Kính thưa Toàn Thể Quốc Dân Đồng
Bào VN, ,
Kính thưa toàn thể Chính quyền CSVN, Kính thưa toàn thể CĐ NVHN chống CSVN,
Nhân dân Hoa Kỳ và Barack Obama,
ngọn đèn sáng, tấm gương lành cho ĐCSVN và CĐNVQGHN theo dỏi
Sau khi đọc qua bài nói về tiểu sử và mọi hành xử của Barack Obama, tôi vô cùng khâm phục nhân
dân Hoa Kỳ đã có con mắt nhìn và cương quyết xóa bỏ mọi ganh ghét, kỳ thị, tị
hiềm, kiêu cang để bình chọn một hiền tài, mà theo truyền thống và suy nghĩ
thường tình thì đó chỉ là kẻ thuộc giai cấp phó công dân Hoa Kỳ, ra xây
dựng lại một siêu cường tuy suy sụp nhưng chưa đến nổi băng hoại lâu năm như VN:
Đó là ông Obama.
Là những NV yêu Tổ Quốc, một Tổ Quốc đang lâm vào một tình trạng bi đát
khốn khổ mà không một quốc gia nào trên thế giới từ xưa đến nay phải trãi
qua:
1- Ngoại xâm hùng mạnh CS Tàu đã xâm chiếm hầu hết biển cả và đất đai quan trọng cho tài sản cũng như cho chiến lượt giữ nước; nay chúng đang được tự do đưa quân xâm chiếm miền Cao Nguyên VN, 2- Nội xâm là tình trạng tham nhũng phá hoại Tổ Quốc, phá hoại nền kinh tế văn minh mới mẻ, phá hoại nền giáo dục và đạo đức truyền thống dân tộc, phá hoại sự đoàn kết dân tộc, phá hoại truyền thống anh dũng bất khuất của dân tộc VN gần 5000 năm văn hiến, phá hoại và hầu như coi thường sức mạnh QĐNDVN, gạt bỏ mọi hiền tài là nguyên khí quốc gia và là tài sản vô biên của tổ quốc để xử dụng những kẻ tham ô bất tài băng hoại. 3- Xâm Phạm Do Sức Phá Hoại Mới trên thế giới trong CĐ VNHN, do một thứ chiến tranh triền miên hậu chiến tranh bằng võ mồn, cây bút, hành xử của 2 thế lực CS và QG sau chiến tranh hỏa lực 34 năm, hầu như ngày càng gia tăng.
4- Sức phá hoại do đầu óc hẹp hòi, ngoan cố, vị kỷ, thiếu sáng suốt,
thiếu tâm lý, thiếu khoa học, do đầu óc thiển cận nếu không nói là mù quáng
của thiểu số người trong CDNVHN :
- Ham mê danh vọng hảo huyền, ảo tưởng;
- Kịch liệt ham say đánh phá, hạ nhục tất cả những người không cùng ý
kiến, không cùng chính kiến, không cùng tín ngưỡng, không cùng phe phái;
- Tham tiền của kẻ thù chung sẵn sàng ra tay làm tình báo, nồi da xáo
thịt, đánh phá mọi thiện chí, mọi tài năng, mọi cơ hội cứu nước, mọi lợi ích
cho Tổ quốc cho nhân dân, mọi đòan kết dân tộc tối cần thiết trong Đại Cộng
Đồng NVHN, mọi Đại Đoàn Kết Dân Tộc Nội Ngoại vì tồn vong đất nước.
- Ham mê đi vào con đường ngu muội, đem tài trí sức lực, thời gian đánh
phá giết hại tinh thần của mọi cá nhân có tín ngưỡng hay không, mọi cộng đồng
thế giới lớn nhỏ tôn giáo hay không, bằng cả cuộc đời với ngòi bút, chỉ vì
lòng kiêu cang, ganh tương thấp hèn, tiêu biểu là nhóm Giao điểm Trần Chung
Ngọc…. mà một vị Đại Đức Hòa Thượng đã mệnh danh là “Độc
Trùng”. Tôi thẵng thắn nói lên sự thật chứ không muốn gây chiến với TCN, chỉ
mong nếu TCN còn lương tâm của một NV yêu nước thì hãy dừng bước chân đánh
phá. Vì hiện ông đang tiếp tục dụ dổ, dùng tên một người chơn chất thật thà HNUSA,
CG bỏ đạo để tiếp tục tuyên chiến tôn giáo với tôi. Tôi ngữi thấy sự kiện
bằng hơi thở. Tôi xin ông hãy suy nghĩ, hãy bừng tỉnh lại mà ngưng mọi hành
vi đốn mạt, tôi sẽ vòng tay xin lổi ông về việc đã gọi ông là người có “khối
óc trống rổng”.
Thì giờ thật quí báu, chúng ta hãy nghĩ đến sự tồn vong của đất nước
trước, hạ hồi nếu chúng ta dầu sống hay chết, vẩn sẽ tranh luận, hay hiểu
biết nhau hơn. Đồng ý?
Vấn đề ở đây là tôi hết lòng kêu gọi
Quý Vị CQ CSVN và CĐ NVQGHN:
Vẩn không ngoài một sự hợp nhất tinh thần yêu nước, thông cảm nhau,
khoan hồng, nhân nhượng, bao dung cho nhau để chung lòng cứu nước, chống kẻ
thù xâm lăng tận cùng hiểm nguy cho Việt
Đất nước là trường tồn, chế độ hay
chính thể chỉ là nhất thời.
NHỮNG ĐIỀU BẤT LỢI CHO VN KỂ
TRÊN CŨNG LÀ NHỮNG NGĂN CẢN KHIẾN NƯỚC CHÚNG TA CHƯA CỞI BỎ ĐƯỢC ĐƯỜNG LỐI
ĐỘC TRI CỦA CHẾ ĐỘ CSQT, CHƯA CÓ TỰ DO DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG ĐA NGUYÊN NHƯ LIÊN XÔ
VÀ CÁC NƯỚC TRUNG ĐÔNG.
Hiện tại trước mặt CQVN đương kim và CĐ NVHN là tấm gương sáng của nhân
dân Hoa Kỳ và cá nhân TT Obama “Chúng ta hãy xây dựng lại.” Nước Mỹ còn vậy
huống chi VN chúng ta ?
Hởi chính quyền CSVN!
Hởi CĐ NVHN!
Hãy can đảm và hảnh diện về quá
khứ dân tộc mà đứng lên dành lại non sông gấm vóc !
Hãy ngoại giao với nhau, ngồi lại
với nhau, thương thuyết với nhau!
Đó là cứu cánh độc nhất của dân
tộc để cứu nước!
ĐỪNG SỢ HÃI, ĐỪNG NHÚT NHÁT, ĐỪNG
MẶC CẢM !!!
HAI PHE CS VÀ QG PHẢI HY SINH VÌ
TỔ QUỐC:
HÃY NGỒI XUỐNG CÙNG NHAU, BẮT
TỔ QUỐC HẤP HỐI ĐANG THA THIẾT
KÊU CỨU CHÚNG TA !!!
CON ĐƯỜNG RỘNG VINH QUANG ĐẤT
NƯỚC ĐANG CHỜ ĐÓN CHÚNG TA !!!
Sẽ chẵng có ai mất quyền lợi gì cả, sẽ chẵng có ai thiệt thòi gì, mà
trái lại chỉ có gặt hái bao dung, đoàn kết, yêu thương, quyền lợi, văn minh,
no ấm. Sẽ chỉ cần xây dựng lại Tổ Quốc, xây dựng lại cộng đồng, xây dựng lại con
người như tân TT Obama Mỹ nói “Chúng ta xây dựng lại”.
Đất nước VN chúng ta tuy nhỏ bé, nhưng có một địa thế quan trọng nằm trên biên giới giữa 2 thế lực siêu cường TC và Tư bản.Vì vậy suốt gần 70 năm qua Tổ Quốc và nhân dân chúng ta chịu quá nhiều nổi khổ ải đau thương nảo nùng.
VN nhỏ bé xa siêu cường Hoa Kỳ nửa vòng trái đất, nhưng vận mệnh đã đưa
2 quốc gia đến những giây liên lạc vui buồn, những liên hệ đau thương và hy
vọng. Chính Hoa Kỳ cũng phải trã giá đắt, một TT bị giết, một đất nước suy
sụp, tai tiếng, mất uy tín. Hoa Kỳ cũng tự biết có trách nhiệm kêu gọi các
đồng minh viện trợ tái thiết VN và bảo tồn toàn vẹn lãnh thổ VN sau chiến
tranh.
Ngày nay Hoa Kỳ đã bừng tỉnh, đã biết làm một cuộc CÁCH
MẠNG CON NGƯỜI cao trọng hơn là cách mạng chính thể.
NHƯ TỔ TIÊN, ÔNG BÀ TA DẠY:
“ĐOÀN KẾT LÀ SỐNG, CHIA RẺ LÀ CHẾT”,
“HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA”.
NGÀY NAY HOÀN CẢNH CÒN BẮT BUỘC CHÚNG TA PHẢI LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG CON NGƯỜI.
CÁCH MẠNG CON NGƯỜI LÀ TUYỆT ĐỈNH ƯU VIỆT CỦA
LOÀI NGƯỜI.
CÁCH MẠNG CON NGƯỜI LÀ CỨU CÁNH DUY NHẤT CHO TỒN
VONG TỔ QUỐC VIỆT NAM.
XIN MỜI ĐỌC BÀI VỀ TÂN TT OBAMA DO MINH TÂM CHUYỄN
NGỮ DƯỚI ĐÂY
TRƯNG TRIỆU NGUYỄN THỊ THANH
*********************************** Barack Obama, Vị Tổng Thống Thứ 44
Của Hoa Kỳ
Nguyễn Minh Tâm Ngày Thứ Ba 20 tháng Giêng năm 2009, Thượng Nghị Sĩ Barack Obama, 47 tuổi, chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ trước sự hiện diện của hàng trăm ngàn người có mặt tại buổi lễ tổ chức ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, và trước sự theo dõi của hàng tỉ người trên trái đất qua hệ thống truyền hình. Ðây là một biến cố lịch sử vì ông Barack Obama là một người Mỹ Da Ðen đầu tiên được bầu lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ, và chỉ có ở Hoa Kỳ mới có sự kiện này xảy ra. Buổi lễ nhậm chức lại được tổ chức trùng vào ngày Lễ kỷ niệm sinh nhật Mục Sư Martin Luther Jr. Nhà lãnh tụ đấu tranh cho nhân quyền bằng phương pháp bất bạo động. Cách đây 40 năm Mục Sư King đọc bài diễn văn nổi tiếng "I have a dream...", trong đó ông mơ tưởng đến một xã hội Hoa Kỳ không còn hận thù, không còn kỳ thị, nơi mọi người đều là anh em không phân biệt mầu da, chủng tộc. " Ông Obama lên làm Tổng thống trong giai đoạn cực kỳ khó khăn. Nước Mỹ đang trải qua một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng, và còn còn phải đương đầu cùng một lúc với hai cuộc chiến tranh ở Iraq và A Phú Hãn, lại thêm những nguy cơ sẽ có đánh nhau, xáo trộn trong vùng Trung Ðông, Ðông Âu cũ. Ông Obama sẽ phải làm công việc khôi phục nền kinh tế của thời Franklin D. Roosevelt, và còn phải làm một Lincoln hàn gắn lại mối bất đồng sâu xa của hai xu hướng chính trị, Bảo Thủ - Cấp Tiến, đoàn kết dân chúng Mỹ thành một sức mạnh siêu việt để khắc phục khó khăn. Và cuối cùng, ông còn phải lấy lại uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới trước đây bị mất vì chiến cuộc ở Iraq, và chính sách đối ngoại của chính quyền ông Bush. I.- ÐỨA CON CỦA ÐỊNH MỆNH. Barack Obama sinh năm 1961 tại Honolulu . Thời bấy giờ, quần đảo Hawaìi vẫn còn ở trong qui chế lạ lẫm về tâm lý: đảo này chỉ là một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ bên bờ Thái Bình Dương, và liên hệ tình tự dân tộc rất ít với đất nước Hoa Kỳ trong đất liền bên bán cầu phía Tây. Nguồn gốc lai lịch của Obama lại còn đặc biệt hơn nữa. Cha của Obama là một người Da Ðen theo đạo Hồi Giáo, ở nước Kenya bên Phi Châu. Ông ta là con của một nông dân. Lúc còn nhỏ, ông thường phải đi chăn dê phụ cho cha mẹ. Song nhờ một dịp may ngàn năm một thủa, chú bé chăn dê này xin được một học bổng để sang Hoa Kỳ du học tại trường đại học University of Hawaii . Cùng lúc đó, mẹ của Obama, cô Ann Dunham, 18 tuổi cũng đang là sinh viên ở trường đại học này. Cô là con gái của một gia đình lao động gốc gác từ bên tiểu bang Kansas . Khi Barack lên hai tuổi, cha của Barack bỏ lại vợ con, trở về nước Kenya .Mẹ của Barack sau đó kết hôn một lần nữa, đem đưá con trai về gia đình nhà chồng mới ở Nam Dương. Barack vẫn còn giữ một số ấn tượng về nước Nam Dương. Theo cậu, quốc gia này rất hấp dẫn, sôi nổi, song cũng có đôi lúc "tàn ác, và không lường trước được". Cậu bé Barack từng nuôi một con khỉ tên là Tata. Cậu bé cũng nhớ những trận bão lụt tàn phá quốc gia hải đảo này. Cậu từng chứng kiến cảnh dân nghèo miền quê ráng tìm cách cứu các con dê, con gà trong khi căn nhà lợp tranh của họ bị bão lụt cuốn bay đi. Obama sống tại Jakarta được bốn năm, rồi quanh trở về Honolulu sống với ông bà ngoại. Cậu bé xin được học bổng để vào học trường trung học tư nổi tiếng trên đảo, tên là Punahou Academy .Hầu hết các học sinh ở Hawaii được lọt vào các trường đại học danh tiếng trong nhóm Ivy League đều tốt nghiệp từ trường trung học nổi tiếng này. Hồi học ở đây, Obama học giỏi, và chơi bóng rổ rất hay. Cậu học sinh Obama cũng hút thuốc lá và hút cần sa vào lứa tuổi thiếu niên. Sau khi tốt nghiệp cử nhân từ trường đại học Columbia University, Obama làm công tác xã hội trong bốn năm ở Chicago . Tại đây, Obama có dịp làm việc chung với Mục Sư Wright, trước khi vào trường Havard để học Luật. Học xong trường Luật, Obama trở thành người Da Ðen đầu tiên giữ chức Chủ Tịch Tạp Chí Havard Law Review, một tạp chí chuyên ngành Luật Khoa. Muốn đạt đuợc chức vị này, người luật gia phải có năng khiếu xuất chúng về chính trị. Một người bạn thân của Obama là Michael Froman, chuyên gia cao cấp của tổ hợp tài chánh Citigroup nhớ lại về Obama như sau: "Anh ta có thể làm việc chung với những nhân vật có xu hướng bảo thủ, cũng như những người thuộc phe cấp tiến". Ngoài ra, ông Laurence Tribe, một học giả uyên bác về Luật Hiến Pháp cũng khen ngợi Ob ama như sau: "Anh ta là người có khả năng phân tích rất giỏi, anh có thể tổng hợp nhiều nguồn tư liệu phức tạp khác nhau.". Khi Obama trở lại Chicago để làm việc, người luật sư trẻ tuổi đã từ chối lời mời cộng tác của nhiều tổ hợp luật sư danh tiếng, với những số lương kếch sù. Trái lại, Obama tình nguyện đi làm luật sư cho người nghèo, bảo vệ nhân quyền, chuyên biện hộ cho những người nghèo, xin nhà, kiện cơ quan cấp nhà của chính phủ không công bằng, hay kỳ thị. Ngoài ra, ông cũng xin làm giáo sư dạy môn Luật Hiến Pháp tại trường Luật ở điạ phương. Ông dự tính sẽ hoạt động chính trị từ trước khi tốt nghiệp luật sư. Quả thực như vậy, ông đã thắng cử, để trở thành Nghị Sĩ của tiểu bang Illinois vào lúc ông mới đuợc 37 tuổi. Một quan sát viên kỳ cựu về sinh hoạt chính trị ở Illinois , ông Rich Miller nhận xét về Obama như sau: "Lúc đầu ông ta ít để lộ quá khứ hoạt động của ông ở Havard. Nhưng mọi người đều dành sự kính nể đối với những ý kiến của ông ta, dù người đó là Cộng Hoà hay Dân Chủ. Ai cũng biết lập trường của ông ta rất là liberal (cấp tiến), nhưng ông ta đã khéo leó giúp cho nhiều đạo luật được thông qua.". Lập trường của ông Obama ngay từ đầu cho thấy ông là người thuộc phe cấp tiến và ông nhắm sẽ đi xa hơn trong hoạt động chính trị tầm vóc quốc gia. Tại Illinois ông đã thử đề nghị cung cấp bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người dân trong tiểu bang, song không thành. Ông cũng làm luật khiến cho tiểu bang Illinois là tiểu bang đầu tiên bắt buộc các điều tra viên cảnh sát khi hỏi cung nghi can sát nhân phải thu băng cuộc hỏi cung này. Năm 2003, Obama thử ra tranh chức Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, đại diện cho tiểu bang Illinois, nhưng không thành. Ông chỉ đứng hàng thứ ba hay thứ tư trong tổng số bảy ứng cử viên đảng Dân Chủ. Tháng 7 năm 2004, trong lúc đang ra tranh cử chức Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Illinois, ông được mời đọc bài diễn văn khai mạc Ðại Hội Ðảng Dân Chủ tổ chức tại Boston chỉ định liên danh John Kerry & John Edwards. Bài diễn văn này là một bài diễn văn lịch sử, được sự ủng hộ nồng nhiệt của mọi giới trong đảng Dân Chủ, báo hiệu trước ông sẽ là một ứng cử viên tổng thống trong tương lai. Trong bài diễn văn, ông kể lại về cuộc đời ông như sau: "Nhân danh tiểu bang vĩ đại Ill inois , ngã tư giao điểm của đất nước, quê hương của Lincoln , xin qúi vị cho tôi dịp bầy tỏ lòng cảm ơn với Ðại Hội Ðảng Dân Chủ. Tối nay tôi rất vinh dự được lên đây để đọc bài diễn văn này. Hãy nhìn vào sự thực. Lẽ ra một người có gốc gác như tôi, khó mà có cơ hội đứng ở đây. Cha tôi là một sinh viên ngoại quốc, sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng nhỏ bên nước Kenya . Thuở nhỏ, ông phải đi chăn dê, đi học ở ngôi trường nhỏ có mái tôn. Cha của ông, tức ông nội của tôi làm bồi bếp, đầy tớ cho người Anh ở thuộc điạ. Nhưng ông nội tôi có ước mơ lớn cho con cái của ông. Cha tôi làm việc cần cù, siêng năng, nên được học bổng sang theo học tại một nơi có phép lạ, đó là nước Mỹ. Nơi có ngọn hải đăng chỉ đường đi tìm tự do và cơ hội cho nhiều người trước. Khi theo học tại đây, cha tôi gặp mẹ tôi. Bà sanh ra và lớn lên tại một tỉnh ở Kansas, khác hẳn vói thế giới của ông. Cha của mẹ tôi làm công nhân cho hãng dầu, và sau làm nghề nông trong suốt thời kỳ Khủng Hoảng Kinh Tế. Một ngày sau khi xảy ra vụ tấn công Trân Châu Cảng, ông ngoại tôi tình nguyện đăng lính để bảo vệ tổ quốc. Ông đi theo đoàn quân của tướng Patton, đánh khắp các mặt trận bên Âu Châu. Bà ngoại tôi ở nhà làm việc trong xưởng chế tạo phi cơ ném bom, và nuôi dạy con nhỏ. Sau chiến tranh ông bà đi học bằng tiền học bổng dành cho cựu chiến binh, và dọn nhà sang miền Tây, cuối cùng là sang Hawaii .Tôi đứng đây đêm nay để mừng về cái gốc gác đa dạng trong con người của tôi. Tôi đứng đây kể hầu qúi vị câu chuyện về đời tôi, về những người tôi mang ơn, về đất nước tôi chịu ơn. Tối nay chúng ta cùng đứng với nhau để ca ngợi sự vĩ đại của đất nước chúng ta. Chúng ta không hãnh diện vì những toà nhà chọc trời, vì quân lực vũ khí hùng mạnh. Chúng ta hãnh diện vì những người khai sáng đất nước này từ hơn 200 năm trước đã biết bảo vệ những quyền căn bản của con nguời, đó là quyền đuợc sinh sống, tự do, và theo đuổi hạnh phúc.". Sau đó, chính ông Obama đã thắng cử , trở thành Thượng Nghị Sĩ , đại diện cho tiểu bang Illinois tại Thượng Viện Hoa Kỳ năm 2004, trong lúc liên danh Dân Chủ Kerry & Edwards bị thất cử trước ông George W. Bush của đảng Cộng Hoà. Nhưng cũng từ bài diễn văn làm rung động lòng người, ông Obama đang từ một Thượng Nghị Sĩ non trẻ, hầu như vô danh ít người biết đến, bỗng nhiên được sự ủng hộ của mọi tầng lớp dân chúng. Hai tuần sau khi đắc cử vào Thượng Viện, tạp chí Rolling Stones phỏng vấn ông Obama và được ông tiết lộ một số điều lý thú về con người của ông. Ông nói: "Tôi không có ý định ra tranh cử tổng thống vào năm 08. Người tôi ngưỡng mộ là Lincoln , Gandhi, và Martin Luther King Jr. Những chiến sĩ tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của con người. Tôi thích chơi bóng rổ, chơi khá hay, nhưng chưa xuất sắc cho lắm. Tôi ghiền hút thuốc, và ráng bỏ hút thuốc nhiều lần xong vẫn chưa bỏ được. Hồi còn nhỏ tôi cũng có nhiều tật xấu như uống rượu, hút cần sa, nhưng bây giờ tôi bỏ hết những thói xấu đó rồi. Ðiều làm cho tôi phải lo âu trong tương lai là làm cách nào để đối phó với hậu quả của tình trạng kinh tế toàn cầu, trong đó chỉ có vài nhà tư bản cự phú, và hàng tỉ người phải làm việc với đồng lương thấp kém như ở Trung Hoa hay Bangladesh .". Cố vấn chính trị của Obama, ông David Axelrod, gợi ý với ông Obama về khả năng ra tranh cử tổng thống. Ông bảo để ông suy nghĩ lại. Cuối cùng, vào ngày 10 tháng 2 năm 2007, đứng trước tiền đình Quốc Hội tiểu bang Ill inois , ở thành phố Springfield nơi trước đây Tổng Thống Abraham Lincoln kêu gọi người Mỹ hãy đoàn kết lại với nhau, ông tuyên bố ra tranh cử tổng thống vào tháng Mười Một năm 2008. II.- MỘT CUỘC VẬN ÐỘNG TRANH CỬ XUẤT SẮC, KHOA HỌC. Thượng Nghị Sĩ Barack Obama rất may mắn có hai người bạn tin cẩn là ông David Axelrod, và bà Valerie Jarrett, từng làm việc chung với ông từ nhiều năm nay ở Chicago . Hai vị cố vấn trên cũng cảm phục thái độ hoà nhã, nghiêm túc của Obama. Khi vừa bắt đầu thảo kế hoạch tranh cử, Obama với kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở Chicago,vận động từ cấp cơ sở đi lên, đề nghị cuộc tranh cử của ông sẽ lấy quần chúng làm cơ sở đi lên (grass-root), chứ không phải từ trên chỉ đạo đưa xuống. Ông cũng đòi hỏi mọi người làm việc với ông phải có thái độ nghiêm túc, đứng đắn không được đố kỵ, hiềm khích, tuyệt đối không tiết lộ tin tức ra ngoài, nếu có bất đồng ý kiến với nhau, hãy giải quyết êm thấm trong nội bộ. Ðây chính là những điểm khác biệt giữa hai ban vận động tranh cử của Barack Obama và Hillary Clinton. Ngoài ra, Obama cũng được sự tiếp tay của David Plouffe, trong vai trò Giám Ðốc tranh cử. Ông này là một thiên tài tổ chức, ít nói, nhưng làm việc rất kỷ luật, và tận tình ở sau hậu trường. Chính ông đã áp dụng kỹ thuật vận động tình nguyện viên, cổ động viên, và gây quĩ tranh cử qua hệ thống Internet. Ê kíp của David Plouffe đã xin được rất nhiều tiền ủng hộ cho Obama, khoảng $250 triệu Mỹ Kim qua internet, và vận động được thành phần trẻ ủng hộ Obama. Ban vận động tranh cử của Obama còn nhận được sự tiếp tay của Pete Rouse, cố vấn chính trị của cựu Nghị Sĩ Tom Daschle, một thượng nghị sĩ có uy tín lớn trong đảng Dân Chủ. Chính ông Rouse đã góp ý với Obama nên tạo quan hệ tốt đẹp với những nghị sĩ có uy tìn của đảng Cộng Hoà như Dick Lugar. Nhờ đó, cử tri tin rằng Obama sẽ là người có khả năng tạo sự cộng tác giữa hai đảng. Sau cùng phải nói Obama còn có một nhóm bạn thân cũ từ hồi còn học ở trường Luật Havard như ông Julius Genachowski giúp thành hình hệ thống kỹ thuật tân tiến đứng sau kế hoạch vận động tranh cử. Ban vận động tranh cử của Obama năm 2008 áp dụng những hình thức tối tân nhất của khoa học kỹ thuật như On Line Organizing, và Facebook. Ở vòng tranh cử sơ bộ trong đảng Dân Chủ, ông Obama được sự ủng hộ nhiệt tình của giới trẻ, của một số nhân vật uy tín trong đảng Dân Chủ như gia đình Kennedy, và nhiều nghệ sĩ, tài tử điện ảnh như Oprah Winfrey, Bruce Springsteen, Sheryl Crow, Justin Timberlake, Michael Stipe khiến cho cán cân thay đổi từ bà Hillary Clinton sang Barack Obama. Barack Obama đã thắng John McCain rõ ràng ở vòng chung kết bởi vì tổng thống Bush của đảng Cộng Hòa càng ngày càng mất uy tín, tình hình kinh tế bi đát thêm. Thái độ ứng xử của ông Obama trước cơn khủng hoảng tài chánh tỏ ra hết sức bình tĩnh. Chưa kể là trong các lần tranh luận trực tiếp trên truyền hình, ông Obama luôn luôn giữ thái độ khiêm tốn, hoà nhã, được mệnh danh là "Mr. Cool", trong lúc ông McCain nhiều lần tỏ ra mất bình tĩnh, nóng giận. Vào tối ngày bầu cửa 4 tháng 11 năm 2008, sau khi kết quả bầu cử được công bố, với số phiếu cử tri đoàn chênh lệch rõ ràng. Ông Obama đuợc 365 phiếu, ông John McCain được 173 phiếu. Kết quả này xác nhận chiến thắng oanh liệt của ông Obama. Ngay sau đó, ông John McCain đã ứng khẩu đọc một diễn từ hết sức cảm động. Ông ghi nhận sự thất cử của mình, và tin rằng tiếng nói của dân chúng Hoa Kỳ muốn có sự thay đổi đã được nói lên một cách rõ ràng, trong sáng Trong suốt thời gian vận động tranh cử, ông Obama tuyệt đối không dùng một lời chỉ trích cá nhân nào đối với bà Hillary Clinton cũng như đối với ông John McCain. Ngay sau khi thắng cử, ông Obama đã ngỏ lời mời ông McCain hợp tác trong những năm tháng tới tại diễn đàn Quốc Hội. Ngoài ra, khi thành lập nội các mới, ông Obama đã tha thiết yêu cầu bà Hillary Clinton nhận giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao, một chức vụ hết sức quan trọng trong nội các. Với cung cách đối sử đôn hậu, kính trọng người trên kẻ dưới, kể cả đối với đối thủ cũ, cũng như trong quá trình chọn người vào nội các, ưu tiên dựa trên tài năng, đạo đức hơn là quan điểm ý thức hệ khiến cho uy tín của ông Obama ngày càng lên cao. Kết quả thăm dò dư luận gần đây cho biết khoảng 78% dân chúng Mỹ ủng hộ việc làm của Tổng Thống vừa đắc cử Barack Obama. Ngày 20 tháng Giêng năm 2009, toàn thể dân chúng Mỹ sẽ chứng kiến Lễ Tuyên Thệ nhậm chức tổng thống của một người Da Ðen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, với một buổi lễ vĩ đại nhất chưa từng thấy bao giờ. III.- ÐƯỢC TẠP CHÍ TIME CHỌN LÀM NHÂN VẬT TRONG NĂM 2008. Hàng năm, tuần báo Time có thông lệ bình bầu "Nhân Vật Trong Năm" "Person of the Year". Là một tuần báo có uy tín hàng đầu tại Hoa Kỳ, tuần báo này làm công tác bình bầu này rất nghiêm túc, cẩn thận. Ông Barack Obama được chọn làm "Person of the Year 2008" trên cả ông Bộ Trưởng Ngân Khố Paul Henson, Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy và bà Thống Ðốc Sarah Palin. Tuần báo Time đưa ra những nhận xét của họ về ông Barack Obama như sau. 1.) Một con người có thực tài: Quan sát kỹ hoạt động chính trị của Obama người ta thấy ông có ý hướng muốn làm tổng thống kể từ năm 2002, khi ông đọc bài diễn văn chỉ trích cuộc chiến tranh ở Trong suốt thời gian vận động tranh cử ông tỏ ra là một nhân vật có thực tài, giữ đúng lời hưá. Bộ máy tranh cử của ông làm việc hết sức hữu hiệu, nhiệt tình. Họ gởi e mail đến hơn 13 triệu người, và thu dụng đuợc hơn 3.5 triệu người đóng góp tiền tài, hay tình nguyện làm cổ động viên cho cuộc vận động tranh cử. Tạo thành một lực lượng hùng mạnh, một thế lực mới, có thể gọi là Obama Party. Guồng máy tranh cử của Obama có ngân sách lên đến $750 triệu đô la, không cần xin quĩ tranh cử của chính phủ liên bang. 2.) Obama là người thực tiễn, có khả năng giải quyết nhiều vấn đề nan giải: Trước khi ra tranh cử tổng thống, Obama chưa bao giờ có kinh nghiệm lãnh đạo một guồng máy tranh cử. Thế mà khi bắt tay vào việc, cố vấn của ông là David Axelrod phải khen ông là một nhà quản lý giỏi. Lúc nào ông cũng nhỏ nhẹ nhưng nghiêm túc,và bình tĩnh. Cộng sự viên không bao giờ nghe ông la hét, nhưng biết rõ khi nào ông không hài lòng, giận dữ. Hỏi về những đặc điểm này. Ông Obama chỉ khiêm tốn trả lời rằng ông không có tài mầu nhiệm gì cả, nhưng ông có cái mũi rất thính, biết tìm ra những phụ tá tài giỏi để gom họ lại, làm việc chung với ông. Ông không tin việc la hét nhân viên thuộc cấp đem lại kết quả. Trái lại, phân tích rõ lỗi lầm sẽ làm cho người khác sửa đổi việc làm của họ. Ông cũng có đầu óc thực tiễn, chỉ muốn chu toàn công việc, không để ý đến tiểu tiết ngoài lề. Nhớ lại vào giai đoạn cuối của cuộc tranh cử, bên phiá ông McCain tìm đủ mọi cách bôi nhọ ông, gọi ông là bọn khủng bố, bạn thân với những kẻ phản loạn. Nhưng đến khi chọn người lập chính phủ mới, ông biểu lộ rõ tư cách độ lượng, khiêm tốn của một người lãnh đạo trong con người ông. Obama có tài nói chuyện, có sức thuyết phục người nghe. Nhưng nói chưa đủ, ông còn chứng minh cho dân chúng Mỹ biết ông có khả năng làm việc, có khả năng làm thay đổi tình thế. Khi cơn khủng hoảng tài chánh xảy ra hồi đầu tháng Mười, các nhân vật xuất chúng của Wall Street cũng đành bó tay, Tổng Thống và Quốc Hội, và phiá ông McCain bối rối không đưa ra được giải pháp cứu nguy. Dân chúng Mỹ đặt câu hỏi: "Còn có ai có khả năng ứng phó với vấn đề này không?". Dân chúng Mỹ hướng về phiá nhân vật có tên là Barack Hussein Obama. 3.) Obama biết tiên liệu trước tình hình: Ðổng Lý Văn Phòng sau cùng của chính quyền Vào lúc 6 giờ sáng ngày 5 tháng 11 ông mang theo danh sách khoảng 100 nhân vật đã có kết quả điều tra an ninh của FBI đi Chicago để họp với Obama về việc chọn người lập chính phủ chuyển tiếp. Thay vì nghỉ ngơi ít lâu sau thời gian vất vả vận động tranh cử, tân Tổng thống đã ăn mừng chiến thắng của mình với một phiên họp kéo dài năm giờ đồng hồ. Ông Obama gởi nhân sự của mình đi cùng khắp các bộ ở Hoa Thịnh Ðốn để chuẩn bị bắt tay làm việc ngay sau ngày tuyên thệ nhậm chức. Một số cố vấn khuyên ông Obama nên thư thả, vì hiện nay chính quyền của tổng thống Bush còn đang làm việc, và nuớc Mỹ chỉ có một tổng thống mà thôi. Nhưng ý thức đuợc rằng uy tín của ông Bush xuống quá thấp, ông Obama muốn chính quyền của ông sẵn sàng làm việc thật sớm để tránh được phần nào di hoạ ảnh hưởng của ông Bush. Rút kinh nghiệm ngày trước, tổng thống Franklin D. Roosevelt đã gặp khó khăn rất nhiều khi ông lơ là không chuẩn bị cho việc chuyển giao chính quyền từ tổng thống Herbert Hoover vào những ngày đen tối của Thời Kỳ Khủng Hoảng Kinh tế. Lúc 5 giờ chiều, khi buổi họp kết thúc, ông Obama đã đi trước kế hoạch, sửa soạn gần xong thành phần chính phủ chuyển tiếp, nhưng chưa vội công bố cho công chúng biết. Vào lúc bắt đầu phiên họp, ông Obama đặt câu hỏi có nên chuẩn bị ngay từ bây giờ, hay để đến đầu tháng Giêng? Ðến cuối phiên họp, chính ông đề nghị phải đôn đốc công việc ngay từ sau khi đắc cử, vì có quá nhiều vấn đề phải giải quyết. Ngoài việc thành lập tân nội các, ông Obama còn phải chuẩn bị nhóm nhân sự làm việc với ông trong Bạch Cung, ông gọi là White House Team, cũng như chuẩn bị kế hoạch kích thích nền kinh tế đệ trình quốc hội trước ngày ông tuyên thệ. Ông còn phải phác thảo những nét cơ bản cho hệ thống bảo vệ an ninh quốc gia, những trách nhiệm liên quan đến chiến tranh. Ông yêu cầu mọi người hãy hoãn đi nghỉ mát đến sau Giáng Sinh năm tới. Từ ngữ transition nghĩa là chuyển tiếp nghe thì rất nhẹ nhàng. Song ông Obama lại chú trọng đến tính chất nguy hiểm của nó. Thực vậy, chuyện gì sẽ xảy ra khi có khủng hoảng, chính quyền của ông Bush bị mất uy tín, và nội các chuyển tiếp chưa thành hình. Có một khoảng trống quyền lực từ ngày bầu cử sang đến ngày nhậm chức, nếu kẻ thù lợi dụng thời cơ này gây rối loạn, hay thị trường chứng khoán sụp đổ, nền kinh tế bị tê liệt, ai sẽ đứng ra giải quyết. Thị trường cần phải được nhóm chuyên viên kinh tế của ông theo dõi cẩn thận. Các nhà lãnh đạo bên quốc hội phải có kế hoạch kích thích kinh tế của chính phủ Obama để tiện về nghiên cứu, biết xem đường hướng mới của chính phủ sẽ đi về đâu. Các vị tư lệnh quân đội, các nước đồng minh của Hoa Kỳ, và những binh chủng tinh nhuệ cũng phải đặt trong vòng cảnh giác để phòng ngừa kẻ địch muốn trắc nghiệm khả năng ứng phó của ông Tổng Thống bồ câu, từng chống lại chiến tranh Iraq. Ông Obama chọn thái độ chuẩn bị sẵn sàng càng sớm càng tốt thay vì để dời qua tháng Giêng. Trong khoảng thời gian từ ngày 7 tháng 11 đến nay chỉ có vài vụ khủng hoảng xảy ra: Nhóm công ty tài chánh Citigroup xin được giúp đỡ, ba công ty xe hơi của Mỹ xin Quốc Hội giúp ứng tiền bail- out nhưng không thành, vụ quân khủng bố đánh thành phố Mumbai của Ấn Ðộ, và quân Do Thái tấn công tổ chức Hamas ở Palestine bằng không quân, và bằng bộ binh. Tình hình nước Mỹ và thế giới biến chuyển rất nhanh kể từ buổi sáng mùa đông băng giá ở Springfileld năm 2007, khi ông Obama tuyên bố ra tranh cử tổng thống. Lúc bấy giờ tình hình ở Vào khoảng trước Lễ Tạ Ơn cuối tháng Mười Một, ông Obama đã thành lập xong ê kíp cố vấn kinh tế, gồm những nhân vật có tài từng phục vụ trong chính quyền của ông Reagan, và ông Clinton. Toán cố vấn kinh tế gồm có ông Geithner làm Bộ Trưởng Ngân Khố. Ông là Giám Ðốc Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang ở New York, một khuôn mặt khá quen thuộc với giới tài chánh ở New York. Ông từng làm việc cho cả ông Bush lẫn ông Ông Obama cũng không quên những lời ông hứa sẽ làm trong khi tranh cử, đó là cắt giảm thuế cho đại đa số có mức lợi tức trung bình, và cải tổ hệ thống bảo hiểm sức khoẻ, cung cấp việc chăm sóc y tế cho tất cả người dân Mỹ. Ngày thứ hai đầu tiên của tháng Giêng, ông đến Quốc Hội đệ trình kế hoạch kích thích nền kinh tế trị $770 tỉ đô la. Ông Obama hiểu rằng trong cuộc tranh cử vừa qua, ông John MacCain cũng nhận được đến 47% số phiếu của cử tri. Ðiều này có nghĩa là trong hai năm sắp tới kế hoạch gần $1 trillion đô la, để kích thích nên kinh tế sẽ bị theo dõi chặt chẽ để tránh lãng phí, thất thoát, và lạm dụng. Ông hy vọng Tổng Giám Ðốc Ngân Sách mới Orszag sẽ là người đảm trách việc gìn giữ hầu bao ngân sách, không để những điều trên xảy ra. Ông Obama tin rằng ông sẽ giữ đúng lời hứa tạo đuợc "sự thay đổi", "change", tức là lập được một chính quyền không bị yếu tố ý thức hệ thúc đẩy, một chính quyền có khả năng, làm việc hữu hiệu. 4.) Ông Obama đem lại lòng tin tưởng cho dân chúng Mỹ: Cách đây hơn 75 năm, vị tổng thống nhậm chức trong tình trạng kinh tế sup đổ, đã nói với dân chúng Mỹ rằng: "Ðiều khiến chúng ta lo ngại nhất chính là lòng sợ hãi" . Khi kinh tế suy sụp, người dân bị mất lòng tin trầm trọng. Ai nấy lo giữ hầu bao bằng tiền mặt thật chặt, họ không tin vào cuốn sổ ký thác tiến gởi ngân hàng. Họ bảo nhau hãy giữ tiền mặt để chờ thời xem sao đã. Giống như ngân hàng, và các công ty sản xuất xe hơi Mỹ, lòng tin của dân chúng Mỹ bị rạn nứt. Một chính quyền có tài, có hiệu quả, phải khôi phục cho được lòng tin của dân chúng. Khi ông Ông Obama bắt đầu đem những tư tưởng của ông vào bài diễn văn đọc khi nhậm chức. Cố vấn chính trị Axelrod tiên đoán rằng bài diễn văn đó sẽ mang tính chất vừa lo âu, pha lẫn với hy vọng.. Bài diễn văn sẽ khuyên mọi người nên chuẩn bị hy sinh, để sau đó sẽ vượt qua được khó khăn.. Có thể ông sẽ bắt đầu bài diễn văn như sau: "Người dân Mỹ nên tiên liệu trước năm 2009 sẽ là một năm đầy vất vả, khó khăn. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm những chọn lựa tốt, tôi tin rằng chúng ta có thể giới hạn được những thiết hại trong năm 2009. Và trong năm 2010, chúng ta có thể bắt đầu trông thấy sự thăng tiến của nền kinh tế.". Vụ tai tiếng của ông Thống Ðốc Ill inois Rod Blagojevich, cũng như việc Thống Ðốc Richarson ở New Mexico rút lui không dám nhận chức Bộ Trưởng Thương Mại vì đang bị điều tra cho thấy guồng máy chính phủ là một tập hợp của những cá nhân, con người làm việc chung với nhau. Ông Obama sẽ bị những hạn chế do sự yếu đuối của con người đem lại. Tuy nhiên, ông Obama đã chứng tỏ cho mọi người biết ông là người có đủ khả năng để chơi ván bài chính trị mới Sự xuất hiện của ông Obama giống như bước đầu đặt chân vào thiên niên kỷ mới – thân thế của ông mang tính chất toàn cầu, trí óc của ông đầy sáng tạo, lối làm việc của ông rất khoa học, có hệ thống, và tinh thần làm việc của ông mang tính chất dân chủ. Có lẽ chúng ta cần phải có khuôn mặt mới như Obama để có thể tìm thấy sự hứa hẹn trong tương lai, một tương lai hiện trông có vẻ rất u tối. IV.- NHỮNG THỬ THÁCH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ. Vị Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ lên năm chính quyền trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn: Kinh tế suy thoái trầm trọng, hai cuộc chiến tranh ở Iraq và A Phú Hãn, cả thế giới bị ảnh hưởng bởi tình trạng khủng hoảng kinh tế chung, trong lúc uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới bị suy yếu vì những chính sách độc đoán, đơn phương của Hoa Kỳ trong tám năm ông Bush cầm quyền. Ý thức được nhũng khó khăn chồng chất như vậy, ông Obama đã thành lập một chính quyền chuyển tiếp gồm những nhân vật có tài năng ưu việt, không phải dựa trên ý thức hệ. Chính quyền của ông Nhìn vào thành phần tân nội các, người ta thấy rõ ông Obama đặt thứ tự ưu tiên hàng đầu là giải quyết tình hình kinh tế. Ông chọn những nhân vật kinh nghiệm, chuyên gia kiệt xuất trong toán cố vấn kinh tế của ông như ông Geithner làm Bộ Trưởng Ngân Khố là một nhân vật được giới tài chánh ở New York kính nể. Ông Larry Summers, một kinh tế gia nổi tiếng trong chính quyền của ông Clinton , và ông Paul Volcker, cựu Thống Ðốc Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, làm việc dưới thời ông Reagan, một người có tiếng trong đảng Dân Chủ và được đảng Cộng Hoà kính trọng. Ông Leon Panetta Chánh Văn Phòng của tổng thống Việc ông Obama chọn bà Hillary Clinton làm Ngoại trưởng và giữ ông Robert Gates lại làm Bộ Trưởng quốc phòng là quyết định được nhiều người khen ngợi là khôn ngoan và đôn hậu. Bà Clinton, cựu đối thủ của ông Obama từng là đệ nhất phu nhân rất rành hoạt động chính trị ở Hoa Thịnh Ðốn và ở Quốc Hội, bà cũng là người phụ nữ nổi tiếng trên thế giới. Ông Robert Gates sẽ là người giúp ông Obama tạo được quan hệ tốt với các vị tướng lãnh ngoài chiến trường, và thực hiện kế hoạch rút quân ra khỏi Ông Eric Holder, tân bộ trưởng Tư Pháp , và ông Rahm Emanuel Ðổng Lý Văn Phòng của tổng thống Obama sẽ là những người giúp duy trì guồng máy chính phủ hoạt động một cách hòa hợp, tạo được quan hệ tốt đẹp với quốc hội trong các chính sách đối nội. Về mặt đối ngoại, ngoài chức ngoại trưởng dành cho bà Hillary Clinton, ông Obama còn bổ nhiệm bà Susan Rice làm đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc. Bà là một nhân vật có uy tín trong việc phát huy sự hợp tác quốc tế. Trên bình diện quốc tế, ngoài hai cuộc chiến tranh Hoa Kỳ đang can dự ở Iraq và A Phú Hãn, và chiến tranh chống khủng bố, ông Obama còn có trách nhiệm hàn gắn những mất mát, thiệt hại do ông Bush để lại như tâm lý bài Mỹ tại nhiều nước trên thế giới vì kế thừa những hậu qủa chính sách ngoại giao của ông Bush. Ông Bush làm được một số điều tốt như tạo được quan hệ tốt đẹp với Ấn Ðộ, và Ba Tây ( Brazil ), thuyết phục được Lybia từ bỏ chế tạo vũ khí nguyên tử. Nhưng ông Obama sẽ phải đối phó với những vấn đề mới nổi lên như cuộc chiến tranh giữa Nga và các nước nhỏ trong khối Liên Bang Xô Viết trước đây, và chiến tranh giữa Do Thái với nhóm Hamas ở Palestine. Ngoài ra, ông Obama còn phải cải thiện quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ với các nước Nam Mỹ, từ bấy lâu nay vẫn bị lơ là, bỏ quên, mặc cho những khuynh hướng bài Mỹ phát triển do Hugo Chavez khích động. V.- CHỦ ÐỀ CỦA LỄ TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC. Theo thông lệ, tổng thống sẽ đọc một bài diễn văn quan trọng trong ngày Lễ Tuyên Thệ Nhậm Chức. Trước đây, trong hoàn cảnh đất nước chia rẽ Nam Bắc,năm 1861, tổng thống Abraham Lincoln kêu gọi dân chúng Mỹ hãy giúp ông duy trì sự vẹn toàn của đất nước, preserve our Union. Năm 1933, trước hoàn cảnh kinh tế bi đát, tổng thống Franklin D. Roosevelt kêu gọi lòng can đảm, sự hy sinh của dân chúng Mỹ để giúp kéo đất nước ra khỏi cơn Khủng Hoảng Kinh Tế. Ông nói một câu danh ngôn là : "The only thing we have to fear is fear itself." , Ðiều duy nhất làm chúng ta lo ngại chính là sự sợ hãi. Năm 1961, tổng thống Kennedy đưa ra chủ đề hãy trao ngọn đuốc cho "thế hệ mới". Vào ngày 20 tháng Giêng sắp tới, đứng ở tiền đường phía Tây của điện Capitol, tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, một người Da Ðen đầu tiên đắc cử tổng thống, sẽ phaỉ nói lên được sự cân bằng giữa sự hy sinh,và niềm hy vọng, sự cố gắng và viễn kiến tương lai. Trước tình hình kinh tế suy thoái hiện nay, khi lòng tin của dân chúng Mỹ bị hoang mang tột độ, ông Obama sẽ phải đọc một bài diễn văn có sức lôi cuốn, khơi dậy nguồn hứng khởi (inspiration) của cả một dân tộc. Hơn hai triệu người đứng ở Washington Mall nghe ông đọc, và hàng trăm triệu người theo dõi ông trên hệ thống truyền hình. Nguyễn Minh Tâm (viết xong ngày 06/01/09) |
dimanche 20 décembre 2015
TỔ QUỐC HẤP HỐI ĐANG THA THIẾT KÊU CỨU CHÚNG TA !!!
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire