, Chủ tich TQ là Giang Trạch Dân có lời mời cấp tốc ông Trần
Ðức Lương sang TQ. để thăm dò thái độ của VN với Mỹ. Tại đây TQ đề nghị cho VN
vay 53 triệu USD, trong đó chỉ phải trả lãi 1/3. Và TQ còn hứa sẽ cho VN vay
tiếp 300 triệu USD với lãi xuất thấp. (một sự tử tế bất ngờ chưa từng sảy ra).
Nhưng kèm theo đó, phía TQ muốn ta ký hiệp định Vịnh Bắc Bộ ngay sau khi Tổng
thống Mỹ rời khỏi VN. Trước và sau chuyến thăm của TT Mỹ, ban TTVH TW đã cho
họp Tổng biên tập các báo trí và loan báo rằng phải đăng ảnh của ông Clinton
nhỏ hơn ảnh của ông Giang Trạch Dân đã từng được đăng trên báo trong chuyến
thăm VN trước đây.
Trước thềm Ðại hội Ðảng lần thứ IX một phái đoàn ngoại
giao của TQ đã bí mật sang VN nằm để ủng hộ cho ông Phiêu được ở lại thêm 1
nhiệm kỳ nữa, vì họ nghĩ rằng họ Lê, là đồng minh của mình, nhưng sự việc không
đơn giản như vậy:
Lê Khả Phiêu, tuy là cánh tay phải của Lê Ðức Anh ở quân
khu 9 và Căm pốt, nhưng trước khi được Lê Ðức Anh đặt vào chiếc ghế Tổng bí thư
đó, Ông Phiêu, đã có thời làm trưởng ban kiểm tra TW. Trong thời gian này ông Phiêu
được tiếp súc với nhiều hồ sơ mật, nên ông Phiêu đã có nhiều nhận thức về nhiều
bộ mặt trong Ðảng. Ông đã nhiều lần gặp tướng Trần Ðộ, và ông Hoàng Minh Chính.
Càng về thời gian cuối sau này, ông Phiêu càng bừng tỉnh và nhận thức được
nhiều vấn đề. Nhất là sau khi ông bị các lực lượng tay sai dật giây để đàm phán
ký các hiệp định bán nước đã nêu trên.Cuối cùng trong hội nghị trù bị ông đã đi
nước cờ liều. Ðược sự ủng hộ của cánh quân đội cụ thể là Lê Thanh Ngân và Phạm
Văn Trà, Ông đã quyết định tổ chức cuộc họp tại thành HN, (Phố Lý Nam Ðế) thay
vì tại Hội trường Ba Ðình như các kỳ họp trước, và sử dụng lữ đoàn 144 là lữ
đoàn tinh nguệ của QÐ để bảo vệ đại hội thay vì lực lượng cảnh vệ quốc gia của
bộ CA như trước đây, để hòng gây sức ép với phe bảo thủ và tay sai trong Ðảng.
Theo nhiều nguồn tin được tiết lộ từ thâm cung :Trong hội nghị đã có lúc ông
Phiêu chỉ mặt LÐA và ÐM mà bảo rằng: " Các ông bảo tôi ngu, thế lúc các
ông đặt tôi vào chiếc ghế này, sao các ông không bảo tôi ngu ...".
Cuộc họp diễn ra rất căng thẳng, mà không đi đến ngã ngũ.
Mà cũng bởi Ông Phiêu còn non gan nên không dám dùng QÐ để ra tay, nên phải mất
4 kỳ họp trù bị mới đi đến ngã ngũ. Ðến những ngày cuối cùng, không hiểu sao
PVT, lại đứng về phe bảo thủ. Mất chố dựa vào QÐ, ông Phiêu như hổ mất nanh
vuốt, đành đi đến thoả hiệp. Như chúng ta đã thấy, các vị cố vấn phải rút lui,
ông Phiêu và ông Ngân cũng mất chức.
Ông Nông Ðức Mạnh, một người thuộc phái chung dung, ôn
hoà được bầu làm Tổng bí thư một cách đầy bất ngờ. Sau đại hội trù bị ông Phiêu
đã chỉ mặt PVT mà bảo rằng: "Ðồ phản bội". Bởi thế PVT vẫn còn được
giữ nguyên chức vụ, mặc dù trước đó đã bị Bộ Chính Trị cảnh cáo vì không làm
tròn nhiệm vụ.
Muốn kứu vãn tình thế, trong kỳ Ðại hội Ðảng đích thân Hồ
Cẩm Ðào một nhân vật quan trọng thứ hai trong Ðảng CSTQ bay sang tận nơi để dự,
nhưng sự việc đã ngã ngũ. Cứ nhìn bộ mặt của họ Hồ trong đại hội và khi ra về
ta cũng thấy rõ.
Trong một cuộc họp báo sau Ðại hội Ðảng, khi được hỏi về
quan hệ Việt-Trung, ông Nông Ðức Mạnh có nhắc lại 16 chữ vàng " Láng giềng
hữu nghị. Hợp tác toàn diện. ỏn định lâu dài. Hướng tới tương lai". Sau đó
ông Mạnh có lời mời tới các nhà lãnh đạo TQ sang thăm VN. Lúc đầu phía TQ từ
chối họ lấy cớ, khi nào ông Nông Ðức Mạnh sang TQ trước rồi họ mới sang VN sau
( khi xưa các vua chúa VN khi lên ngôi đều phải sang TQ báo công và xin được
nhận làm chư hầu, ngày nay họ cũng muốn ông Nông Ðức Mạnh làm như vậy).
Tuy nhiên ông Nông Ðức Mạnh không dễ đầu hàng ngay. Ông
Mạnh đã đi nước cờ xuất Mã bằng chuyến thăm uý lạo đồng minh thân cận của VN là
Lào, để cùng cố tình đoàn kết. Sau đó ông Mạnh ngồi chờ các nhà lãnh đạo TQ.
Tuy bị mất những con át chủ bài nhưng những lực lượng tay
sai còn được cài lại trong Ðảng vẫn còn khá đông .Sau kỳ Ðại hội Ðảng như muốn
làm hài lòng các quan thầy tại TQ, và cũng muốn để ra uy với Tân Tổng Bí thư
Nông Ðức Mạnh "ta vãn kiểm soát được tình hình" chỉ hai ngày sau Ðại
Hội, họ cho tiến hành ngay việc bắt giam và khám nhà ông Vũ Cao Quận một con
chim đầu đàn trong phong trào dân chủ tại Hải Phòng. Và về phần mình, chính
quyền CSTQ tức tốc gửi những thông điệp đón chào tân Tổng bí thư bằng việc cấm
tàu đánh cá của ta được hoạt động tại khu vực quanh đảo Hoàng Sa, và cho cấm
biển để bắn đạn thật, nhằm mục đích ủng hộ lực lượng bảo thủ trong Ðảng và để
cảnh cáo ông NÐM "chớ có tìm các thoát khỏi ảnh hưởng của họ.".
Tiếp sau đó là hàng loạt các hành động đàn áp những tiếng
nói dân chủ tại VN, như việc câu lưu Tướng Trần Ðộ lên CA, tịch thu tập bản
thảo của Ông, cùng hàng loạt các vụ đàn áp tôn giáo như Nguyễn Văn Lý; Thích
Quảng Ðộ; Thích Huyền Quang; Lê Quang Liêm;...
Vụ Thứ tư đỏ xảy ra hôm 5/9/01 cuối cùng đã bóc trần bản
chất của họ. Họ làm việc đó ngay khi Hạ Viện Mỹ đang họp để thông qua HÐTM. Họ
không cần đến HÐTM Việt Mỹ nữa, vì họ đã có TQ rồi, và TQ sẽ giúp cho họ giữ
mãi được địa vị thống trị. Họ làm việc đó như thế là để trải tấm thảm đỏ nhân
quyền kiểu TQ để đón quan thầy của họ là Lý Bằng . Họ tưởng rằng làm như vậy là
thực hiện được mưu đồ đó.
Như đã nói ở trên ông Nông Ðức Mạnh là người ôn hoà sáng
suốt và không bè phái nên ông không tiến hành thăm TQ ngay mà ngồi chờ TQ sang
thăm VN. Không thể đợi được hơn, nhà cầm quyền TQ bèn xuống thang cử Chủ tịch
QH Lý Bằng sang thăm VN. nhưng thực chất họ xuống thang theo kiểu Mao Trạch
Ðông, "Lùi một bước để tiến ba bước" Chuyến thăm đó là để củng cố
quan hệ KT Việt-Trung, nhưng thực chất là để lên dây cót tinh thần cho cỗ máy
tay sai đã rệu rã và già nua phải chạy nhanh hơn nữa trong lòng TQ, và cũng để
hà hơi tiếp sức cho các lực lượng đó chống phá những người yêu dân chủ tiến bộ
tại VN, hòng làm mất uy tín của ông Nông Ðức Mạnh và các gương mặt trẻ trong Bộ
Chính Trị, phá hoại khẩu hiệu Dân chủ, đoàn kết, đổi mới, phát triển vừa được
đại hội thông qua .Cùng chuyến thăm này ta thấy có Lưu Bằng Bộ trưởng VH TQ.
Lưu Bằng đã họp với ban Tư tưởng VH TW để rồi họ cùng đồng ca bản thánh ca đã
lạc lõng với thế giới văn minh là ý thức hệ CSCN và định hướng XHCN.
Trong nội bộ Ðảng hiện nay đang
chia làm hai phe. Phe cấp tiến chủ yếu là những lực lượng trẻ, thông minh và
sáng suốt muốn VN có quan hệ tốt đẹp với tất cảc các quốc gia kể cả Mỹ, còn phe
kia là các lực lượng bảo thủ già nua vẫn chưa từ bỏ ý nghĩ "Mỹ là kẻ thù
số một, và Mỹ vẫn chưa từ bỏ giã tâm xâm lược VN". Lực lượng này lại đang
giữ một số vị trí quan trọng trong Ðảng và trong QÐ cho nên họ đã quyết định
ngả sang TQ.
Liệu một lần nữa dân tộc ta có
lỗi hẹn với thế giới văn minh không ?.
Liệu ông Nông Ðức Mạnh là người
không bè phái, vây cánh không được QÐ ủng hộ, không hiểu Ông có đứng vững được
trước làn sóng Phương Bắc này không ?.
Liệu giờ đây 16 chữ vàng trong
quan hệ Việt-Trung có thể trở thành câu thần chú của chiếc vòng kim cô dân chủ
mang mầu sắc Thiên An Môn, có thể siết vào đầu hơn 76 triệu đồng bào VN không
?.
Liệu dân tộc ta có phải chịu thêm
một tầng áp bức, mới mà tầng áp bức này còn tàn khốc hơn tầng áp bức trước
không ?.
Thế đấy, cuộc vật lộn sẽ còn rất
cam go. Chỉ mong sao Ban chấp hành Trung Ương mới với nhiều gương mặt trẻ trung
hơn, học thức hơn, tỉnh táo hơn, hãy sáng suốt cảnh giác với Bắc Triều, đừng để
cái hoạ nô dịch nghìn năm ngày nào lại oan nghiệt tròng vào cổ nhân dân ta một
lần nữa... Hãy thức thời chủ động hội nhập vào thế giới tiên tiến, thực hiện
chủ trương đề xuất của nhà trí thức yêu nước lỗi lạc Nguyễn thanh Giang :
"Tựa vào sức nâng toàn cầu mà phát huy nội lực" , xây dựng đất nước
dân chủ, giầu mạnh đủ sức tự cường dõng dạc tuyên bố:
"... Như hà nghịc lỗ lai xâm phạm
nhữ đẳng hành khan thủ bại hư "
Tôi viết bài này khi đang bị kìm
kẹp trong vòng vây nghiệt ngã của các lực lượng bảo thủ và tay sai cho Bắc
Triều. Biết rằng, bài viết này không làm cho hào quan lấp lãnh trên đầu tôi mà
trái lại càng đẩy tôi lún sâu thêm vào vòng nguy hiểm. Ngay như đối với một
công thần của cách mạng , mà họ còn ngang nhiên tuyên bố xanh rờn: "...
Sẵn sàng hy sinh Hoàng Minh Chính để bảo vệ chế độ". Huống chi tôi chỉ là
con tốt đen dễ dàng bị biến thành vật tế thần cho bàn thờ Bắc Triều. Dẫu sao
trước hiểm hoạ khôn lường của tồn vong đất nước, tôi dám nề hà xả thân, bởi tôi
tâm niệm câu nói của Hàn Phi Tử: : " Nước mất, mà không biết là bất tri;
biết mà không lo liệu, là bất trung; lo liệu, mà không liều chết là bất
dũng." Chỉ mong sao tấc lòng nhỏ mọn này, được lương tri dân tộc trong và
ngoài nước soi thấu, và hết lòng, hết sức chỉ giáo.
Hà Nội ngày 1 / 10 / 2001
Lê Chí Quang
Ðịa chỉ 22 phố Trung Liệt ÐÐ. HN
Ðiện thoại : 8.514000.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire