VietCatholic News (Thứ Sáu 3/9/2004)
BBC phỏng vấn ông Vũ Khánh Thành về vấn đề Việt Nho
VẤN VỀ VIỆT NHO
Nhân việc chính phủ Thụy Điển vừa thiết lập Viện Nghiên cứu Nho Học tại Stockhom, đài BBC đã phỏng vấn ông Vũ Khánh Thành, Giám Đốc Hội An Việt tại Vương Quốc Anh trong chương trình tạp chí “Việt Nam Ngày Nay”, thứ sáu 27.8.2004 như sau:
1. Lý do gì khiến ông lập Viện Nghiên cứu Việt Nho và Đông Nam Á.
Nhân việc chính phủ Thụy Điển vừa thiết lập Viện Nghiên cứu Nho Học tại Stockhom, đài BBC đã phỏng vấn ông Vũ Khánh Thành, Giám Đốc Hội An Việt tại Vương Quốc Anh trong chương trình tạp chí “Việt Nam Ngày Nay”, thứ sáu 27.8.2004 như sau:
1. Lý do gì khiến ông lập Viện Nghiên cứu Việt Nho và Đông Nam Á.
|
Gs Vũ khánh Thành và LM Trần Công Nghị
|
Hội An Việt tại Anh Quốc và các hội An Việt trên nhiều
quốc gia khác muốn tiếp nối công việc của cố Giáo Sư Triết Gia Kim Định trong
45 tác phẩm của ông đã xuất bản về nguồn gốc Việt tộc và triết lý An Vi theo Nho
giáo nguyên thủy dựa vào những thám quật mới nhất của khoa học. Chúng tôi cũng
muốn truyền bá Nho Giáo chân thực làm nền tảng cho chủ đạo Việt cho các thế hệ
sau và các người Tây Phương muốn làm luận án Cao Học hay Tiến Sĩ về Việt Nam và
Đông Nam Á. Bước đầu tiên là lập một thư viện chừng 5,000 sách tiếng Anh
tiếng Pháp. Chúng tôi đã có 200 ngàn Mỹ Kim để làm việc này. Bước thứ hai là
trở thành một vệ tinh của một Đại Học tại Anh để tuyển sinh và tiền trả cho các
giáo sư đến giảng dạy. Bước thứ ba là tìm nguồn tài trợ cho các sinh
viên hậu đại học tại Việt Nam sang Anh Quốc nghiên cứu. Những nhu cầu tìm về
văn hóa Việt Nam của người tây phương ngày nay theo tôi biết ngày một nhiều,
nên chúng tôi muốn đáp ứng nhu cầu tìm học đó.
2. Người ta thường hiểu Nho Giáo là của Tàu, sao nay lại có danh từ Việt Nho ?
Người Tàu có công hoàn bị Nho Giáo cũng như làm sa đọa Nho giáo thành ra Hán Nho. Nước Tàu mới manh nha từ tộc Thương quãng thế kỷ 15 trước tây lịch. Đang khi Nho đã thành lập xong ít ra từ vài ba ngàn năm trước ở Việt Tộc. Muốn hiểu Nho thấu đáo đến độ có thể từ đó rút ra những nguyên lý hợp thời để dựng nên một nền triết lý mới, một đạo sống khả dĩ chỉ dẫn đời sống hiện đại, thì phải tìm hiểu Nho ở đợt nguyên thủy mà Kim Định gọi là Việt Nho.
Chữ Việt có 3 nghĩa. Nghĩa thứ 1 là Siêu Việt. Nghĩa thứ 2 là Việt Tộc là tên đại chủng có trước cả Bách Việt, chính là “liên đoàn các thổ dân trước đã cư ngụ ở nước Tàu” (Needham), và gọi là Viêm Chủng, là Tam Miêu, là Cửu Lê, Tứ Di... sau này chỉ bằng tên Bách Việt [thời Chiến Quốc] gồm Bộc Việt (miền Kinh Sở) U Việt (miền Chiết Giang) Mân Việt (miền Phúc Kiến) Nam Việt (Quảng Đông Quảng Tây) Lạc Việt (Bắc Việt) - Nghĩa thứ 3 là Việt Nam mà theo nghiên cứu về DNA của Ballinger mới đây với 153 mẫu gồm 7 sắc dân châu Á thì thấy người Việt Nam là giống dân cổ nhất trong vùng Đông Nam Á, trong khi người Hán là giống dân mới nhất.
Đầu thế kỷ 20 đã nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi về nguồn gốc nước Tàu. Phái Quách Mạt Nhược cho rằng nước Tầu mới có từ đời Tần (- 221). Xin lưu ý, nước tàu là nước duy nhất không có tên nước. Danh từ Tàu phiên âm từ Tần (Tsin = Chine = China) tên một triều đại có từ 2 trăm năm trước tây lịch, sau họ Hồng Bàng của Việt hàng ngàn năm, sau Thần Nông (thần Nông Nghiệp của Việt 3 ngàn năm). Còn danh từ Trung Quốc có từ nhà Hạ (- 2188). “Nhà Hạ mới qua sông Hoàng Hà, đóng đô ở tỉnh Hà Nam” (121 Wu). Trung Quốc là nước ở chính giữa hàm nghĩa rằng, chung quanh trung quốc còn nhièu nước khác. Sau này Tần Thủy Hoàng mới chiếm nước Sở, Ngô, Việt (Sở là Kinh Dương Vương của ta) để thống nhất thành nước Tàu rộng mênh mông ngày nay, trước kia thì bé tí ti, bằng một Quận Huyện ngày nay: “Đời Chu, nước Tàu còn nhỏ chỉ quanh bờ sông Hoàng Hà” Legge IV126. Vậy trước nhà Tần, nước Tàu thuộc về ai, đất đai văn hóa của ai trước ? Chắc chắn là của Bách Việt. Bách Việt làm làm chủ văn minh nông nghiệp nên thờ Thần Nông. Tác phẩm “Thiên Đàng ở Phương Đông” (Eden In The East) của Stephen Oppenheimer khẳng định rằng “sự thuần hóa cây lúa nước không bắt đầu từ Trung Quốc mà từ miền nam bán đảo Mã Lai, 9 ngàn năm trước tây lịch”. Chính tổ tiên chúng ta là những người thầy dạy cho người Hán trồng lúa chứ không phải Nhâm Diên Sĩ Quang đến dạy cho người Việt như sách vở Tàu xuyên tạc và các sử gia Việt tiếp tục lập lại !
Kinh Dịch là một trong những sách quan trọng nhất của Việt Nho. Nền tảng của Kinh Dịch là 2 chữ Âm Dương số 2, mở rộng ra thành tam tài số 3 là Thiên Địa Nhân, rồi ngũ hành số 5 là Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ. Tất cả bí quyết Nho nằm ở những con số này tức Thái Hòa hay Vuông Tròn cộng một, mẹ tròn con vuông, bánh chưng vuông, bánh dầy tròn. Nhà ở là 3 gian 2 chái. Cúc áo ở trên 2 ở dưới 3 - Cúng thì thắp 3 nén hương, 2 chén rượu... Ở đâu cũng toàn thấy con số 2, 3, 5 lu bù, đâu có thấy ở văn hóa Tàu ! Ngôn ngữ Việt thì luôn là cặp đôi: chợ búa, cơm nước, học hành, sông núi, tết nhất, làm lụng... Cách sống thì “lành làm gáo, vỡ làm muôi” dù gặp hoàn cảnh cùng cực vẫn vui đùa: “đắm thuyền tiện thể rửa trôn” - “có ai giầu ba họ, có ai khó ba đời”... biểu lộ nét song trùng, nét trong âm có dương, trong dương có âm của Việt tộc. Rõ ràng tổ tiên Việt đã đóng ấn trên Kinh Dịch từ lâu đời lắm rồi, tức tổ tiên Việt là chủ văn hóa trước Tàu.
3. Việt Nho khác Hán Nho ở điểm nào ?
Học giả người Pháp, ông Creel đã lên sổ mấy khoản nhà Chu đưa vào Nho như sau:
2. Người ta thường hiểu Nho Giáo là của Tàu, sao nay lại có danh từ Việt Nho ?
Người Tàu có công hoàn bị Nho Giáo cũng như làm sa đọa Nho giáo thành ra Hán Nho. Nước Tàu mới manh nha từ tộc Thương quãng thế kỷ 15 trước tây lịch. Đang khi Nho đã thành lập xong ít ra từ vài ba ngàn năm trước ở Việt Tộc. Muốn hiểu Nho thấu đáo đến độ có thể từ đó rút ra những nguyên lý hợp thời để dựng nên một nền triết lý mới, một đạo sống khả dĩ chỉ dẫn đời sống hiện đại, thì phải tìm hiểu Nho ở đợt nguyên thủy mà Kim Định gọi là Việt Nho.
Chữ Việt có 3 nghĩa. Nghĩa thứ 1 là Siêu Việt. Nghĩa thứ 2 là Việt Tộc là tên đại chủng có trước cả Bách Việt, chính là “liên đoàn các thổ dân trước đã cư ngụ ở nước Tàu” (Needham), và gọi là Viêm Chủng, là Tam Miêu, là Cửu Lê, Tứ Di... sau này chỉ bằng tên Bách Việt [thời Chiến Quốc] gồm Bộc Việt (miền Kinh Sở) U Việt (miền Chiết Giang) Mân Việt (miền Phúc Kiến) Nam Việt (Quảng Đông Quảng Tây) Lạc Việt (Bắc Việt) - Nghĩa thứ 3 là Việt Nam mà theo nghiên cứu về DNA của Ballinger mới đây với 153 mẫu gồm 7 sắc dân châu Á thì thấy người Việt Nam là giống dân cổ nhất trong vùng Đông Nam Á, trong khi người Hán là giống dân mới nhất.
Đầu thế kỷ 20 đã nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi về nguồn gốc nước Tàu. Phái Quách Mạt Nhược cho rằng nước Tầu mới có từ đời Tần (- 221). Xin lưu ý, nước tàu là nước duy nhất không có tên nước. Danh từ Tàu phiên âm từ Tần (Tsin = Chine = China) tên một triều đại có từ 2 trăm năm trước tây lịch, sau họ Hồng Bàng của Việt hàng ngàn năm, sau Thần Nông (thần Nông Nghiệp của Việt 3 ngàn năm). Còn danh từ Trung Quốc có từ nhà Hạ (- 2188). “Nhà Hạ mới qua sông Hoàng Hà, đóng đô ở tỉnh Hà Nam” (121 Wu). Trung Quốc là nước ở chính giữa hàm nghĩa rằng, chung quanh trung quốc còn nhièu nước khác. Sau này Tần Thủy Hoàng mới chiếm nước Sở, Ngô, Việt (Sở là Kinh Dương Vương của ta) để thống nhất thành nước Tàu rộng mênh mông ngày nay, trước kia thì bé tí ti, bằng một Quận Huyện ngày nay: “Đời Chu, nước Tàu còn nhỏ chỉ quanh bờ sông Hoàng Hà” Legge IV126. Vậy trước nhà Tần, nước Tàu thuộc về ai, đất đai văn hóa của ai trước ? Chắc chắn là của Bách Việt. Bách Việt làm làm chủ văn minh nông nghiệp nên thờ Thần Nông. Tác phẩm “Thiên Đàng ở Phương Đông” (Eden In The East) của Stephen Oppenheimer khẳng định rằng “sự thuần hóa cây lúa nước không bắt đầu từ Trung Quốc mà từ miền nam bán đảo Mã Lai, 9 ngàn năm trước tây lịch”. Chính tổ tiên chúng ta là những người thầy dạy cho người Hán trồng lúa chứ không phải Nhâm Diên Sĩ Quang đến dạy cho người Việt như sách vở Tàu xuyên tạc và các sử gia Việt tiếp tục lập lại !
Kinh Dịch là một trong những sách quan trọng nhất của Việt Nho. Nền tảng của Kinh Dịch là 2 chữ Âm Dương số 2, mở rộng ra thành tam tài số 3 là Thiên Địa Nhân, rồi ngũ hành số 5 là Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ. Tất cả bí quyết Nho nằm ở những con số này tức Thái Hòa hay Vuông Tròn cộng một, mẹ tròn con vuông, bánh chưng vuông, bánh dầy tròn. Nhà ở là 3 gian 2 chái. Cúc áo ở trên 2 ở dưới 3 - Cúng thì thắp 3 nén hương, 2 chén rượu... Ở đâu cũng toàn thấy con số 2, 3, 5 lu bù, đâu có thấy ở văn hóa Tàu ! Ngôn ngữ Việt thì luôn là cặp đôi: chợ búa, cơm nước, học hành, sông núi, tết nhất, làm lụng... Cách sống thì “lành làm gáo, vỡ làm muôi” dù gặp hoàn cảnh cùng cực vẫn vui đùa: “đắm thuyền tiện thể rửa trôn” - “có ai giầu ba họ, có ai khó ba đời”... biểu lộ nét song trùng, nét trong âm có dương, trong dương có âm của Việt tộc. Rõ ràng tổ tiên Việt đã đóng ấn trên Kinh Dịch từ lâu đời lắm rồi, tức tổ tiên Việt là chủ văn hóa trước Tàu.
3. Việt Nho khác Hán Nho ở điểm nào ?
Học giả người Pháp, ông Creel đã lên sổ mấy khoản nhà Chu đưa vào Nho như sau:
- - Chức Thiên tử
- - Quân đội chuyên nghiệp
- - Cha truyền con nối
- - Luật hình
- - Hoạn quan (cấm dân không được dâm dục còn Vua
thì thả giàn, có cả ngàn cung phi)
Xét chung thì Việt còn giữ được mấy điểm hơn Tàu như:
- - Địa vị đàn bà Việt cao hơn
- - Bình sản giữ được nhiều hơn: quá bán ruộng là
công điền. Chỉ có thời thực dân Pháp gom ruộng vào mấy tên chủ điền, tạo
chênh lệch xã hội.
- - Không có vụ chôn người sống theo người chết. Tần Thủy Hoàng
chết chôn theo 3000 cung phi.
- - Tự trị xã thôn cao hơn.
Bên Tàu thường bị một dòng họ độc chiếm. Ở Việt Nam bất kỳ ai đến 60 tuổi
đều được vào hội đồng kỳ mục.
4. Khôi phục Nho Giáo có ích
lợi gì cho Văn Hóa Dân Tộc.
Cha ông ta đã theo Nho Giáo hàng mấy ngàn năm cho mãi tới thế kỷ 20 này mới đả phá Nho Giáo nhưng chưa đưa ra được chủ đạo nào thay thế. Theo Tư Bản chăng ? Theo Cộng Sản chăng ? Theo Tôn Giáo chăng ? Theo lối sống vô hướng vô hồn của tây phương hiện tại chăng ? Tất cả đều không được.
Phải trở về Đạo Việt bắt nguồn từ Nguyên Nho là: Nhân Chủ, Thái Hòa và Tâm Linh. Phải có chí Trung để có chí Hòa (Trung với chính tâm của mình để có Hòa với mọi người, Hòa với Thiên Địa). Đạo sống thì theo: Nhân, Trí, Dũng - Giáo dục thì hướng về:
Cha ông ta đã theo Nho Giáo hàng mấy ngàn năm cho mãi tới thế kỷ 20 này mới đả phá Nho Giáo nhưng chưa đưa ra được chủ đạo nào thay thế. Theo Tư Bản chăng ? Theo Cộng Sản chăng ? Theo Tôn Giáo chăng ? Theo lối sống vô hướng vô hồn của tây phương hiện tại chăng ? Tất cả đều không được.
Phải trở về Đạo Việt bắt nguồn từ Nguyên Nho là: Nhân Chủ, Thái Hòa và Tâm Linh. Phải có chí Trung để có chí Hòa (Trung với chính tâm của mình để có Hòa với mọi người, Hòa với Thiên Địa). Đạo sống thì theo: Nhân, Trí, Dũng - Giáo dục thì hướng về:
- -Tình nghĩa vợ chồng,
- - Hiếu với mẹ cha, đễ với anh em,
- - Trung với đất nước,
- - Tín với bạn bè.
5. Ông Nguyễn
Gia Kiểng trong sách Tổ Quốc Ăn Năn cực lực đả phá Nho Giáo. Ý kiến của ông thế
nào ?
Nếu ông Kiểng có đọc và hiểu được một tư tưởng gia lớn nhất của Tây Phương hiện tại là Martin Heidegger (Đức) thì ông ấy không bao giờ dám hô hào theo văn hóa tây phương. Heidegger nói: “Văn hóa tây phương đi tới đâu là gieo máu và nước mắt tới đó”. Văn hóa tây phương mang tới 3 đại họa cho nhân loại là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, và chế độ thực dân kỳ thị chủng tộc. Nét vàng son tây phương mang lại ngày nay là chế độ TỰ DO, DÂN CHỦ và tôn trọng NHÂN QUYỀN. Đó là văn minh. Còn văn hóa, nhân quyền trong Nho giáo đưa địa vị con người đến ngang cùng trời và đất, Nhân là một trong tam tài (Thiên, Địa, Nhân), cao hơn nhân quyền nhiều. Còn dân chủ ngày xưa chưa có nhưng có truyền hiền (trao quyền cho người hiền, người tài đức) và tuyển chọn người có học ra làm quan chứ không theo huyết thống dòng họ.
Việc làm cho đất nước trì trệ là do chính trị, do Hán Nho chứ không phải do Văn Hóa Nho Giáo. Không phải ngẫu nhiên mà năm 1949, một hội nghị quốc tế triết học tại Honolulu đại diện 50 quốc gia trên thế giới đã hội họp để tìm cho nhân loại một tư tưởng chủ đạo. Khổng Tử đã được chọn làm nhạc trưởng cho cuộc hòa hợp Đông Tây, hướng đạo thế giới. Đó quả là một vinh dự vô tiền khoáng hậu vậy. (xin đọc “East West Philosophy” - Charles Moore
Tôi mong muốn được đón nhận sự hợp tác và góp ý của tất cả mọi người, của các học giả ở Việt Nam và ở hải ngoại cho viện Nghiên Cứu Việt Nho và Đông Nam Á tại London này. Xin liên lạc với tôi qua địa chỉ:
VŨ KHÁNH THÀNH
Hội An Việt tại Vương Quốc Anh
(12-14 Englefield Road, London N1- 4LS - UK / Điện thoại: (44) 207 275 7780
Email: anviet@anvietuk.org / www.anvietuk.org / www.anvietworldwide.org)
Nếu ông Kiểng có đọc và hiểu được một tư tưởng gia lớn nhất của Tây Phương hiện tại là Martin Heidegger (Đức) thì ông ấy không bao giờ dám hô hào theo văn hóa tây phương. Heidegger nói: “Văn hóa tây phương đi tới đâu là gieo máu và nước mắt tới đó”. Văn hóa tây phương mang tới 3 đại họa cho nhân loại là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, và chế độ thực dân kỳ thị chủng tộc. Nét vàng son tây phương mang lại ngày nay là chế độ TỰ DO, DÂN CHỦ và tôn trọng NHÂN QUYỀN. Đó là văn minh. Còn văn hóa, nhân quyền trong Nho giáo đưa địa vị con người đến ngang cùng trời và đất, Nhân là một trong tam tài (Thiên, Địa, Nhân), cao hơn nhân quyền nhiều. Còn dân chủ ngày xưa chưa có nhưng có truyền hiền (trao quyền cho người hiền, người tài đức) và tuyển chọn người có học ra làm quan chứ không theo huyết thống dòng họ.
Việc làm cho đất nước trì trệ là do chính trị, do Hán Nho chứ không phải do Văn Hóa Nho Giáo. Không phải ngẫu nhiên mà năm 1949, một hội nghị quốc tế triết học tại Honolulu đại diện 50 quốc gia trên thế giới đã hội họp để tìm cho nhân loại một tư tưởng chủ đạo. Khổng Tử đã được chọn làm nhạc trưởng cho cuộc hòa hợp Đông Tây, hướng đạo thế giới. Đó quả là một vinh dự vô tiền khoáng hậu vậy. (xin đọc “East West Philosophy” - Charles Moore
Tôi mong muốn được đón nhận sự hợp tác và góp ý của tất cả mọi người, của các học giả ở Việt Nam và ở hải ngoại cho viện Nghiên Cứu Việt Nho và Đông Nam Á tại London này. Xin liên lạc với tôi qua địa chỉ:
VŨ KHÁNH THÀNH
Hội An Việt tại Vương Quốc Anh
(12-14 Englefield Road, London N1- 4LS - UK / Điện thoại: (44) 207 275 7780
Email: anviet@anvietuk.org / www.anvietuk.org / www.anvietworldwide.org)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire