samedi 12 décembre 2015

NHỮNG SAI LẦM NGỘ NHẬN VỀ CỐ TRIẾT GIA KIM ĐỊNH - Lê Việt Thường –





Tie^n-Sinh Le^ Vie^.t Thu*o*`ng .
( Ne^'u kho^ng d-o.c d-u*o*.c, vui lo`ng mo*? ta`i lie^.u d-i'nh ke`m )
Ki'nh .
Nho'm LyTranLeNguyen / Paris


NHNG SAI LM NG NHN V C TRIT GIA KIM ĐNH

-  Lê Việt Thường

                                 
Chúng ta thường nghe câu :"Thiên Tài thường Cô Ðơn". Lý do là vì THIÊN TÀI (gồm những nhà TƯ TƯỞNG LỚN, những người có sức SÁNG TẠO PHONG PHÚ trong nhiều lãnh vực khác nhau) thường ÐI TRƯỚC người đương thời hàng năm, hàng chục, hàng trăm năm. Hậu quả là thường xẩy ra những điều SAI LẦM, NGỘ NHẬN xoay quanh cuộc đời, tác phẩm của họ. Và số lượng của những điều Sai Lầm, Ngộ Nhận có lẽ có TỶ LỆ THUẬN với sự LỚN LAO của Thiên Tài. Hiện tượng trên bắt nguồn từ sự Hiểu Lầm, Ngộ Nhận THỰC SỰ, nhưng cũng có thể đến từ sự ÁC Ý do tính GANH GHÉT, ÐỐ KỴ của những Ðồng Nghiệp hay của những người khác, hoặc do tính ÐIÊU NGOA, GIAN DỐI của những kẻ theo Cơ Hội Chủ Nghĩa định LỢI DỤNG Thiên Tài cho những mưu đồ DANH LỢI không mấy chính đáng của họ!
Cố Triết Gia KIM ÐỊNH không thoát khỏi THÔNG LỆ trên!
  • A) TÍNH KHOA HỌC
Những điều chúng ta thường nghe liên quan đến tính KHOA HỌC trong tác phẩm của Cố Triết Gia.
Tác phẩm của Cố Triết Gia có thiếu tính KHOA HỌC như điều đồn đãi hay không?
Và tính KHOA HỌC là gì ? Từ ngữ này thường khiến chúng ta liên tưởng đến lãnh vực Khoa Học VẬT LÝ với tính KHÁCH QUAN trong công việc QUAN SÁT, đặt GIẢ THUYẾT, ÐỊNH ÐỀ và THÍ NGHIỆM để kiểm soát tính TRUNG THỰC của các dữ kiện được quan sát với ÐỊNH ÐỀ.
Và tính KHÁCH QUAN thường được hiểu là Nỗ Lực của đương sự nhằm QUAN SÁT Sự Kiện, Biến Cố như nó xảy ra, cũng như việc tránh đem THÀNH KIẾN, Ý Kiến CHỦ QUAN của mình vào công việc.
Thật ra, đó chỉ là Thái Ðộ của một nhà Khoa Học LÝ TƯỞNG! Nhưng với các Khoa Học VẬT LÝ, nhờ đặc tính CỤ THỂ, HỮU HÌNH gắn liền với các khoa này, nên người ta cũng đạt được một số Kết Quả, Dữ Kiện có BẰNG CHỨNG, KIỂM SOÁT được.
Tuy nhiên, ngay ở lãnh vực Khoa Học VẬT LÝ, tiêu chuẩn KHÁCH QUAN đã bị đặt thành vấn đề với khoa LƯỢNG TỬ. Lý do là ở bình diện HẠ NGUYÊN TỬ, sự vật được quan sát thay đổi theo vị trị và nhãn quan tức theo CHỦ QUAN của người quan sát, do đó tiêu chuẩn KHÁCH QUAN thông thường đã không áp dụng được ngay ở địa hạt VẬT LÝ LƯỢNG TỬ..
Huống hồ là ở lãnh vực Khoa Học NHÂN VĂN!
Do đó, tiêu chuẩn TỐI HẬU của tính HIỆU LỰC (Validity) của GIẢ THUYẾT KHOA HỌC đối với Cộng Ðồng các Học Giả QUỐC TẾ ngày nay là tính KIÊN ÐỊNH, PHÙ HỢP ( Consistency) của Giả Thuyết Khoa Học nêu trên với tất cả các KHIÁ CẠNH KHÁC của cái KHUNG KHOA HỌC (1)
Tiêu chuẩn KHOA HỌC có tầm QUAN TRỌNG BẬC NHẤT nêu trên của Cộng Ðồng của các nhà Nghiên Cứu QUỐC TẾ ngày nay đã được Cố Triết Gia KIM ÐỊNH áp dụng từ lâu tức ít nhất 40 năm trước đây với khoa HUYỀN SỬ của  Ông qua cụm từ MẠCH LẠC NỘI TẠI (Cohérence Interne). Sau đây là lời giải thích của Cố Triết Gia về phương pháp KHOA HỌC nêu trên áp dụng cho khoa HUYỀN SỬ là một khoa NHÂN VĂN như sau:
"Vậy cần lặn sâu mới tìm ra MẠCH LẠC NỘI TẠI là cái sẽ thay cho sự MINH NHIÊN KHÁCH QUAN, một đặc điểm của Khoa Học THỰC NGHIỆM mà NHÂN VĂN không thể có; nhưng không phải vì vậy mà được quyền muốn nói gì thì nói, làm thế thì những điều nói ra thiếu giá trị. Muốn có giá trị, muốn cho HUYỀN SỬ đạt vinh dự của một nền KHOA HỌC thì phải nắm được MẠCH NGẦM của một nền VĂN HÓA. Vì thế, phải đưa ra QUY LUẬT để tìm ra cái MẠCH LẠC nọ. Thiếu những quy luật đó thì huyền sử chỉ là tán dóc." (2)
Các QUY LUẬT được đề cập ở trên là hệ thống DỤNG, TỪ, Ý , CƠ mà Cố Triết Gia đã áp dụng vào khoa HUYỀN SỬ của Ông, rất phù hợp với KHUNG KHOA HỌC (Scientific Framework) nằm trong tiêu chuẩn KHOA HỌC tối hậu của cộng đồng các Học Giả Quốc Tế vừa nêu trên.
Phần trình bày trên đây cho thấy là phương pháp HUYỀN SỬ của Cố Triết Gia không những không thiếu tính KHOA HỌC như lời đồn đãi, mà còn đáp ứng những đòi hỏi của các Tiêu Chuẩn MỚI NHẤT của khoa NHÂN VĂN ngày nay! Nhưng có lẽ vì phần lớn những người chỉ trích chỉ căn cứ trên những THÀNH KIẾN về tính KHOA HỌC thường dựa trên các Tiêu Chuẩn của Khoa Học THỰC NGHIỆM nên có lẽ đó là nguyên nhân chính yếu về những NGỘ NHẬN về tính KHOA HỌC của tác phẩm của KIM ÐỊNH.
  • B) TÍNH HÀN LÂM
Một NGỘ NHẬN khác là về tính HÀN LÂM của KIM ÐỊNH. Những ai có may mắn tiếp cận Cố Triết Gia trong thời sinh tiền của Ông có thể thấy những hòm lớn đựng những tài liệu, những tập "Fiches" dày đặc mà Ông ghi chép lại trong suốt cuộc đời, vốn "gia tài" học vấn "khổng lồ" của Ông. Và nếu để ý thì sẽ thấy những lập luận của Ông hầu hết đều có dựa trên các khám phá hay các tài liệu của các Học Giả QUỐC TẾ có tầm vóc trong nhiều lãnh vực nghiên cứu khác nhau.
Nhưng vì sức SÁNG TẠO của Cố Triết Gia quá PHONG PHÚ: hết tác phẩm này đến tác phẩm khác ra đời với một vận tốc có thể gây "chóng mặt" cho ai hằng theo dõi con đường sáng tác của Ông, nên Cố Triết Gia không có nhiều thì giờ soạn một bản THƯ TỊCH đầy đủ về các NGUỒN TRÍCH DẪN.
Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối đời, khi cho xuất bản lại tác phẩm "Cửa Khổng" vào năm 1997, Cố Triết Gia đã soạn lại một bản THƯ TỊCH rất đầy đủ của tác phẩm nêu trên và rất đúng tiêu chuẩn HÀN LÂM.
Trong tương lai, chỉ cần một nhóm nhà Nghiên Cứu họp lại đem áp dụng phương cách nêu trên cho các tác phẩm khác của Cố Triết Gia thì ta sẽ có một bản THƯ TỊCH đầy đủ, đúng tiêu chuẩn HÀN LÂM cho toàn bộ tác phẩm KIM ÐỊNH.
  • C) TRIẾT LÝ NHÂN SINH
Không những tác phẩm của KIM ÐỊNH đáp ứng các Tiêu Chuẩn KHOA HỌC ( lẽ dĩ nhiên với một quan niệm ÐÚNG ÐẮN, chứ không phải dựa trên những THÀNH KIẾN sai lầm về tính KHOA HỌC), và HÀN LÂM (nếu có thì giờ hoàn tất các công việc vừa nêu trên), nhưng QUAN TRỌNG hơn cả là tác phẩm còn là CẨM NANG của một nền TRIẾT LÝ NHÂN SINH Chân Thực không chỉ là đối tượng của SUY TƯ, mà còn của CẢM XÚC và SỐNG THỰC.
Do đó những ai có may mắn biết đến Con Người cũng như Tác Phẩm của KIM ÐỊNH khá sớm sủa, rồi dùng tác phẩm như bức CẨM NANG cho đời mình để SỐNG, CHỨNG NGHIỆM, cũng như để ÐÀO SÂU và KHAI TRIỂN bằng vốn KIẾN THỨC thu thập được, bằng KINH NGHIỆM sống thực cũng như bằng THỂ NGHIỆM Tâm Linh thì sẽ có một cuộc sống VIÊN MÃN về phương diện TINH THẦN, VĂN HÓA.
  • D) NGUYÊN NHÂN NGỘ NHẬN
Lý do chính yếu của những NGỘ NHẬN nêu trên có lẽ là vì tác phẩm KIM ÐỊNH như có người nhận xét rất đúng là một "Khu Rừng" VĂN HÓA, nên không khéo thì sẽ đi LẠC ÐƯỜNG!
Nếu ai theo dõi từ đầu con đường Văn Hóa của Cố Triết Gia, thì sẽ nhận thấy các lãnh vực mà Ông nhấn mạnh đến là VĂN HÓA TRIẾT LÝ, chứ không phải LỊCH SỬ KHẢO CỔ. Năm 1970, với "Việt Lý Tố Nguyên", Ông đưa ra thuyết VIỆT NHO theo nghĩa NHO của người VIỆT như một Giả Thuyết làm việc hầu tạo sự hào hứng trong giới sinh viên và nghiên cứu. Do đó, "Việt Lý Tố Nguyên" được mở đầu bằng những lời lẽ như sau:"Ðây là công trình của một cuộc khảo cổ KHÁC THƯỜNG không dừng ở khảo cổ, ở bác học, nhưng phóng tầm mắt ra bên ngoài, bên trên, bên dưới khảo cổ, lịch sử, bác học".(3)
Ở chỗ khác, Ông sắp hạng thứ bậc cho Văn Hóa, Lịch Sử và Khảo Cổ như sau: KHẢO CỔ bị sắp hạng chót vì là môn chỉ bàn về những vật BẤT ÐỘNG, trên Khảo Cổ là LỊCH SỬ vì SỐNG ÐỘNG hơn, còn trên Lịch Sử là VĂN HÓA vì TOÀN DIỆN hơn, nhất là TRIẾT LÝ vì môn này giúp đời sống có ÐƯỜNG HƯỚNG. Ở chỗ khác, Ông tuyên bố Triết Thuyết AN VI và VIỆT NHO chiếm cỡ 90 đến 95% trong khi Triết Sử chỉ chiếm nhiều lắm 5 đến 10% trong toàn bộ tác phẩm của Ông, huống hồ là KHẢO CỔ! (4)
Do đó, thật là điều ĐÁNG NGẠC NHIÊN khi có ngưới có lẽ vì mới đọc được một vài tác phẩm của Cố Triết Gia nên lầm tưởng KHẢO CỔ có địa vị Quan Trọng trong tác phẩm của Ông, nên "huyênh hoang" tuyên bố là "nắm" được Tư Tưởng KIM ÐỊNH, trong khi trong thực tế không biết đến ngay thứ tự Ưu Tiên của các lãnh vực trong Tác Phẩm của Cố Triết Gia.
Ngay trong lãnh vực nêu trên, đương sự cũng có vẻ không nắm vững những Từ Ngữ hay Khái Niệm Sơ Ðẳng của lãnh vực Nghiên Cứu, do đó có vẻ là TAY NGANG hơn là Tay Thiện Nghệ!
Lê Việt Thường

CHÚ THÍCH
 (1) Encarta, 1995, “Scientific Method”
(2) Kim Định, “Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam”, Dân Chúa, HK, 1982, tr.41
(3) Kim Định, “Việt L‎‎ý Tố Nguyên”, An Tiêm, 2001, trang bìa sau
(4) Kim Định, “Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam”, idem, tr. 37

_

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire