vendredi 23 octobre 2015

TÀU CHỆT TỰ THÚ NHẬN MUA HS-TS BẰNG HỐI LỘ ĐCSVN ĐỂ CƯỚP HOÀNG SA TRƯỜNG SA CỦA VN





TÀU CHỆT TỰ THÚ NHẬN MUA HS-TS BẰNG 
HỐI LỘ ĐCSVN ĐỂ CƯỚP HOÀNG SA 
TRƯỜNG SA CỦA VN


Kính thưa đồng bào Nội/Ngoại,

Bây giờ chúng ta đã thấy tất cả, không ai cãi vào đâu được : « cháy nhà đã lòi ra mặt chuột ».  Vậy tôi xin trình bày ngắn gọn cùng quý đồng bào Nội Ngoại :
01. TC đã trưng ra 5 bằng chứng cứng rắn rằng từ lâu ĐCSVN đã bán Hoàng Sa - Trường Sa và đất nước cho Tàu cộng với nhiều bằng chứng trên giấy trắng mực đen. 

02. Như vậy chính Trung Công đã tự thú Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam mà TC đi hối lộ gọi là «mua bán nước móc ngoặc» mà cướp lấy mới có. TC đã dùng uy thế của kẻ mạnh, của tiền tài dụ dỗ kẻ yếu là CSBV bán HS-TS cho chúng lúc mà các quần đảo chưa phải là của XHCNVN.

03. CS China nói có sách mách có chứng thật, không ai chối cãi được.  Cho nên nhà nước XHCNVN không thể đi kiện TC được nữa.  Tức nhiên là chúng ta sẽ vĩnh viễn mất hết vùng đảo biển rộng lớn gấp mấy lần đất nước VN. 

04. Chính nhờ vào những điều tự thú nầy, mà TC tự nói lên rằng chúng đã lếu láo, nói những lời bịa đặt, ngụy biện, ngụy chứng của TC từ trước rằng « HS-TS là của TQ trên dòng lịch sử… ».  Rồi dùng vũ lực suốt trên 40 chục năm nay, nhìn lạm, xâm lăng biển đảo của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 16/1/năm 1974 lúc mà  Chính phủ VNCH đang là chủ nhân của HS-TS.

05. Bây giờ mới lòi ra việc chính Tàu sự thú là đã đi mua, đi hối lộ CSBV để tự nhận HS-TS là củ chúng.  Chính miệng lưỡi TC đã nhìn nhận HS – TS không phải là của TC, mà TC phải đi mua của CSBV theo phương thức ‘đưa tiền trước lấy hàng sau’.

06. Nhưng vào tháng Giêng/1975 là lúc mà CSBV chưa chiếm được Miền Nam, chưa làm chủ HS-TS, thì TC đã vội vã đánh lấy Hoàng Sa bằng những luận điệu của kẻ láo khoét, gian dối, cướp bóc. Tất nhiên TC đã làm sai lời hứa của CSBV, nên việc chúng chiếm HS là hoàn toàn sai.

07. Nếu ĐCSVN đã đi lấy của cải của người khác để bán cho đệ tam nhân là có tội, thì kẻ đàn anh, biết rõ luật pháp quốc tế, lại đi mua tài sản của đệ tam nhân từ một người thân quen với mình do sự mưu đồ xúi dục của mình, như vậy tội lỗi đó còn nặng hơn tội người bán. 

08. Nhưng hơn thế nữa khi người bán chưa ‘lấy được hàng về trong tay’ mà TC tự động dùng vũ lực đi ‘ lấy cướp hàng’ từ tay của chính sở hữu chủ VNCH, thì chính TC đã không giữ làm không đúng thủ tục mua bán theo lời hứa.  Và như vậy việc mua bán đảo biển của Miền Nam VN giữa ĐCSBV và CS Tàu không còn giá trị trước phát luật quốc tế.

09. Trong lúc TC xưng là đàn anh, là siêu cường, đưa ra 16 chữ vàng và 4 điều tốt, mà lại đi xúi giục thằng em tham tiền, để « mua bằng gió », « mua bằng lời hứa có điều kiện » để lấy cớ dùng vũ lực xâm lăng của cải sở hữu chủ của đệ tam nhân thì  còn nặng tôi hơn là kẻ đi mưu đồ bán tài sản của người.

10. Vì vậy 5 bằng chứng của TC đưa ra về việc CSBV bán nước không còn có giá trị vào thời buổi HS-TS còn là tài sản của VNCH Miền Nam Việt Nam.

11. Vì vậy nếu nhà nước CSVN hiện hữu kiện TQ tại LHQ, hay  CSVN sẽ ra tòa đối chất khi TC khiếu kiện về vụ Hoàng Sa - Trường Sa thì CSVN sẽ thất kiện và chúng ta mất HS-TS vĩnh viễn. Như vậy nhà nước XHCNVN không thể kiện hay đối chứng với kiện cáo của TC nếu không có sự nhúng ta của Đại diện VNCH theo đúng đường lối của Hiệp Định Paris.  VNCH chỉ bị thất lạc tha hương mà thôi, khi cần sẽ trở về cứu nước.

12. Người có quyền kiện TC tại LHQ phải là người của Chính thể VNCH theo Hiệp Định Paris.  Muốn có lý trong việc kiện TQ, chúng ta phải kiện luôn CSBV. 

13. CSVN ngày nay phải chấp nhận bị kiện, và chấp nhận khuyết điểm của mình, thì mới cứu được HS-TS.  Đó là khổ nhục kế mà chính quyền CS đương nhiệm phải chấp nhận để sửa sai khuyết điểm trong quá khứ.

14. Nếu không thì ĐCSVN, một là trả lại Miền Nam cho dân MN trưng cầu dân ý mà lập lại chính thể VNCH.  Rồi VNCH mới kiện TC đươc.

Kính thưa đồng bào Nội Ngoại,

Trước cảnh nhà tan mất nước, toàn dân đau đớn, chúng tôi xin hiến kế cứu nước cùng quý vị.  Xin hãy ủng hộ chúng tôi, hậu thuẩn cho chúng tôi đi cứu nước.  Không có quý vị góp phần thì chúng tôi chắc chắn chẳng làm được gì.

&

LÀM SAO CỨU NƯỚC? CHÚNG TA CN DÙNG KH NHC K
Chiến lược cứu Hoàng Sa-Trường Sa :

A.  Chúng tôi tha thiết kêu gọi NVHN sự đồng thuận, hậu thuẩn, góp tài, góp sức, góp công, góp đức, chúng ta lên đường dấn thân cứu nước.

B.   Chính toàn thể CĐNVHN với lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là Cộng Đồng Đại Diện cho VNCH chiếu theo Hiệp Định Paris. Có đúng không ?

C.   CĐNVHN là Đại Diện cho VNCH chiếu theo Hiệp Định Paris có thể bỏ phiếu ngay cho những ai ứng cử và thề trên lá Cờ Vàng của VNCH, để thay mặt cho CĐNVHN đứng lên khiếu kiện cả hai phe bên mua bên bán hải đảo của VNCH trước đây.

D.  Như vậy chúng ta vừa kiện cả nhóm người « kẻ mua lẫn người bán » tài sản của VNCH, tức là chúng ta kiện cả TC và CSBV luôn.
E.   Chúng tôi cũng sẽ đi xin các nước đã từng ký kết bảo vệ « Hiệp Định Paris» giúp đở và hậu thuẩn cho chúng ta. Chúng tôi đã có cái hẹn với chính phủ Canada vào tháng 7/2014 nầy.  Sau đó chúng tôi sẽ xin cái hẹn với các chính phủ Pháp, Anh, Ba Lan, Úc, Nhật, Mỹ..vv….  

F.    Xin CĐNVHN, xin  luôn cả Việt Kiều hải ngoại. Để cứu nước chúng ta phải đoàn kết, không thể phân biệt thể chế đảng phái nào cả. Ai yêu nước, ai hy vọng lấy lại HS-TS thì hãy giúp chúng tôi, bất phân quốc cộng, đảng phái nào cả. Hãy ủng hộ chúng tôi lên đường cứu nước. Yêu cầu đừng ai chụp mủ ai trong lúc nầy, vô cùng tai hại. Chỉ trừ có gián điệp Tàu cộng mới chụp mủ, phá hoại kế hoạch cứu nước của chúng ta.

G.  Chiến lược chiến thuật của chúng ta dầu có hay hay là dở, dù thành công hay thất bại, xin sẽ tính sau.  « Hãy tự giúp mình trước, Trời sẽ giúp chúng ta ».

H.  Tha thiết cầu mong quý vị yêu nước, muốn cứu HS-TS cho biết ý kiến. 

I.      Xin đừng chôn kế hoạch cứu HS-TS đầu tiên, dầu nó có tệ đến như thế nào.


Việt Nam chúng ta có câu "Em ngã chị nâng, chị ngã em ẵm em bồng hai tay". CSBV đã không làm đúng vai chị, chúng ta với chính nghĩa Quốc gia Dân tộc, hãy quảng đại làm tròn vẹn vai em nhé.
TRƯNG TRIỆU
 

2014-06-14 0:07 GMT+11:00 hung vu vhungvu07@yahoo.com.au [VN-Post] <VN-Post@yahoogroups.com>:

 
Bộ ngoại giao TQ công bố 5 bằng chứng bán nước của ĐCSVN
Lễ Chào cờ Tưởng niệm Quốc hận 30/04 (Toronto)

CTV Danlambao - Hôm 8/6/2014, trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã cho đăng một bản tuyên bố mang tên "Giàn khoan 981 hoạt động: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc". Trong đó, phía Trung Quốc đã chính thức cho công bố 5 bằng chứng bán nước không thể chối cãi của chế độ cộng sản Việt Nam dưới quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Những bằng chứng động trời này một lần nữa khẳng định: đảng cộng sản Việt Nam chính là một tập đoàn Việt gian phản quốc. Thậm chí, đến cả những ai còn mù quáng nhất cũng không thể phủ nhận hành vi bán nước ô nhục của đảng cộng sản Việt Nam.

Bản tuyên bố được viết bằng tiếng Anh trên trang web Bộ ngoại giao Trung Quốc, sau đó lập tức được Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc-CRI chuyển sang tiếng Việt.

Trong phần IV của bản tuyên bố, phía Trung Quốc đưa ra các bằng chứng cho thấy chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng cộng sản cầm đầu đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc.

"Trước năm 1974, các khóa Chính phủ Việt Nam không hề đưa ra bất cứ nghị dị đối với chủ quyền quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, bất cứ trong tuyên bố, công hàm của Chính phủ Việt Nam hay là trên báo chí, tạp chí, bản đồ và sách giáo khoa của Việt Nam đều chính thức công nhận quần đảo Tây Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc", bản tuyên bố ngày 8/6/2014 của Bộ ngoại giao Trung Quốc viết.

Dưới đây là trích đoạn phần nói về 5 bằng chứng bán nước của đảng cộng sản Việt Nam do Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố:

Bằng chứng số 1:

Ngày 16/5/1956, trong buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêmtrịnh trọng bày tỏ: "Căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc". Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lộc còn giới thiệu cụ thể hơn những tư liệu của phía Việt Nam và chỉ rõ: "Xét từ lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà Tống".

Bằng chứng số 2:


Ngày 4/9/1958, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố, tuyên bố chiều rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý, dứt khoát nêu rõ: "Quy định này áp dụng cho tất cả mọi lãnh thổ của nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa, trong đó bao gồm quần đảo Tây Sa". Ngày 6/9, trên trang nhất của "Báo Nhân Dân"-cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam đã đăng toàn văn bản tuyên bố lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc. Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, trịnh trọng bày tỏ: "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và tán thành tuyên bố về quyết định lãnh hải công bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định này".

Bằng chứng số 3:

Ngày 9/5/1965, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố về việc Chính phủ Mỹ lập "khu tác chiến" của quân Mỹ tại Việt Nam, chỉ rõ: "Việc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoà là khu tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ", đây là đe dọa trực tiếp "đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước láng giềng".

Bằng chứng số 4:



Tập "Bản đồ Thế giới" do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng Việt Nam in ấn xuất bản tháng 5/1972 đã ghi chú quần đảo Tây Sa bằng tên gọi Trung Quốc. 

Bằng chứng số 5:




Trong sách giáo khoa "Địa lý" lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, có bài giới thiệu "Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" viết: "Từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn..., các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức 'Trường Thành' bảo vệ Trung Quốc đại lục".

*

Cũng trong bản tuyên bố ngày 8/6, phía Trung Quốc cũng nêu cáo buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam "đã nuốt lời cam kết của mình" khi tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cho đến thời điểm này, nhà cầm quyền CSVN chưa hề đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào trước việc Trung Quốc cho công bố 5 bằng chứng bán nước như trên.

Một sự im lặng nhục nhã đối với tập đoàn Việt gian bán nước.



THƯ NGỎ GỬI NHÀ THƠ ĐỖ TRUNG QUÂN VÀ TẤT CẢ NHỮNG AI QUAN TÂM ĐẾN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO HỘI HỌP VÀ LẬP HỘI Ở VIỆT NAM
Ngày hôm nay, 12/04/2014, trên trang mạng bolapquechoa có đăng thư ngỏ của nhà thơ Đỗ Trung Quân gửi nhà văn Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập Việt Nam, sau đó được trang mạng Văn Việt của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam (gọi tắt là BVĐVĐ) đăng lại ngay tức thời. (http://vanviet.info/van-de-hom-nay/thu-ngo-nha-tho-do-trung-quan-gui-van-doan-doc-lap/hoặc [nếu bị tường lửa] http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://vanviet.info/van-de-hom-nay/thu-ngo-nha-tho-do-trung-quan-gui-van-doan-doc-lap/). Trong thư có đoạn: “… tôi được một nhân vật thuộc ngành an ninh thông báo lý do canh giữ tôi đến hôm nay ngoài việc xuống đường [chống Chinaxâm lược]như dư luận trong và ngoài nước đã biết, tôi còn là THƯ KÝ VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP, còn là cầu nối, một trạm liên lạc của Văn đoàn”. Nhà thơ Đỗ Trung Quân yêu cầu VĐ ĐL trả lời công khai ông có được giao chức trách nói trên hay không?
Về vấn đề này, BVĐVĐ xin chính thức tuyên bố:
 1/ Nhà thơ Đỗ Trung Quân là một thành viên của BVĐVĐ trên cơ sở tự nguyện tán thành Tuyên bố của BVĐVĐ và đăng ký tham gia BVĐVĐ. Ngoài tư cách đó, ông chưa được giao bất cứ công việc gì của BVĐVĐ.
2/ Việc mỗi thành viên BVĐVĐ nhận và thực hiện công việc theo sự phân công của Trưởng ban – nhà văn Nguyên Ngọc là việc hoàn toàn nội bộ của BVĐVĐ.Không ai có quyền, bất kể nhân danh tổ chức hay cơ quan nào, sách nhiễu các thành viên BVĐVĐ về việc này.
3/ Trong suốt thời gian từ khi BVĐVĐ tuyên bố ra mắt (03/03/2014), đã có những hiện tượng sách nhiễu, gây khó khăn với không ít thành viên BVĐVĐ, như: ngăn cản các thành viên BVĐVĐ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, truyền hình…), lặp lại đúng hệt các thủ đoạn xấu xa đối với Nhân văn Giai phẩm cách đây hơn nửa thế kỷ; gây áp lực với nơi làm việc của thành viên và trực tiếp với thành viên để “vận động” họ rút tên khỏi BVĐVĐ; vu cáo trắng trợn rằng BVĐVĐ là một tổ chức chính trị hoạt động nhờ tài trợ nước ngoài…
Những hành vi trên đã không lay chuyển được đại đa số thành viên BVĐVĐ. Nhiều người đã khẳng khái trả lời KHÔNG với mọi áp lực nhằm buộc họ rút tên khỏi BVĐVĐ.
4/ BVĐVĐ kịch liệt phản đối những hành vi sách nhiễu nói trên đối với các thành viên BVĐ, vì:
Đó là những hành vi vi phạm pháp luật và Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội của công dân.
Vu cáo, xúc phạm uy tín danh dự của tổ chức và công dân.
Chia rẽ khối đoàn kết dân tộc trong lúc đất nước đòi hỏi sự đồng thuận, một lòng của toàn dân, đặc biệt của giới trí thức, để đối phó với cuộc xâm lược của China đang diễn ra vô cùng nguy hiểm trên mọi mặt trận, trong đó văn hoá là một mặt trận hết sức then chốt.
5/ Lập trường nghệ thuật của BVĐ đã thể hiện rõ trong Tuyên bố Vận động ngày 03/03/2014(http://vandoandoclapvietnam.org), đó là: “góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi”.
Lập trường chính trị của BVĐ đã thể hiện rõ trong Tuyên bố về vụ giàn khoan Hải Dương 981 (http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://vanviet.info/van-de-hom-nay/tuyen-bo-cua-ban-van-dong-van-doan-doc-lap-viet-nam-ve-viec-trung-quoc-cho-gian-khoan-hd-981-va-cac-tau-vu-trang-xam-chiem-vung-bien-thuoc-chu-quyen-viet-nam/) chỉ 4 ngày sau khi China kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. BVĐ tự hào là tổ chức dân sự đầu tiên ở Việt Nam lên tiếng chính thức về sự kiện nghiêm trọng này, phản đối mãnh liệt hành động xâm lược của China và ủng hộ Nhà nước Việt Nam thi hành mọi biện pháp mạnh mẽ và tỉnh táo để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Trang mạng vanviet.info của BVĐVĐ ra mắt từ 19/3/2014 đến nay đã thể hiện cụ thể lập trường nghệ thuật và chính trị trên, thu hút lượng bạn đọc và cộng tác viên đông đảo, mặc dù ở nhiều nơi bị chặn bằng tường lửa.
6/ Nhữngtổ chức nghề nghiệp yêu nước có lập trường và hoạt động lành mạnh như BVĐVĐ không có lý do gì là đối tượng sách nhiễu, ngăn cản của bất cứ cơ quan, tổ chức nào với lý do an ninh chính trị tư tưởngvăn hoá.
BVĐVĐ yêu cầu các cơ quan hữu trách chấm dứt những hành vi sách nhiễu bất hợp pháp của một số cá nhân, tổ chức đối với BVĐVĐ và các thành viên BVĐVĐ. BVĐVĐ tuyệt đối tin tưởng rằng lý tưởng và những việc làmđúng đắn của mình luôn được sự ủng hộ và hưởng ứng của đông đảo người viết văn và bạn đọc trong, ngoài nước.
Ngày 12/6/2014
Thay mặt Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam
Nguyên Ngọc

Trung Quốc – Việt Nam: Lạm phát in tiền và độ trễ suy thoái
Phạm Chí Dũng
Nghịch lý gấp đôi
Với giới phân tích thường quan tâm đến những quốc gia khép kín, một điểm khá tương đồng không thể bỏ qua giữa hai nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam là lượng dự trữ ngoại tệ mạnh của hai nước này đã đại nhảy vọt trong mấy năm qua. 
Về phần Ngân hàng trung ương Trung Quốc, thành tích này thậm chí còn không thèm che giấu. Chưa bàn tới tính trung thực của báo cáo, tính tới nay chủ thuyết “Trung Quốc trỗi dậy” đã phóng dự trữ ngoại tệ lên gần $4.000 tỷ, theo một công bố mới nhất của cơ quan này. Như vậy, cùng với tốc độ tăng tiến gấp đôi số nợ của các chính quyền địa phương từ $1.500 tỷ lên $3.000 tỷ chỉ từ năm 2011 đến cuối năm 2013, dự trữ ngoại tệ cũng tăng gấp hai lần. Đó chính là một trong những nghịch lý lớn nhất của nền kinh tế mà một chuyên gia phương Tây đã vẽ nên ảnh “Voi cưỡi xe đạp”. 
Tuy nhiên, hiện giờ kinh tế Trung Quốc chỉ mới có biểu hiện tăng trưởng chậm lại và cách nào đó gây lo ngại cho Bộ chính trị Bắc Kinh cũng như với các đối tác lớn của Trung Quốc trên thế giới như Mỹ và Australia, chứ chưa lâm vào tình trạng chịu quá nhiều điều tiếng như Việt Nam trong suốt gần bảy năm qua. Còn với “tổ quốc ngàn năm Bắc thuộc”, tình cảnh tồi tệ hơn nhiều sau cú khủng hoảng kinh tế thế giới từ đầu năm 2008.  Vào giữa năm 2011, sau khi con sóng đầu cơ bất động sản ở Hà Nội đã đi hết chiều dài của nó, thị trường nhà đất Việt Nam ngay lập tức rơi vào cảnh hoàng hôn. Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện một từ ngữ mà giới ngân hàng ghét cay ghét đắng: “nợ xấu”.
Trong cảnh chợ chiều Việt Nam, nợ xấu là nguồn cơn của mọi nguồn cơn, khiến sinh ra mọi chuyện không thể gọi là tốt đẹp. Từ năm 2011 đến nay, bất chấp thái độ cố tình bưng bít của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, con số về tỷ lệ nợ xấu mới nhất do hãng tư vấn xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố vào đầu năm 2014 vẫn là 13%, tương đương với khoảng 500.000 tỷ đồng trên tổng số 3.400.000 tỷ đồng tổng nợ trong hệ thống ngân hàng. Có lẽ không quá khó để lý giải là con số nợ xấu hoặc nợ không thể đòi như thế đã khiến cho khối ngân hàng thương mại mất ngủ đến mức nào. Nhưng chính thế vong thân lãi suất cho vay đến hơn 20%/năm của các ngân hàng này lại làm cho ít nhất 200.000 doanh nghiệp phải vong mạng, và trên thực tế cũng chừng đó số doanh nghiệp không có khả năng đóng thuế cho ngân sách nhà nước. Con số này chiếm đến 35% tổng số doanh nghiệp còn nằm trên danh mục đăng ký hoạt động ở Việt Nam tính đến thời điểm này.
Thế nhưng bất chấp tất cả, dường như chưa bao giờ Hà Nội quên đi niềm tự hào anh em môi răng với Bắc Kinh, kể cả trong tận cùng của những nghịch lý bị coi là tật xấu khủng khiếp. Trong bối cảnh nền kinh tế đã rơi vào suy thoái trầm trọng và khiến hiệu ứng tiêu dùng tương đương với tình trạng giảm phát, lượng dự trữ ngoại tệ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vẫn gia tốc một cách đáng sợ. Nếu từ năm 2011 trở về trước, dự trữ ngoại tệ là chủ đề được coi là tuyệt mật và hầu như không thể công bố, thì nghịch lý ngơ ngác là trong lúc nền kinh tế ngày càng hội ngộ đầy đủ các thành tố khủng hoảng từ năm 2012 đến nay, Ngân hàng nhà nước lại càng lúc càng trở nên dạn dĩ hơn để “giải mật”. Lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam cũng theo đó mà xuất thần: từ khoảng $15 tỷ vào năm 2011, bầu sữa này đã lên đến hơn $30 tỷ vào đầu năm 2014. Thậm chí có ước đoán hiện thời dự trữ ngoại tệ của Việt Nam còn lên đến gần $40 tỷ, tức tương đương 1% của cái giá trị nhất thời chưa được kiểm chứng như vậy ở Trung Quốc.
Tất nhiên, một câu hỏi phải đặt ra: vì sao trong bối cảnh nền kinh tế cực kỳ què quặt mà dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn quá đầy đặn?
Vong thân kinh tế
Một giả thiết nhẹ nhàng có thể phác ra là Ngân hàng nhà nước Việt Nam – cơ quan vẫn ham muốn được nâng cấp lên mức “trung ương” theo cơ chế Trung Quốc – đã in tiền quá mức cần thiết để làm công tác “huy động ngoại tệ trôi nổi” nhằm phòng lúc khốn khó.
Một kinh nghiệm quý báu mà Hà Nội có lẽ đã luôn tham khảo từ “người láng giềng anh em”: Trung Quốc luôn bị xem là kẻ tạo ra lạm phát với tốc độ in tiền gấp đôi nước Mỹ.  “Trong vòng 30 năm qua, Trung Quốc đã dùng quá nhiều tiền để bơm vào nền kinh tế nhằm kích thích tăng trưởng” – một chuyên gia kinh tế có tên là Wu Xiaoling của chính phủ Trung Quốc nhún vai.
Chỉ tính đến cuối năm 2013, lượng cung tiền bơm vào nền kinh tế của Trung Quốc đã lên tới 110.650 tỷ Nhân dân tệ (tương đương $17.770 tỷ), gấp 4 lần so với 10 năm trước đây. Đây là dấu hiệu sống động nhất và cũng là bằng chứng hùng hồn nhất cho thấy chính phủ Trung Quốc đang in tiền nhanh hơn khá nhiều tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Song cơ chế lạm phát in tiền cũng tất yếu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của đồng Nhân dân tệ. Kể từ khi Trung Quốc bỏ chế độ neo tỷ giá vào năm 2005, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá so với đồng USD do nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nghịch lý xảy ra là trong khi Nhân dân tệ có vẻ giữ giá trị so với đồng tiền của các quốc gia khác, thì nó lại nhanh chóng mất giá ngay trong nước; đồng thời xu thế này cũng không kéo dài khi thời gian gần đây đồng Nhân dân tệ liên tục mất giá so với các đồng tiền khác. Nếu trong 4 tháng đầu năm 2014, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc liên tục giảm giá với biên độ lớn nhất từ khi quốc gia này bắt đầu thực hiện cải cách đến nay, thì vào đầu tháng 5/2014, tỷ giá Nhân dân tệ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2012, chỉ còn $1 đổi 6,23 NDT.
Hệ quả đương nhiên mà một kẻ sắp vong thân kinh tế phải tính đến là gom góp những tài sản quý giá nhất để phòng thân. Rất có thể cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, một khi vẫn lang thang trên con đường “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, hẳn phải dựa vào đồng đô la Mỹ như một phao cứu sinh để phòng hờ tương lai đồng nội tệ mất giá và nền kinh tế rơi vào lạm phát trầm trọng hoặc bị bão lạm phát.
Với Việt Nam, tương lai này đã hầu như chắc chắn. Còn với Trung Quốc, cả thế giới vẫn đang chờ xem quốc gia 1,3 tỷ dân này phải vật lộn với mầm mống của cơn khủng hoảng sắp tới như thế nào.
Những mầm mống như thế đang có vẻ khá căng cứng. Khi Tết nguyên đán 2014 mới trôi qua được một tháng, những tin tức về một đợt suy thoái kinh tế ở Trung Quốc bất chợt dồn dập. Từ sâu thẳm của những tháng năm chật chội, những nguồn tin bắt đầu lộ diện. Nhưng rõ ràng nhất là việc hãng nghiên cứu có uy tín Business Wisdom đưa ra dự báo sắp có làn sóng vỡ nợ ở 10 ngành công nghiệp Trung Quốc, bao gồm: (1) đóng tàu; (2) sắt thép; (3) đèn LED; (4) nội thất; (5) bất động sản; (6) vận tải biển; (7) tín chấp và các định chế tài chính; (8) quản lý tài chính; (9) vốn tư nhân và (10) mua theo nhóm.
Nợ công cũng biến thành một vấn nạn không thể chối từ. Không khác mấy điều được coi là “minh bạch số liệu” ở Việt Nam, con số báo cáo của Trung Quốc cho thấy loại nợ này chỉ chiếm khoảng 45% GDP. Nhưng theo cách tính toán khách quan và thành thực hơn rất nhiều của các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế, tỷ lệ nợ công quốc gia thực tế của Trung Quốc phải lên đến 150% GDP. Thậm chí, một phân tích của Business Wisdom còn cho rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ tương đương 265% GDP, vượt hơn nhiều so với tỷ lệ nợ công quốc gia 200% GDP của Nhật Bản khi đất nước này lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ bắt đầu từ năm 1997, để sau đó phải chấp nhận một “thập kỷ mất mát” không thể khác hơn.
Điều đáng sợ nhất
“Thập kỷ mất mát” hoặc ám ảnh ghê gớm hơn thế chính là hệ lụy mà giới lãnh đạo và các nhóm tài phiệt Trung Quốc lo sợ nhất. Đơn giản là nếu tương lai đó xảy đến, sẽ chẳng bao giờ một tương lai chính trị cùng tài sản cá nhân của họ được bảo đảm.
Cứ cho là đang nắm giữ một lượng ngoại tệ mạnh chiếm gần 50% tổng lượng GDP hàng năm, nhưng không vì thế mà nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi hình bóng “hổ giấy”. Sẽ ra sao nếu một tương lai trơn trượt có thể xảy ra để quốc gia này lâm vào “thập kỷ mất mát” như Nhật Bản và sẽ tiêu tốn đến những đồng đô la cuối cùng để xử lý tình trạng suy trầm kinh tế?
Việt Nam đã có quá đủ bài học từ ảo tưởng đến suy trầm như thế. Vào đầu năm 2011, Bộ chính trị và Chính phủ quốc gia này vẫn còn phơi phới quyết tâm duy trì mức tăng trưởng GDP lên đến 9-9,5%. Thế nhưng chẳng bao lâu sau đó, giới chính khách không mấy chuyên nghiệp ấy phải nhận ra rằng đúng như bài bản lý thuyết Mác – Lê, kinh tế đã quyết định chính trị. Không bao lâu sau, “những người thích đùa” này đã bắt buộc phải rút dần chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 7%, và hiện nay chỉ còn khoảng 5%, cho dù tất cả những con số này thật ra chẳng có ý nghĩa gì lắm nếu xét trên thực tế nền kinh tế đã rất có thể rơi vào tình trạng giảm phát, và do vậy GDP thậm chí còn có thể âm cục bộ vào một số thời điểm.
Nhìn sang “nước bạn”, một giả thiết có thể đặt ra là nền kinh tế Trung Quốc đi sau Việt Nam khoảng 3 năm, tình thế khó khăn của Trung Quốc hiện thời đang khá giống với Việt Nam vào năm 2011. Còn nếu xét về hiện trạng GDP, Trung Quốc hiện nay đang ứng với Việt Nam năm 2012.
Một giả thiết tiếp nối: với đà này, chỉ sau 2-3 năm nữa, tức vào giai đoạn 2016-2017, nền kinh tế Trung quốc sẽ sa vào bẫy chuột của chính nó như Việt Nam đã từng.
Kinh tế quyết định chính trị. Nếu những gì đã và đang xảy ra trong thể chế độc tôn kinh tế và độc tài chính trị ở Việt Nam tái hiện ở Trung Quốc, không hiểu Tập Cận Bình và giàn giáo tướng lĩnh của ông ta còn đủ tĩnh tâm triệt hạ dần vùng lãnh hải Việt Nam ở biển Đông bằng các giàn khoan dầu hay không?
Những dấu hiệu chao đảo của nền kinh tế Trung Quốc từ đầu năm 2014 đến nay cũng phác ra một viễn cảnh không mấy nồng cảm cho mối quan hệ “sông liền sông núi liền núi”: nồng độ can thiệp của Bắc Kinh đối với Hà Nội sẽ khó mà giữ nguyên trong những lời hứa hẹn về “làm mọi cách để bảo vệ nền chuyên chính vô sản” từ Hội nghị Thành đô năm 1990. Ngược lại, đó là một cơ hội để biểu tả thánh thiện cho xu thế “Thoát Trung” đang ngày càng mở rộng và ăn sâu vào lòng ít nhất 70% dân chúng Việt Nam – những người túng thiếu tiền bạc nhưng thừa lòng tự trọng non sông.
P.C.D.
Nguồn:

On Thursday, June 12, 2014 11:08 AM, "Nghia Bui  wrote:
Ngày: June 11, 2014 at 8:38:46 PM PDT
Ch
đ:  Nhân chứng Huỳnh Bu Sơn: Bn Vit cng chóp bu Hà Ni ăn cp chia chác 16 tn vàng tài sn quốc gia VNCH.
 

    Nhân chứng Huỳnh Bửu Sơn: Bọn Việt cộng chóp bu Hà Nội ăn cắp chia chác 16 tấn vàng tài sản quốc gia VNCH.

Kể Lại Về 16 Tấn Vàng VNCH 2 Ngày Kiểm Kê, giao cho VC giữ

Câu chuyện thật về 16 tấn vàng đầy huyền thoại của Kho Bạc VNCH đã được tiết lộ bởi chính người ký giấy bàn giao, theo một bài viết trên tờ Tuổi Trẻ hôm Thứ Hai.

Bài viết nhan đề “Câu chuyện 
16 tấn vàng tháng 4-1975 -- Kỳ cuối: Người giữ chìa khóa kho vàng” của ông Hùynh Bửu Sơn đã nói rõ về chuyện bàn giao kho tàng.


Tác giả được giới thiệu như sau: “Người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn - làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia...”
Bài viết trên tờ Tuổi Trẻ trích đoạn như sau:

“...Những ngày đầu tháng 5-1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương, thủ đô Sài Gòn cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.

... Tôi đến trình diện tại Ngân hàng Quốc gia và được phân công tác tại Vụ Phát hành và kho quĩ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh....

Lần kiểm kê cuối cùng

Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.

Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên cảm thấy không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới. Tôi không lo âu gì cả vì biết chắc rằng số tiền và vàng nằm trong kho sẽ khớp đúng với sổ sách.

Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng Quốc gia vẫn được chúng tôi quản lý một cách tuyệt đối an toàn. Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.

Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Anh hay nắm tay tôi khi trò chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia.

Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi: vàng thoi mua của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED); vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi - Công ty Montagu; và vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào.

Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.

Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán (computer) của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.

Chúng tôi thực hiện công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Thật ra công việc cũng khá đơn giản. Số giấy bạc dự trữ giữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa là biết khớp đúng ngay.

Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, thuộc xêri mới phát hành, có in hình các con thú hoang dã trong rừng rậm Việt Nam. Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó (nếu tôi nhớ không lầm) khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam vào thời điểm giải phóng.

Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đã kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không.

Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền và vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách điện toán từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của những người đã từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia...”

Tác giả Huỳnh Bửu Sơn cũng liệt kê từng tủ và từng Hầm kho tàng. Và cuối bài viết, ông ghi:
“Tổng cộng: 1.234 thoi vàng.”

Quynh Hoa Melb Australia on 2006/5/3 

Nguoithongtin: Bọn Việt cộng chóp bu Hà Nội ăn cắp chia chác 16 tấn vàng tài sản của nhân dân VN, rồi dùng bộ máy tuyên truyền quốc nội và truyền thông 

tay sai hải ngoại vu khống: TT Nguyễn văn Thiệu ra đi, mang theo 16 tấn vàng tài sản quốc gia.

TT Nguyễn văn Thiệu: Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.



__._,_.___

Posted by: hung vu <vhungvu07@yahoo.com.au>

************************
VN - Post !
Dien dan la noi hoi ngo va giao luu giua tat ca cac ban Vietnam tha phuong dang sinh song tren khap 5 chau.
Khong phan biet tuoi tac, dang cap, ton giao, trinh do va chinh kien. Kinh moi cac ban hay cung nhau chia se va trao doi voi nhau nhung chuyen vui buon trong cuoc song hang ngay cung nhu nhung van de lien quan den que huong dat nuoc va dan toc Vietnam.

************************
·         New Members 2

.

__,_._,___




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire