LỜI GIỚI THIỆU CỦA AN PHONG NGUYỄN VĂN
DIỄN
&
KÍNH GỞI CÁC DIỄN ĐÀN VÀ CÁC CƠ QUAN THÔNG
LUẬN
(An Phong Nguyễn Văn Diễn)
Kinh xin các Diển Đàn vui lòng phổ biến rộng rãi một ý kiến cực kỳ quan
trọng của chị Bs Nguyễn Thị Thanh tôi. Bs. Nguyễn Thị Thanh là chị ruột kề cận tôi,
biết chị không ai bằng em ruột. Xưa nau có vài lời đồn chị thân CSVN, tôi không
cải chính vàng thau lần lộn, người thông minh tinh tế ắt hiểu. Chi vốn là bác
sĩ tâm lý nên tin rằng hiện chỉ có một cách duy nhất là dung nhu trị cương,
dùng lý luận nhân nghĩa để thuyết phục giải thể chính sách.
Cách đây 13 năm (1991) chị đến Texas Houston, tôi tổ chức một buổi mạn
đàm với 45 lảnh tụ các đảng phái, đoàn thể chính trị quân sự tôn giáo trong đó
có Chủ tịch Hôi Cựu quân Nhân là ông Trần Ngọc đóa tham dự cùng Đai diện các
đoàn thể Liên Minh Dân Chủ, Mặt Trận, LMVNTD, hội đoàn tôn giáo vv… và nhân
sĩ địa phương. Đề tài chị bàn luận là
« Dùng Sách Lượt Nhu Trị Cương, Nhược Thắng Cường Để Cứu Nước Chống Xâm Lăng
& Thoát Khỏi Băng Hoại Do Đường Lối Vô Sản Mà Cộng Sản Quốc Tế Đem Lại Cho
Việt Nam »
Lập Ủy Ban Liên Quốc Gia để cùng với chính phủ Việt Nam lo quản trị và
kiến thiết một đất nước Việt Nam lý tưởng. CSVN lúc ấy chưa thật tình tin cậy
khả năng của NV/HN, nên ít quan tâm, nên công việc chưa đi đến đâu. Điều quan
trọng là khi có viện trợ bồi thường chúng ta cần có Ủy ban liên Quốc gia quản
lý để tránh mọi tham ô tự quốc nội cũng như hải ngoại, và vệc xây dựng đất nước
phải được dựa trên một căn bản tân tiến nhất với những chuyên gia quốc tế có
khả năng cao.
Tất cả mọi thành phần đều đồng thuận và muốn lập phái đoàn đi thào luận
với chính quyền CSVN. Tuy nhiên chị Thanh cho rằng chúng ta cần nhất trí trong
một sách lược rõ ràng, và cần có sự thoả thuận của phía CSVN nên chị tình
nguyện về nước nói chuyện với T.Ư.Đ. CSVN trước. Việc chị nói chuyện trao đổi
quyền lợi hai bên: Cắt cấm vận, trao đổi kinh tế, bồi thường chiến tranh với
nhân quyền, đa đảng, đa nguyên, tự do tôn giáo, tự do báo chí vv… đại diện
T.Ư.Đ. là ông Nguyễn Ngọc Trân nghi ngờ khả năng các CĐNV/HN, chưa thoái mái,
đòi phe Quốc gia phải thi hành trước nên chưa đi đến đâu.
Ngày nay tình hình quốc nội biến chuyển nhiều, CSVN thấy rõ khả năng và
sở trường của các CĐ/NVHN, họ kêu gọi Đại đoàn kết dân tộc. Đây là dịp may để
chúng ta thi hành tài năng và sở trường để cứu dân cứu nước. Chi Thanh lại có
một ý kiến mới, có dạng như năm xưa như lại nằm trong hoàn cảnh thuận tiện mới.
Tôi nghĩ rằng nó rất quan trọng, rất có lợi cho nước cho dân, và có danh dự cho
CĐNVQGHN.
Vậy trước khi vào câu chuyện của chị Thanh, tôi thân ái mời quý vị đọc
vài vần thơ của chị Thanh viết dưới bút hiệu Thiên Thanh nói lên nổi lòng của
chị trước nổi niềm đau thương của dân tộc:
Đời vị kỷ ta không hề mơ ước,
Hạnh phúc riêng ta thấy nhạt như bèo,
Trong lòng ta tiếng đồng loại than kêu,
Bao khổ ải chua cay và tuyệt vọng.
Ta ước mơ một ngày mai chung sức sống,
Dồn hy sinh nung nấu lại yêu thương,
Sức mỏng manh nhưng chí cả không xiêu,
Ta là đá xây đấp nền xã hội.
Đường lý tưỡng ta nguyền đi không thoái,
Mặc đau buồn nung nấu nảo cân ta,
Mặc phập phồng run rẩy trước ác ma.
Ta tiến thẳng để mặc lòng chua xót.
Mộng không phải chỉ mơ hổ khao khát,
Ước mong suông để thoả chí hăng nồng.
Mộng ta xây vối kềm kẹp cỏi lòng,
Với hy sinh phải xéo dày tự ái.
Bầu trời tươi vẩn có ngày u ám.
Mây trong xanh vẩn gợn những nét sầu.
Ước đi xa mà vẩn ngại con tàu….”
…….
“ Muốn thét lên một tiếng tận trời cao,
Cho càn khôn vủ trụ phải dạt dào,
Cho sinh linh bớt đi niền uất hận,
Cho đường đời trong sáng đở điêu linh.
Ta sức cùng lực kiệt mối chân tình;
Lòng tang tóc đảo điên niềm nhân sự.
Mối tình đời riêng ta thì cũng thế.
Ôi xót xa kiếp sống người trần thế !
Thoát đi dâu khi vận kiếp long đong !
Vòng trời đất dọc ngang và ngang dọc,
Lòng tình đời họa phước quá mong manh,
Mà tạo hóa an bài trong nháy mắt.
Chi sức người chi hy vọng xông pha !
Chi thiên tai hoạ phước hận can qua !
Thanh hởi Thanh, cuộc đời mi cứ thê,
Cứ hiên ngang để khỏi quị bên đường,
Bao năm dài ôm đầy mộng yêu thương,
Yêu quê hương yêu dân tộc khôn lường
Yêu Tổ quốc yêu sao hồn đất Việt.
Cứ đấu tranh để khỏi đành thua thiệt.
Cứ sống còn với lý tưỡng Thiên Thanh.
Trên đường xa đâu gió dịu mây lành ?
Sao trời xanh nở đành không thương xót ?
Đây tiêu hao trí nảo dưới ngày
tàn !
Kiếm mài thêm, rét dỉ, cứ hiên ngang !
Cơn gió lốc bụi mờ cả đôi mắt,
Một thân gầy, chân mỏi, mộng tâm can.”
………..
“Tình dân tộc, tình nước non hùng vỉ.
Phải thay đi tình mơ mộng để trường sinh.
Trên chông gai chân dẩm nát bất bình.
Trong đau khổ tìm phưong sách tranh đấu.
Trời đã phú cho tim gan dòng máu.
Thì há không can đảm để thi hành.
Dẩu sắt dày thép cứng cũng tôi mềm.
Luyện thanh kiếm noi gương người Thiên cổ”
Thiên Thanh
Xin
moi quy vi vao attachment
*************************
CHẤP NHẬN ĐẠI ĐOÀN KẾT ĐỂ GÓP PHẦN CỨU
DÂN
CỨU NƯỚC - NÊN HAY KHÔNG ?
NỔI NIỀM TÂM SỰ MỞ ĐẦU
:
Tôi xin thưa cùng
quý vị rằng chỉ vì lòng yêu nòi giống, yêu tổ quốc Việt Nam, chỉ vì sức mạnh
của quốc gia, vì sự trường tồn của dân tộc mà tôi hằng lên tiếng kêu gọi xoá bỏ
hay tam xoá bỏ hận thù, tạm quên đi quá khứ đau buồn. Người ta thường nói
« Lòng đầy miệng buộc nói ra ». Nên tôi nói ra điều cần thiết cho dân
tôc chúng ta, xin Quý vị kiên nhẩn lắng nghe. Có ai hiểu lầm chụp mủ cũng không
phiền chi, vì từ tấm bé tôi đã hiểu muốn làm việc tốt tất phải chịu nhiêu khê
nhiều nổi ! Nhưng dầu phải tan xương nát thịt tôi đã quyết ‘ra đi’ quyết dần
thân nhiều lần với tâm sự diễn đạt trong mấy vần thơ của tôi sau đây :
ĐƯỜNG ĐI SẦU MUỘN LẮM NHIÊU KHÊ
Một gánh hành trang trở lại quê,
Đường đi sầu muộn, lắm nhiêu khê.
Nợ nước phải đền nên dấn bước,
Nghiệp tổ đề cao, vạn câu thề.
Chuốc mộng Sơn-Hà, xây ý mới.
Noi gương Quốc Tổ, xóa lòng mê.
Mong xóa hận thù, vươn mình tới,
Một quyết hy sinh, tiến kịp thời.
………………
Xuyên sóng gió dựng suy tư thành đá...
Vượt trùng dương sóng nước của đất trời.
Sóng lòng ta từng đợt máu hồng tươi,
Cuồn cuộn kéo theo bao nguồn hy vọng.
Ta xếp vội những ưu tư sầu muộn.
Dâng thơ cao bằng ngọn sóng càn khôn,
Hướng lòng về quê Mẹ dựng tình con,
Để đỉnh mắt rộng tuyến đời mãnh liệt.
Ta về đây đem VẦN THƠ HÀO KIỆT.
BÚT CÀI HOA cho ngát toả hương thơm.
Trời quê xanh quyến rủ cả tâm hồn,
Theo vận nước ta reo hò vang dậy.
Đem chí sống hoàn cầu ta gom lại,
Làm men nồng khơi dậy mảnh đất thương.
………………….
Nguồn tư duy theo ngấn lệ kết thành
Tạo sức sống quên mình thân cô liểu.
Khi ta đã luyện CẨM NANG HUYỀN DIỆU,
Thì chông gai là thách thức bầu tim.
Ta biết rằng : Trong huyết quản im lìm
Ta sôi sục công phu chờ dâng hiến !
Ngẩng mặt lên nền trời ta cầu nguyện :
……..
Để cất bước tiến lên miền trực diện:
………
Ôi ! Giê-Su Cứu Thế ngút trời cao,
Cho con xin một chút khí tự hào.
Để con quyết làm chi cho quê Mẹ.
Trưng ánh sáng Đức Tin con lập thế.
Bởi tôn chỉ đời con là Việt Nam,
Nhủn như chi cho hợp với thế
nhân.
Dẩu sắt cứng cũng có hồi tan
biến.
Con quyết dựng một BÀI CA YÊU MẾN
Vổ (vo^?) từ tim, tim chứa đựng
tình người.
Tiết khổ đông theo lá rụng qua
rồi.
Cho con thấy một mùa xuân hoa nở,
Trên quê Mẹ với ngàn hoa rực rở.
……………..
Ra Hà-Nội ta tìm lên thượng đỉnh.
……………..,…
Dựng con đường, ta tiến mãi trong mơ.
Mơ hay thực ? cũng mình ta với nước.
Bút đã hạ, như gươm vàng đã rút.
Thì tình ta xin hiến giữa đất trời.
Quê Mẹ ! Với ngàn lớp nhân tài !
Phải biến thành địa đàng, trưng cỏi sống.
Ta, một quyết ra đi về với mộng.
Thì nơi đây ta hội đủ tinh thần,
Gom lòng nhân cho chứa chan trời Việt.
Ta biết rằng : bây giờ ta không chết,
Vì tình ta đã hòa thắm non sông.
Và ngày mai ruộng Việt lúa vàng bông
Tung nắng mới cho trời Nam rực sáng.
Trãi tâm tình lên trang giấy trắng,
Bừng lên trong trí nảo vạn hào quang,
Viết lên lời tha thiết giữa không gian,
Xin trao tặng đồng bào yêu nước Việt.
Tôi thiết nghĩ
rằng muốn ngoại bang phải trả lại quần đảo Hoàng Sa Trường Sa và lảnh thổ lảnh
hải Miền Bắc cho đất nước ta thì chúng ta phải có Sức Mạnh. Muốn có Sức Mạnh
thì chúng ta quyết phải có Đoàn Kết Dân Tộc. Mà muốn có Đoàn Kết Dân Tộc, thì
phải làm lành với nhau. Muốn làm lành với nhau, thì phải xóa bỏ hận thù, hay
tạm xoá bỏ, phải quên đi hay tạm quên đi quá khứ đau thương, phải nhịn nhục
nhau và tha thứ lổi lầm cho nhau. Đã chấp nhận nhịn thì phải chịu nhục. Đã tha
thì phải chịu hạng thứ.
Nay chính quyền
CSVN đã thay đổi đường lối mà mở ra một cao trào mới ‘Đại đoàn Kết Dân Tộc’.
Tại sao chúng ta lại sợ Đoàn kết với chính quyền Việt Nam hiện hữu. Người ta là
phe chiến thắng, đã mở lời trước, chúng ta thử thí nghiệm đường lối mới xem
sao. Có như vậy may ra chúng ta sẽ có cơ hội thực thi những điều chúng ta mong
mỏi: Nhân quyền, công bằng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận vv. Biểu tình ầm ỷ,
thuyết trình hùng hồn, viết bài đăng báo dữ dội, nhờ ngoại bang lên tiếng giúp
rùm beng khắp nơi suốt 30 năm có đi đến đâu chăng ? Trời ơi ! Tại sao đồng bào
ruột thịt, không to nhỏ đàm luận với nhau trong tinh thần anh chị em với nhau,
dễ dàng có thoả thuận vì quyền lợi của đôi bên, dễ dàng thành công biết mấy ? Tại sao không thử Đoàn kết để nói
chuyện ôn hoà nể nang tình cảm với nhau, không cần ngoại bang, có phải là
phương thế hiệu nghiệm nhất đê đạt đều mong ước không ?
Thánh nhân xưa nói
rằng : «Quân tử chí tâm công nhi thứ, Tiểu nhân chí tâm tư nhi khắc»
“Người quân tử thì luôn có tấm lòng vị tha, kẻ tiểu nhân thì luôn ghi khắc mối
hận thù”. Tổ Tiên Dân Việt dạy : «Hận thù nên cởi, không nên buộc». Đức
Phật Thích Ca phán : «Lấy ân báo oán, oán oán tiêu tan, Lấy oán báo oán,
oán oán bất diệt». Đức Giê-Su Ki-Tô dạy: «Hãy thương yêu kẻ thù, ai lấy tiền
của con bao nhiêu, cho họ thêm bấy nhiêu, ai vả má bên phải, thì hãy sẵng sàng
đưa má trái ra.»
Trong bất cứ quốc gia nào, mọi
đảng phái đều có mục đích lo no ấm của dân, lo phát triển đất nước, lo giữ gìn
bờ cỏi, lo sự trường tồn dân tộc trong mọi hoàn cảnh dầu mình có thắng lợi hay
thất bại trong tranh dành việc lãnh đạo đất nước. Có đúng như vậy không? Nếu vì
thù ghét chính quyền hiện hữu mà bỏ phế tất cả quyền lợi của người dân và tổ
quốc thì phe phái đấu tranh chỉ vì danh lợi cho phe nhóm mình, không có chánh
nghĩa, đáng khinh; tương lai nhân dân không làm sao tin cậy mình.
Trong nhiều thập niên Trung Hoa
Dân Quốc của TT. Tưỡng Giới Thạch và Trung Cộng của CT. Mao Trạch Đông đánh
nhau một mất một còn nhất quyết không cùng đội trời chung. Nhưng khi vì quyền
lợi của Trung Hoa lập tức họ bắt tây đoàn kết cùng lên tiếng vì quyền lợi tổ
quốc. Hai đảng Dân chủ và Cộng hoà ở Hoa Kỳ tranh nhau chạy đua nắm chủ quyền
đất nước, nhưng bất cứ phe nào dầu thất bại cũng không hề phá rối phe thắng, họ
vận tiếp tục làm việc ích quốc lợi dân trong vị thế của họ. Những công việc hữu
ích đó giúp cho họ rút kinh nghiện, giúp họ được lòng dân mà hy vọng dân sẽ tin
tưỡng đồn phiếu cho họ lần sau.
Người Việt Nam quốc gia miền nam
bắt đầu có độc lập dân chủ hoàn toàn với tổng thống chế từ 1954 đến 1963, chưa
có kinh nghiệm nên dân chúng đã hùa theo bọn việt gian ăn tiền Mỹ giết đứng một
vị lảnh đạo yêu nước tài ba, có một không hai của VNCH là TT Ngô Đình Diệm
người đã mang lại những ngày hạnh phúc vinh quang tương đối nhất cho Việt Nam
Công Hoà. Sau nầy có ai đáng mặt so sánh được tí nào với TT Ngô Đình Diệm không
? Hay đa số chỉ toàn là một lủ tham nhũng làm tay sai cho ngoại bang, hại dân
hại nước.
Vì vậy suốt 30 năm nay người VN/HN
khổ sở, than thở, uất hận thương tiếc cho chủ thuyết Quốc gia, cho những người
anh hùng Quốc gia yêu nước, cũng như căm hờn ta thán cho chủ thuyết CS tham ô,
làm mất lảnh thổ…, thì cũng nên xét lại, suy nghĩ lại những gì người Việt quốc
gia đã làm hay không làm đúng trong thời gian 1954 đến 1963, rồi từ 1963 đến
1975. Mấy chục năm ra hãi ngoại than khóc cho đất
nước cho phận mình, lên án chủ thuyết CS, tham ô, mất lảnh thổ vv. Có phải là
chậm quá đi mất không ?
Mổi giai đoạn của thời
cuộc thế giới, chúng ta có nên có một chiến thuật hành động đặc trưng thích ứng
hoàn cảnh để cho có hiệu quả, để cho hợp thời đại không ? Các nước Á Đông ngày trước đã chủ trương bế cương toả
cảng với thế giới, nhưng sau đó mới thấy
là một sai lầm lớn lao đem đến thiệt hại cho đất nước. Các nước Xã hội chủ
nghĩa công sãn cũng đã đóng kính cửa sau bức màn sắt, nhưng rồi họ cũng nhận
thấy đó là một bất lợi lớn. Họ chẵng những đã mở cửa rộng rãi với thế giới mà
còn đổi mới nhiều đợt nữa, đó là những hành động thức thời và khôn ngoan của
nhân loại.
Trước đây những người tìm cách di
tản ra ngoại quốc bị chính phủ CSVN lên án là phản quốc, nhưng nay ai muốn di
tản đi đâu hay trở vể nước chính phủ không cấm nữa. Họ còn cho rằng những người
sống xa quê hương là ‘khúc ruột ngàn dăm’. Và đi xa hơn nữa Nhà nước Việt Nam
lại ra Nghị quyết kêu gọi Đại đoàn kết dân tộc giữa những phe đã từng đối
nghịch hận thù nhau vì ý thức hệ suốt nửa thế kỷ nay. Dù gì đi nữa chúng ta
phải công nhận rằng đảng CSVN đã biết thức thời, đã có thiện chí muốn đi tiền
phong gây niềm hoà khí cho dân tộc Việt Nam trên khắp thế giới.
Trước cửa ngỏ rộng mở, thiết tha
kêu mời của chính phủ CSVN, tại sao chúng ta không biết lợi dụng. Chấp nhận
đoàn kết hay không, biết lợi dụng tình thế để tương kế tựu kế hay không là do ở
trí thông minh, do ở lòng không ngoan, do ở tâm lý chiến thuật, ở sách lượt kỳ
diệu và do ở lòng yêu dân yêu nước của chúng ta. Chúng ta có thừa tài năng, mưu
lược và can đảm để tương kế kia mà. Quý vị nghĩ có đúng không ?
Nếu chúng ta cứ mãi nhìn về dĩ
vãng đau buồn, khóc mây tiếc gió, lên án, mạ lỵ, đả phá cho hả hơi chứ không có
tính cách xây dựng cho ai, thì mãi mãi thử hỏi có đi đến đâu không ? Có thành
công, có ích lợi gì không ? 30 năm qua, khác nào lấy trứng chọi đá, rồi 60 năm
chúng ta còn tồn tại không? CSVN là thế dương, hiểu người như thế chúng ta phải
biết kiến tạo mình trong thế âm nhu. Dùng chước âm, đoàn kết, giảng hòa, thuận thảo, cởi mở, ăn nói nhỏ nhẹ hòa hưởn,
phải trái, dầu là tạm thời, tất dần dần chúng ta sẽ đạt những yêu sách chúng ta
mong mỏi.
Vậy chúng ta thử làm một việc thực
tế cứu dân cứu nước để chứng minh với lịch sử tài năng và công lao của chúng
ra, có thể được chăng ? Tính trạng nước ta là tình trạng bệnh hoạn trầm kha, có
thể cứ ngồi sầu than, tức uất, lý sự, mạ lỵ tình trạng bệnh hoạn mà lành được
con bệnh không ? Ngoại trừ những kẻ sống trong ảo tưỡng mưu cầu danh lợi huyển
hoặc, chúng ta có nên, vì lòng yêu dân yêu nước bắt tay thử đoàn kết cùng nhau
nghiên cứu, tìm cách thức nào đó chữa trị con bệnh từng bước một hay không ? Để
chữa tình trạng bệnh hoạn chúng ta hãy khiêm tốn đi tiền phong góp phần cứu dân
cứu nước, chắc chắn trời sẽ giúp chúng ta ? Quý vị có nghĩ chúng ta có nên can
đảm chổi dậy mà thí nghiệm một lần chăng ?
I- NHỮNG THIỆT HẠI DO CHIẾN TRANH PHÁP-MỸ-TRUNG HOA TRÊN ĐẤT VN:
1- Suốt từ 1945 đến 1975, rồi còn tiếp đến thời hậu chiến 2002,
Pháp, Nhật, Mỹ và Trung Hoa đã dùng chiến tranh hoả lực kỷ lục tàn phá đất nước
Việt Nam mạnh gấp trên 20 lần 2 trái bom nguyên tử thả tại Nhựt Bản năm 1945;
và lớn gấp trên 4 lần hỏa lực của cả Đệ Nhị thế chiến cộng lại. Thêm vào đó một
chiến tranh hoá học với chất độc Da cam/Dioxin rải trực tiếp trút xuống trực
tiếp trên 5000 ngôi làng (Tài liệu hồ sơ quân sự Mỹ, Hội Cựu chiến binh Mỹ) và
cuối cùng là chiến tranh bành trướng xâm lăng lảnh thổ của Bắc Kinh.
2- Chiến tranh Việt Nam đã xẩy ra như
thế nào ? Từ năm 1945 đến 1954 là chiến tranh giữa xâm lăng Pháp với Việt Minh.
Từ 1954 đến 1963 là nội chiến ý thức hệ Bắc Nam giữa 2 chủ nghĩa Cộng saûn Miền Bắc với quốc gia Miền Nam do TT Ngô Đình Diệm laõnh đạo. Từ 1963 đến 1975 là chiến tranh do Mỹ tröïc tieáp chæ ñaïo ñoàng minh phía Nam và phe Coäng saûn miền Bắc, từ 1975 đến 2004
hậu quả của chiến tranh hóa học Mỹ. Từ tháng 19/1/1974 đến 1979 là chiến tranh
bành trướng Bắc Kinh đối với lảnh thổ Việt Nam. Từ 1979 đến 2004 chiến tranh
dưới hình thức áp bức ngoại giao của Trung Cộng đối với Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam để công khai hoá chiếm đất đai và biển cả.
3- Chính phủ Việt Nam đã triệu tập Hội nghò
Việt-Mỹ tại Hà Nội từ ngày 3/3/2002 đến 6/3/2002 để đòi Mỹ bồi thường chiến
tranh hoá học, hoặc ít lắm là “Việt Mỹ phải hàn gắn thiệt hại do hóa chất Mầu Da
Cam/Dioxin gây nên.” Phía Hà Nội nói “Mục đích của cuộc Hội Nghị nhằm
làm cho quốc tế công nhận mức độ ô nhiễm chất Dioxin ở Việt Nam; đồng thời kêu
gọi dành mọi nỗ lực để làm giảm nhẹ tác hại của độc chất đối với sức khỏe
người dân.”... “ Vấn đề hợp tác phải
bao gồm việc thiết lập các trung tâm y tế cộng đồng, cung cấp thuốc men, săn
sóc chữa trị triệu người bị khuyết tật, quái tật, dị tật bẩm sinh; đồng thời
phải cải thiện hạ tầng cơ sở tại những vùng trước đây bị xịt thuốc khai quang.” (VietCatholic
News ngày Wednesday 6/3/2002).
4- Phía Hoa Kỳ “đã không xét việc Hà Nội đòi bồi thường, vì vào
năm 1995, khi Hà Nội nối lại bang giao với Hoa Kỳ, đã thỏa thuận bỏ mọi dự
định đòi bồi thường. Các khoa học gia của chính phủ Hoa Kỳ hiện đặt nghi
vấn về chuyện Việt Nam quyết đoán rằng chính loại thuốc khai quang
Da Cam là thủ phạm gây ra các trường hợp sinh con dị dạng di truyền cùng nguyên
nhân nhiều bệnh khác ở Việt Nam. Việt Nam cần phải duyệt xét lại cũng như
tái thực hiện các cuộc nghiên cứu về hậu quả của loại hóa chất Da Cam xem
có đúng chất Da Cam sinh các bệnh khuyết tật bẩm sinh, quái thai và ung thư
không? ” (VietCatholic News Tuesday 5/3/2002). Ngày 6/3/2002 Tiến Sĩ
Christopher Portier thuộc Viện Nghiên Cứu Khoa Học Y Tế Môi Sinh Hoa Kỳ phát
biểu rằng « Mục đích các cuộc gặp gỡ ở Hà Nội phải được giới hạn
trong vấn đề khảo sát những vấn đề ưu tiên cho các cuộc nghiên cứu hậu quả
hóa chất Màu Da Cam và Dioxin mà thôi. » (Theo VietCatholic News.)
5-Như vậy là Mỹ hoàn toàn bác bỏ việc
bồi thường chiến tranh hoá học cho VN. Mỹ lại phủ nhận hậu quả của chất độc Da
cam/Dioxin trên con người. Mỹ đã đưa ra những lời bác bỏ một cách vô lý
và hoàn toàn phản khoa học, phản Y tế và phản Quốc tế công pháp. Việt Nam là
phe chiến thắng, đáng lý ra Việt Nam đã phải đòi bồi thường chiến tranh hoả lực
và hoá học từ lâu. Nhưng VN đã không đòi. Và hiện tại VN có mục đích đòi bồi
thường cho các nạn nhân chất độc Da cam mà thôi. Chứ không phải bồi thường cho
chiến tranh toàn diện.
6- Độc chất CAM/DIOXIN và bom thả hàng loạt : Đã từ lâu các nhà khoa
học Hoa Kỳ đã chứng minh, chỉ cần 80 gam Dioxin đem hòa vào hệ thống
cấp nước đủ giết chết toàn bộ dân một thành phố lớn chừng 10 triệu
dân. Vậy mà người Việt Nam phải sống dưới hàng 100 triệu kg chất độc Diocin
rải ra khắp nước. Dân Việt Nam phải thở, phải ăn, phải uốn g nước Dioxin, phải sống với Dioxin, lao động với
Dioxin thì độ nhiễm độc đó như thế nào ?
Những cựu chiến binh Mỹ, to lớn mạnh khỏe, được trang bị bảo hiểm đầy
đủ, ngồi trên máy bay an toàn, chỉ làm phận sự rải chất độc, còn bị nhiễm chất
độc mà sinh đủ thứ bệnh kỳ quặc. Họ đã kiện 62 cơ sở sãn xuất chất độc từ lâu. Toà
án Mỹ thừa nhận họ bị chất độc Dioxin gây bệnh và được bồi thường
180.000.000 USD năm 1979; và 250.000.000 USD năm 1985 (theo VnEzpress).
Nhưng đối với nạn nhân Việt Nam bị bệnh hàng tỷ lần nghiêm trọng hơn, thì
phía Mỹ hoàn toàn chối bỏ trách nhiệm. Các nhà khoa học Mỹ và Âu Châu đã
nhận định rằng hậu quả của chất Dioxin phải đến năm 2050 mới
chấm dứt nếu có các biện pháp tẩy độc hữu hiệu. Năm 1996
trong bài phát biểu tại Nhà Trắng, TT Bill Clinton đã nói : “ Những loại bệnh do chất
độc Da cam/Đioxin gây nên là sự thật. Chính quyền Mỹ đã không biết lắng
tai nghe lời than phiền của cựu chiến binh Mỹ là điều sai lầm lớn lao, tôi
vô cùng ân hận.” (Theo báo Mỹ và VnExpress)
II- THIỆT HẠI DO CHIẾN TRANH HOA-VIỆT 1974-2000 TRÊN ĐẤT NƯỚC VN
1- Trong lúc Việt Nam
đang bị nội chiến dữ dội, thì Trung Cộng đã lợi dụng tình thế, âm mưu với Mỹ
xâm lượt Việt Nam. Ngày 19/1/ 1974 Trung Cộng đã đem quân đánh chiếm quần đảo
Hoàng Sa của VNCH một cách trắng trợn. Chính Đồng Minh Mỹ đã bật đèn xanh cho
phép Trung Cộng đánh chiếm đất lảnh thổ Việt Nam ! Mỹ và Trung Quốc phải trả
lại Hoàng Sa cho Việt Nam.
2- Năm 1979 Việt Nam đã độc lập thống
nhất dưới quyền cai trị của đãng Cộng Sãn Việt Nam là cùng chung chủ nghĩa anh
em với Trung Quốc, nhưng Trung Cộng vẩn tiếp tục xâm lăng lảnh thổ Bắc Việt.
Trung Cộng đã dùng ngụy ngöõ chiếu bài rằng ‘cho Việt Nam
một bài học’ vì Việt Nam đã cứu Cambochia thoát nạn diệt chủng từ bàn tay Pôn
Pốt đàn em của Trung Quốc. Trung Cộng đã chiếm sáu tỉnh Bắc Việt và mưu đồ thả
bom Sài Gòn. Đồng minh đàn anh Liên Xô hoàn toàn làm lơ. Việt Nam đánh trã dữ
đội, phái Trung Cộng rút quân nhưng vẩn
chiếm giữ một phần nhỏ lãnh thổ biên giới Việt Bắc và xây cất công trình để
chiếm luôn.
3- Sau đó Trung Cộng ăn quen nên đem
quân chiếm Trường Sa, khiến nhiều nước ĐNÁ khác ghé vào ăn có (chia chác các
đảo nhỏ của VN). Suốt từ 1979 đến 2004 Trung Cộng đã dùng mọi thủ đoạn bắt ép
Việt Nam công khai nhượng đất và hãi phận đang bị Trung cộng chiếm đóng cho
chúng. Trung Cộng đã lợi dụng sự chia rẻ trầm trọng giữa 2 phe Quốc-Cộng VN để
đàn áp chính quyền Hà Nội, buộc phải đóng cọc chiếm đất và hãi phận công đất mà
Tàu chiếm từ năm 1979.
III- LÒNG YÊU NƯỚC VÀ THƯƠNG DÂN CỦA TT NGÔ ĐÌNH DIÊM :
Hoàng
đế Bảo Đại đã mời ông Ngô Đình Diệm giữ chức thủ tướng 4 lần nhưng ông từ chối
2, từ chức 1 lần. Lần cuối ông cố làm
tròn trách nhiệm giữ nước nhưng ông lại bị Mỹ mua tay sai giết chết. Trong
những năm 1960-1962, chính TT. Ngô Đình Diệm của Đệ I Cộng Hoà đã chống Mỹ về
việc rải chất độc và thả bom Bắc Việt, cùng việc đổ quân vào VN. Chính TT. Diệm
đã nói
“Chiến tranh thì phải có kế hoạch chi, chớ
không thể thả bom và thả chất độc hoá học phá hoại đất nước và giết hại dân lành vô tội.”... Ông nói thẳng với Hoa Kỳ : “Chiến tranh giữa người Việt, thì để người Việt chúng
tôi tự xử lý với nhau. Tôi không chấp nhận thà bom và chất độc trên lảnh thổ nước tôi. Tôi không cho
phép Mỹ đổ quân. Người Việt chúng tôi gọi đó là ‘cỏng rắn cắn gà nhà’, là ‘rước voi về dày mả tổ’. Điều đó là trọng tội
với tổ quốc. ” Trước kềm kẹp của Hoa Kỳ TT Diệm đã quyết định thay đổi
lập trường đối với Bắc Việt. Ông đã nói : “
Thà chịu nhục với anh em, chứ không thể chịu nhục với ngoại bang. Thà chịu
nhục với Bắc Việt chứ không thể để ngoại bang tàn phá lảnh thổ nước nhà.” (Nhân chứng sống).
Mỹ nhất định thả bom, rải chất độc hoá học và đổ quân. TT Ngô Đình Diệm cảm
thấy Miền Nam không còn chính nghĩa nên đã bí mật bắt tay với CS Bắc Việt bàn
thảo việc nước không qua ngoại bang.
Nhưng vì sai lầm trong sách lược trị dân của TT Diệm :
thứ nhất ông không thể tẩy bỏ nhóm tướng tá Việt gian do Tây thực dân đào tạo,
bán lại cho Mỹ và Mỹ giao cho ông xữ dụng. Thứ hai ông đã coi rẻ quốc dân,
không dựa trên nhân dân để tranh đấu với Hoa Kỳ. Những điều ông muốn làm, những
việc Mỹ áp bức, ông đã không cho Lưỡng Viện và không công khai cho toàn dân
biết để có sự ủng hộ. Chính vì vậy Mỹ đã mua chuộc tướng tá giết ông dễ dàng.
Lổi lầm thứ ba của cụ Diệm đã quá nhu nhược không bắt tôi bà Nhu lúc bà ta thoá
mạ Phật Giáo. Lỗi lầm thứ tư của cụ Diệm là không biết trọng nhân tài, chiều
lòng dân, để Nguyễn Trường Tam phải tự tử, Hoà Thượng Phật Giáo phải tự thiêu.
TT Ngô Đình Diệm đã bí mật liên lạc với MTGPMN và với
Bắc Việt để tránh bị thả bom và rải chất độc và việc đổ quân của Mỹ vào Việt
Nam. TT Diệm đã gấp gáp mưu cầu hoà bình và độc lập cho đất nước bằng đường lối
ngoại giao nhân nhượng với MTGPMN và với Bắc Việt lần đầu tiên tại rừng Ban Mệ
Thuộc và lần thứ hai tại Di-Linh vào những năm 1960-1962 (nhân chứng sống). Và
rõ ràng công việc của TT Diệm sắp thành công với sự đồng ý của Bắc việt. Đầu năm
1963, nhân dịp Tết Nguyên Đán, Chủ Tịch Hồ Chi Minh đã nhờ nhân viên Ủy hội
Kiểm soát Quốc tế Đình chiến tại Hà Nội (nhân chứng sống tại hãi ngoại) chuyển
vào Sài gòn hai cành đào lớn rất đẹp để tặng TT Ngô đình Diệm, kèm theo là một
bức thư thân hữu. (Theo bản tin từ báo chí Pháp và Hoa Kỳ và nhân chứng sống)
Trong lúc đó Miền Bắc cũng đã bị không
quân Mỹ dày xéo và cũng bị kềm kẹp của
Liên Xô và Trung Quốc, nên trong bức thư Chủ Tịch Hồ Chí Minh trã lời đề nghị
của TT Ngô Đình Diệm, chấp nhận lập Liên bang VN độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết : “Hai bên sẽ
cùng nhau thảo luận trong tình anh em. Hai bên Bắc Nam sẽ tiến đến Liên bang
độc lập thống nhất. Hai bên cùng lo cho dân chúng hai Miền no ấm. Hai bên cùng
thi đua làm cho dân giàu, nước mạnh. Hai bên
tự do theo đường lối riêng của mìnhc.” (Theo tin từ các báo chí tại Paris và Hoa Kỳ, và nhân
chứng sống). Nguyên năm 1945 cụ Hồ đã mời cụ Diệm cùng đứng ra lập chính phủ ở
Hà Nội, nhưng cụ Diệm đã từ chối. Nay hoản cảnh bi đát cho cả hai Miền, nên hai
vị Thủ lảnh Bắc Nam bằng lòng bắt tay nhau.
Vì lý do trên Hoa Kỳ thuê bọn tướng tá
Việt gian Dương Văn minh, Đổ Mậu, Tôn Thất Đính, Trần Văn Đôn, Trần Tử Oai vv.
nguyên là tay sai của thực dân Pháp, giết TT Ngô Dình Diệm. Lúc bấy
giờ, CSBV cũng như Cộng Hoàn Miền Nam chỉ là nạn nhân của cường quốc mà thôi.
Ngày nay, nếu NV/HN suy nghĩ lại thì
biết mình phải hận thù ai.
IV- TRONG VĂN MINH THẾ GIỚI NHÀY NAY, CỘNG ĐỒNG VN/HN
CÓ THỂ TẠM CHẤP NHẬN ĐOÀN KẾT ĐỂ CỨU DÂN
CỨU NƯỚC KHÔNG ?
Trong thời đại thế giới văn minh ngày nay, là một lực
lượng hùng hậu Cộng Đồng NV/HN có thể làm được việc cứu dân cứu nước hay không?
Chắc chắn là có nếu chúng ta biết xữ dụng thế mạnh và tài năng. Nếu chúng ta
không biết xữ dụng sức mạnh của CĐNVHN trong hoà bình và đoàn kết, thì mai đây
không xa từ 5 đến 10 hay cao lắm là 15 năm tất cả những người quốc gia thế hệ I
sẽ ra đi trong niềm uất ức, tủi hận, tiếc nuối và vô ích cho nước nhà mà thôi.
Vậy dứt khoát chúng ta không thể ngồi yên mà la làng,
mà đau thương, khóc lóc, rên rỉ thảm thiết vì mất ải Nam Quan, mất thác Bản
Giốc, vì mất 2 quần đảo, mất đất đai biển cả của tổ tiên. Chúng ta dứt khoát
không thể ngâm vịnh lên mãi những bài thơ bi ai hay hùng tráng, viết lên mãi
những lời căm hờn hay thống thiết mà có thể lấy lại được tất đất nào đã mất vào
tay kẻ thù hay cứu được người dân bị độc chất chiến tranh hoá học.
Chúng ta không thể lơ là việc trước đây Hoa Kỳ đã bật
đèn xanh cho Trung Quốc xâm lăng đất nước ta suốt trong thời gian chiến tranh
và hậu chiến trên 30 năm qua. Chúng ta phải bắt tay vào hoạt động và trời sẽ
giúp cho chúng ta. Chúng ta phải có kế hoạch trong hoà bình, văn minh và công
bằng, dầu là ép mình nhẩn nhục, dầu phải dùng ‘khổ nhục kế’. Với mọi giá, kể cả
giá máu, chúng ta có bổn phận lấy lại đầy đủ lảnh thổ bị giặc Bắc tạm chiếm. Kế
hoạch hoà bình, ôn nhu, tình cảm như thế nào chúng ta sẽ có đủ trong thời đại
văn minh công bằng của thế giới ngày nay. Chúng ta sẽ có đủ kế hoạch và không
để ai tham lam hay bị thiệt thòi. Chúng ta sẽ có kế hoạch lập Uỷ Ban Người
Việt Quốc Tế Thi Hành Việc Bồi Thường thì không ai có thể tham ô, người
Việt hãi ngoại cũng như quốc nội.
Trong tinh thần trên, chúng tôi tha thiết kêu gọi tất
cả mọi người Việt trên thế giới, các đảng phái hội đoàn, tôn giáo hãi ngoại.
Chúng tôi kêu gọi chính quyền Trung Ương đảng CSVN. Chúng tôi kêu gọi những
người ngoại quốc Pháp, Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc vv. có lương tâm hãy vì
công lý nhân loại, vì nhân đạo, vì Quốc tế công pháp mà ủng hộ đường lối tranh
đấu hoà bình, tình cảm, khách quan, bất phân chính kiến của người Việt đòi bồi
thường chiến tranh và đòi trả lại lảnh thổ bị xâm chiếm.
Như trên đã nói,
chính quyền VN hiện chỉ đòi Mỹ bồi thường cho nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin,
hay đòi bồi thường chiến tranh hoá học. Cộng đồng NV/HN sẽ đứng lên tạm thời
đoàn kết với chính quyền VN quốc nội, hoá giải « dự định không đòi bồi
thường » trước đây của chính phủ
CS/VN. Cộng đồng người Việt trên khắp thế giới và quốc nội đòi 3 siêu cường
Pháp, Mỹ, Trung Hoa bồi thường chiến tranh toàn diện để cứu dân và lấy lại sự
toàn vẹn của lãnh thổ.
Chiến tranh với
Nhật Bổn năm 1945 mà thời gian rất ngắn ngủi và sự thiệt hại chỉ bằng 1/20 của
chiến tranh Việt Nam trong 30 năm, Hoa Kỳ là người chiến thắng. Vậy mà Hoa Kỳ
đã bồi thường cho Nhựt Bản như thế nào? Chiến tranh chớp nhoáng với Iraq năm
2003, Hoa Kỳ là nước chiến thắng, vậy mà chiến tranh chưa dứt Mỹ đã có kế hoạch
tái thiết lớn lao cho đất nước Iraq bị tàn phá như thế nào?
V- MỘT VÍ DỤ CẦN
THIẾT ĐÒI BỒI THƯỜNG CHIẾN TRANH CẤP TỐC ĐIỄN HÌNH :
Đặc biệt trong việc bồi thường chiến
tranh, Pháp và Hoa Kỳ có trách nhiêm xây dựng lại tỉnh Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị là nơi bị Pháp chia cắt trong 20 năm
ròng rã. Là tỉnh bị chiến tranh hoả lực và hoá học tàn phá, san bằng khủng
khiếp nhất. Trong suốt 33 năm qua tỉnh Quảng Trị không hề được tái thiết. Tỉnh
Quảng Trị hầu như biến khỏi bản đồ nước Việt Nam. Quảng Trị là tỉnh nghèo có bề
ngang hẹp nhất nước, là nơi địa đầu 2 miền Bắc Nam bị chia cắt, phải chịu quá
nhiều bom đạn từ chiến tranh Mỹ - Nhựt 1945 cho đến chiến tranh Pháp - Việt và
Mỹ - Việt.
Riêng với Quảng Trị, hàng chục bải bom lún sâu vào lòng đất dày
đặc chiếm hết diện tích nhỏ nhoi của tỉnh Quảng Trị. Những bải mìn đó đã từng
giờ, từng ngày, từng tháng năm giết dân chúng Quảng Trị, từ người nông dân mạnh
khỏe đến các thanh thiếu niên, cụ già và những người đàn bà mang thai. Sau 30
hoà bình, những bom đạn lún sâu trong lòng đất, những chất độc da cam ngấm
trong da thịt, trong đất đai cây cỏ hiện là nguyên nhân của nhiều bệnh tật,
bệnh ung thư và nhiều bệnh khác. Tất cả những đau thương chiến tranh vẩn chất
chồng lên đời sống vốn đã đau thương của người dân Quảng Trị.
Huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị là nơi chịu nhiều bom đạn và chất
độc nhất thế giới. Chất độc Da cam đã làm chết hết cây cối hoa màu, trụi hết
cành lá của rừng rú. Dân chúng phải đào hầm lập làng dưới lòng đất mà sống. Một
mảnh đất nhỏ bé chưa đầy 820 km2 mà phải gánh chịu hơn nữa triệu tấn bom. Trung
bình mổi người dân chịu 7 tấn bom từ 1965-1972 và vô số chất độc Diocin. Trên
12.000 người dã chết. (theo VnExpress). Không phải như ở Củ Chi TP HCM, địa đạo
chỉ dùng làm nơi trú ẩn bom đạn, tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, dân chúng
đã đào đất lập làng mà sống như là một câu chuyện huyền thoại hoang đường.
Trong làng hầm dưới đất có nhà ở cho dân chúng, có trường học, bệnh xá, nhà hộ
sinh, phòng hội họp, nhà làm văn nghệ, sân thể thao sân chơi trẻ em v.v… Di
tích lịch sữ chiến tranh nầy tại tỉnh Quảng Trị là độc nhất trên thế giới từ
ngàn xưa đến nay.
VI- CHÚNG TA CẦN HUỶ BỎ “DỰ ĐỊNH KHÔNG ĐÒI
BỒI THƯỜNG” CỦA HÀ NỘI NĂM 1995 :
Năm 1995, Việt Nam “Thỏa thuận bỏ mọi
dự định đòi bồi thường trong tương lai”?
Tại sao phía Việt Nam dùng chữ “dự định” ? Tại sao Việt Nam phải đưa
ra một câu nói trục trặc, trắc tréo và mơ hồ không rõ nghĩa như vậy ? Phải chăng trong việc Mỹ bải bỏ cấm vận cho
Việt Nam chỉ là một việc đổi chác ngầm ?
Nếu được bỏ cấm vận mà mất tiền bồi
thường vỉ đại của Pháp và Mỹ trong 30 năm chiến tranh hoả lực và hoá học với hậu quả khốc hại trong thời hậu
chiến, thì là một việc thua lổ lớn. Việt Nam có bằng lòng không ? Chắc chắn là
không. Vì thế chắc chắn đã có sự sắp xếp bồi thường nhân đạo tràn đầy, Việt Nam
mới chấp nhận biện pháp khiêm tốn cho danh dự siêu cường. Việt Nam đã chủ tâm
dùng chữ « dự định » tất nhiên Việt nam đã suy tính để đề phòng mọi
bất trắc. Dự định có nghĩa là dự liệu một quyết định chưa chắc chắn. Chúng ta
thử suy xét vài lý do sau : Phải chăng Mỹ đòi bỏ bồi thường chiến tranh vì
quyền lợi và danh dự của Mỹ và phản quyền lợi và danh dự của Việt Nam ? Phải
chăng Việt Nam đã không bằng lòng bỏ việc đòi bồi thường dễ dàng nếu không có
sức ép buộc với những hứa hẹn viện trợ nhân đạo tràn trề ? Phải chăng chữ «dự
định» của Việt Nam là một kế hoản binh để sau nầy còn có đường ăn nói ? Nhưng Mỹ đã phản phé VN, bác bỏ công khai mọi
bồi thường dưới hình thức viện trợ nhân đạo.
Ngày xưa Đức Khổng Tử đi làm việc nghĩa
cứu giúp nước Yên, giữa đường bị người nước Bồ dùng uy lực bao vây ngăn cản.
Đức Khổng Tử bị bắt ép viết tờ cam kết không đi làm việc nghĩa mới được tha.
Nhưng sau khi được tự do ngài tiếp tục đi làm công việc thiện của ngài. Tử Lộ
thấy vậy lấy làm lạ hỏi. Ngài trả lời rằng sự viết giấy cam kết chỉ là một điều
bị bức bách, không phải tự thiện tâm. Mà đã là việc không tự thiện tâm thì
không phải việc chính nghĩa, mà việc không chính nghĩa thì không nên làm. Bấy
giờ các môn đồ mới hiểu ra.
Chúng ta hãy nhìn, dân tộc Ix-Ra-En
mất nước mười mấy thế kỷ vẩn đánh lấy lại được, thì việc Trung Cộng đánh Việt
Nam để cướp đất và cường ép VN để cấm mốc không có nghĩa lý gì. Việc cấm mốc là
ức hiếp, tất nhiên không có chính nghĩa. Mà những gì không phải chính nghĩa thì
không có giá trị, không thể tồn tại với luật lương tâm con người ngày nay và
công pháp quốc tế hiện hữu.
Phế bỏ quyền lợi của cả một dân tộc đã
từng chịu đau thương vì 30 năm chiến tranh của thực dân Pháp và Mỹ là chuyện
không chính nghĩa nếu không được bồi thường dưới hình thức nhân đạo đầy đủ.
Tiếp tục chịu hậu quả chiến tranh hoá học trong cả 100 năm, chịu mất phần quan
trọng lảnh thổ.... Vậy lời cam kết ép buộc “...Thỏa thuận bỏ mọi dự
định đòi bồi thường trong tương lai” dầu có viết trên giấy
trắng mực đen vẩn có thể thay đổi. Nhất là trong trường hợp đối phương đã cố
tình ngoan cố và đã từng xé bỏ hiệp ước và lời hứa nhiều lần.
Thường trong đời sống cá nhân, gia đình
hay quốc gia, mổi hoàn cảnh con người cần có mổi dự định hành động hợp lý, hợp
thời. Ngay cả luật lệ hay hiến pháp cũng thay đổi nếu cần, nói chi đến việc
thay đổi dự định. Hoàn cảnh Việt Nam ngày nay, với nhiều hậu quả khốc
liệt : Do lãnh thổ bị xâm chiếm, do chiến tranh hoả lực và hoá học; do du
nhập văn hoá đồi trụy ngoại lai, do những lời bát bỏ phản khoa học và phản
lương tâm, phản nhân đạo, phản nhân quyền và phản Quốc tế công pháp của Hoa Kỳ
trong Hội Nghị 4 ngày từ 3/3/2002 đến 6/3/2002 tại Hà Nội. Việt Nam dầu với bản
chất ôn hoà và hiếu khách đến đâu, ngoại giao mềm mỏng đến đâu cũng phải có
thái độ, vì trách nhiêm trước tổ quốc và quốc dân, đòi Hoa Kỳ, Pháp và Trung
Hoa phải bồi chiến tranh cho nhân dân quốc nội và lưu vong hãi ngoại.
Tại sao cựu quân nhân VNCH quốc nội hay
lưu vong hãi ngoại phải đòi bồi thường ? Vì chính sách thả bom và rải chất độc
của Mỹ. Chính sách tàn ác nầy đã khiến cho đãng Cộng Sãn phương Bắc tức giận,
mới gây nên vụ trả thù binh sĩ và sĩ quan QLVNCH, cho đi kinh tế mới, đi học
tập cải tạo.... Rất nhiều cựu sĩ quan QLVNCH bị ung thư, phải chăng họ đã bị
nhiễm chất độc Da cam.
VII- PHÁP, MỸ, TRUNG
HOA PHẢI HOÁ GIẢI CHIẾN TRANH VN :
Hiện tại chính
quyền Việt Nam kêu gọi Cong Đong NV/HN hãy quên mọi đau khổ và hận thù quá khứ
để đi đến Đại đoàn kết dân Tộc. Vậy Cộng Đồng NV/HN tương kế tựu kế hãy tạm
đoàn kết thử để cứu dân cứu nước truoc. Một khi đại sự
thành công chúng ta tiến lên đòi Nhân quyền, quyền tự do tôn giáo, tự do báo
chí, tự do chính trị và đòi giải thế chế độ CS mới hợi tình hợi lý.
Chúng tôi tha thiết kêu goi toàn thế người Việt quốc
nội và hãi ngoại hãy xích lại với nhau trong tinh thần anh chị em, nếu chưa
được trong tinh
thần đại đoàn kết dân tộc thưc sự như TT Ngô Đình Diệm đã khởi đầu từ trước,
thì ít lắm cũng trong tinh thần tạm đoàn kết để cứu dân cứu nước. Hãy bỏ qua,
hãy tha thứ cho nhau mọi lầm lổi, hãy quên đi mọi đau thương, mọi hận thù trong
quá khứ, đừng nói lên những lời khó nghe cho nhau, đụng chạm lòng nhau, nếu chưa được thật sự
thì ít lắm là chúng ta hãy tạm làm như vậy.
Đại đoàn kết của người Việt quốc nội và hãi ngoại là
điều phương Bắc rất lo sợ. Chính báo chí Hoa Lục đã trách chính quyền họ : « thá gì mất thước đất và biển của Việt Nam mà đi xâm
chiếm để cho người Hoa đi đâu cũng bị thế giới nhìn vào mặt bằng con mắt khinh
bỉ . Và điều nguy hiểm nhất là việc chiếm đất nầy có thể là nguyên nhân khiến
dân VN hai phe nội ngoại, chúng đoàn kết lại với nhau thì bất lợi cho Trung
Quốc về mọi mặt. » Chỉ cần một chút suy nghĩ, người người đều rõ rằng, khơi
mãi lên một mối hận thù dân tộc là một sách lượt hữu hiệu mà Bắc phương đã dùng
để xâm lăng lảnh thổ đất nước ta.
Chiến tranh đã qua 30 năm. Nhiều người đã chết và sắp
chết « Nghĩa tử là nghĩa tận ». Chúng ta hãy vì sự sống còn, vì hạnh
phúc của đồng bào ruột thịt, vì sự phát triển quốc gia, vì sự vẹn toàn của lảnh
thổ dân tộc. « Máu chảy ruột mềm »! Chúng ta hãy lợi dụng hoàn cảnh
văn minh của thế giới hiện đại, lợi dụng Quốc tế công pháp mà tối thiểu là tam
chấp nhận đại đoàn kết dân tộc để đòi bồi thường. Đoàn kết để tiếng nói của
Việt Nam có sức mạnh và hữu hiệu trước ngoại bang.
Chỉ cần duy nhất ĐẠI ĐOÀN KẾT dầu là tạm bợ đại đoàn
kết, bảo đảm 100% chúng ta sẽ thành công lấy lại đất tổ đã mất. Thành công, tức
chúng ta đã tiếp nối những trang sử vẻ vang, đẹp như vàng với ngọc của Trưng
Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lý Nam Đế, Đinh Bộ Lĩnh, Lý công Uẩn, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung v.v...
Làm tại Montréal Canada ngày 20 tháng 8 năm 2004
Bs. Tiến Sĩ Nguyễn Thị Thanh MD. Ph.D
Email: docteurthanh@hotmail.com
ĐT Canada : 450-462-3253,
ĐT Việt Nam : 845-6609
TB: Sau đây tôi
xin gởi bức thư “LỜI KHUYÊN” mà tôi nhận được :
LO+`I KHUYE^N
Kh^ng bie^'t co' lo.t tai bo^. chi'nh tri.
Chu'ng to^i, mo^.t so^' ca'n bo^. la~o tha`nh, cu+.u chie^'n
binh cho^'ng Pha'p va` cho^'ng My~, dde^`u dda~ 70—80
ca? ro^`i, mo^.t va`i ngu+o+`i xa^'p xi? 90, co' va`i ddie^`u
ca^`n lu+u y' vo+'i Bo^. Chi'nh tri. (BCT):
1/. Sau su+. kie^.n 11-9, ti`nh hi`nh the^' gio+'i dda~ ddo^?i kha'c. Nhu+~ng nha^.n ddi.nh trong va(n kie^.n DDa.i ho^.i DDa?ng IX ve^` ti`nh hi`nh the^' gio+'i dda~ tro+? tha`nh ba^'t ca^.p nha^.t. Ca^`n xu+? su+. tho^ng minh, kho^n khe'o dde^? Vie^.t Nam to^`n ta.i va` pha't trie^?n trong ti`nh hi`nh mo+'i.
2/. Ta chu? tru+o+ng quan he^. dda phu+o+ng, nhu+ng tre^n thu+.c te^' chu? ye^'u la` vo+'i va`i nu+o+'c lo+'n: My~, Trung Quo^'c, Pha'p, Anh, Nga, Nha^.t. Ca'i chu? ye^'u trong chu? ye^'u la.i la` vo+'i My~ va` Trung Quo^'c (TQ). Tra?i kinh nghie^.m li.ch su+?, TQ luo^n la^'n a't ta ve^` nhie^`u ma(.t. Hie^.p ddi.nh bie^n gio+'i Vie^.t-Trung vu+`a ro^`i bo^.c lo^. ddie^`u ddo'. Vie^.c TQ tuye^n bo^' ve^` dda?o Hoa`ng Sa va` qua^`n dda?o Tru+o+`ng Sa cu~ng bo^.c lo^. ddie^`u ddo'.
Du+ lua^.n cho ra(`ng BCT cu+ xu+? nhu+ mo^.t chu+ ha^`u cu?a TQ. Ho+i co' vie^.c gi` la` cha.y sang xin y' kie^'n. Chi.u thua thie^.t nhie^`u ma(.t (Vi' du.: Kho^ng da'm ky' Hie^.p ddi.nh thu+o+ng ma.i Vie^.t-My~ tru+o+'c TQ ...)
Muo^'n TQ kho^ng the^? la^'n a't ddu+o+.c ta, chi? co' ca'ch la` du+.a va`o My~. Ro^`i pha?i ma.nh le^n nhu+ Nha^.t Ba?n thi` giu+~ ddu+o+.c the^' ca^n ba(`ng.
3/. Na.n tham nhu~ng, kho^ng ddu+o+.c gia?i quye^'t va` kho^ng da'm gia?i quye^'t, no' ke^'t tha`nh be` ma?ng tra`n lan trong ca'c ca^'p chi'nh quye^`n. Ca'c ca'n bo^. cao ca^'p dde^`u di'nh tham nhu~ng. Cu+' nhi`n mu+'c so^'ng, vie^.c xa^y nha` cu+?a bie^.t thu+. cu?a ho. va` gia ddi`nh ho., thi` ba^'t cu+' ngu+o+`i da^n na`o cu~ng nha^.n ra, chi? ca'c quan chu+'c la` nha('m ma('t bi.t tai. Pha't ddo^.ng vie^.c ke^ khai ta`i sa?n tha`nh dda'nh tro^'ng bo? du`i.
4/. Da^n chu? ra^'t ke'm. Nhu+~ng ngu+o+`i le^n tie^'ng ve^` da^n chu? bi. dda`n a'p, ba('t bo+', va` dde^`u bi. ke^'t to^.i la` gia'n ddie^.p. Mo^.t vie^.c la`m qua' nha^~n ta^m va` tha^.t a'c ddo^.c ddo^'i vo+'i nhu+~ng con ngu+o+`i qua? ca?m da'm no'i nhu+~ng ddie^`u trung ngo^n nghi.ch nhi~, nhie^`u ngu+o+`i co' qua' tri`nh tham gia ca'ch ma.ng dda'ng ki'nh tro.ng. BCT chi? dda.o la`m vie^.c na`y khie^'n nha^n ta^m ro^'i loa.n, the^' gio+'i co' nhie^`u co+' le^n a'n Vie^.t Nam kho^ng co' nha^n quye^`n. (Xin ke^? te^n mo^.t so^' nha` da^n chu? bi. ba('t ga^`n dda^y nhu+: cu+.u chie^'n binh qua^n gia?i pho'ng Nguye^~n Kha('c Toa`n, lua^.t gia Le^ Chi' Quang, ba'c si~ Pha.m Ho^`ng So+n, cu+.u bie^n ta^.p ta.p chi' Co^.ng Sn Nguye^~n Vu~ Bi`nh, nha` nghie^n cu+'u va(n hoa' Tra^`n Khue^, cu+.u dda.i ta' to^?ng bie^n ta^.p ta.p chi' Li.ch su+? Qua^n su+. Pha.m Que^' Du+o+ng, cu+.u quye^'t tu+? qua^n Tra^`n Du~ng Tie^'n, ba'c si~ Nguye^~n DDan Que^' ngu+o+`i da^n chu? no^?i tie^'ng tu+` tho+`i My~ Ngu.y, va` nha` tho+ Bu`i Minh Quo^'c bi. qua?n che^' o+? DDa` La.t. ..vv...)
5/. Vie^.t Nam ga^`n dda^y bi. nhie^`u su+. le^n a'n cu?a the^' gio+'i. Ta.m ke^? mo^.t so^' to^? chu+'c:
@ Uy? ban Tu+. do to^n gia'o quo^'c te^' Hoa Ky` le^n a'n ve^` dda`n a'p tu+. do to^n gia'o o+? VN (ba'o ca'o to^?ng ke^'t nga`y 13-5-2003).
@ Uy? ban ba?o ve^. ca'c nha` ba'o (CPJ) le^n a'n:
+ VN kho^ng co' tu+. do ba'o chi'.
+ Nha` nu+o+'c VN nga(n ca?n, ca^'m ddoa'n ngu+o+`i da^n xu+? du.ng Internet.
+ Chi'nh phu? VN mo+? chie^'n di.ch dda`n a'p tu+. do ngo^n lua^.n.
? To^? chu+'c A^n xa' quo^'c te^' le^n a'n ve^` ti`nh hi`nh nha^n quye^`n o+? VN, nha^'t la` vie^.c ba('t bo+' nhu+~ng ngu+o+`i ba^'t ddo^`ng chi'nh kie^'n, kha'c quan ddie^?m ma` ho. chi? ba`y to? mo^.t ca'ch hoa` bi`nh vo+'i la~nh dda.o Nha` nu+o+'c.
? Quye^'t ddi.nh cu?a Quo^'c ho^.i A^u cha^u (EU) nga`y 15-5-2003 le^n a'n VN vi pha.m Co^ng u+o+'c quo^'c te^' ve^` ca'c quye^`n da^n su+. va` chi'nh tri. ma` VN dda~ tham gia ky' ke^'t tu+` 1982.
? o+? u'c (o^xtra^ylia) pha't ddo^.ng phong tra`o "Vi` da^n chu? o+? VN" ra^`m ro^. trong 6 tha'ng tu+` nay cho dde^'n cuo^'i na(m 2003.
To'm la.i VN chu'ng ta bi. quy va`o mo^.t trong 03 nu+o+'c ma^'t nha^n quye^`n nha^'t the^' gio+'i (Ba('c Trie^`u Tie^n, Cu Ba va` VN). O^ng cha ta da.y "Tie^n tra'ch ky?, ha^.u tra'ch nha^n", tru+o+'c khi tra'ch ngu+o+`i ha~y tu+. tra'ch mi`nh. Ta ha~y su+?a nhu+~ng ddie^`u ngu+o+`i ta che^ tra'ch, ddu+`ng lo+'n tie^'ng dda? ki'ch la.i vo^.i. Tru+o+'c ma('t ne^n tra? la.i tu+. do cho nhu+~ng ngu+o+`i da^n chu? bi. ba('t giam (ne^u te^n o+? tre^n); tra? tu+. do, bo? bao va^y nhu+~ng nha` hoa.t ddo^.ng to^n gia'o (Thi'ch Qung DDo^., Thi'ch Huye^`n Quang, Nguye^~n Va(n Ly', DDo^~ Quang Lie^m ...); bo? ca^'m ddoa'n Internet cho mo.i ngu+o+`i chi vi ti'nh (computeur); no^'i la.i ddie^.n thoa.i va` bo? bao va^y thu+ ti'n nhu+~ng nha` da^n chu? bi. theo do~i la^u nay (Nguye^~n Thanh Giang. Hoa`ng Tie^'n, Hoa`ng Minh Chi'nh, gia ddi`nh Tra^`n Du~ng Tie^'n, gia ddi`nh Pha.m Que^' Du+o+ng, nha` tho+ Bu`i Minh Quo^'c)
DDe^? to? thie^.n chi' nu+o+'c ta to^n tro.ng tu+. do ba'o chi', Nha` nu+o+'c ha~y cho phe'p ra thu+? 02 to+` ba'o tu+ nha^n, mo^.t o+? Ha` No^.i va` mo^.t o+? tha`nh pho^' Ho^` Chi' Minh. Chu'ng ta dda~ cho mo+? tru+o+`ng tu+ thu.c, pho`ng kha'm be^.nh tu+ nha^n, la^.p xi' nghie^.p tu+ nha^n .... thi` ha~y cho thu+? ba'o chi' tu+ nha^n xem. Va? la.i, dda^y la` quye^`n cu?a da^n dda~ ddu+o+.c ghi trong Hie^'n pha'p. Ho. co' quye^`n ddo`i ho?i. Kho^ng cho ba'o chi' tu+ nha^n ma` cu+' no'i ta co' tu+. do ba'o chi' thi` kho^ng the^? ai nghe ddu+o+.c.
Va` ngay tru+o+'c ma('t ha~y hoa~n phie^n toa` xu+? ba'c si~ Pha.m Ho^`ng So+n vo+'i to^.i danh gia'n ddie^.p sa('p to+'i nga`y 18-6-2003. DDa^y la` vu. a'n ve^` quan ddie^?m tu+ tu+o+?ng chu+' kho^ng pha?i vu. a'n hi`nh su+. gia'n ddie^.p. Cu+' ke^'t to^.i bu+`a ngu+o+`i kho^ng co' to^.i, thi` la.i la` mo^.t chu+'ng co+' chu+'ng to? VN kho^ng co' nha^n quye^`n. Mu+o+`i ca'i mo^`m ba` Phan Thu'y Thanh cu~ng cha(?ng the^? ca?i chi'nh no^?i dda^u.
Ha` No^.i nga`y 14 tha'ng 6 na(m 2003
Thay ma(.t mo^.t so^' la~o tha`nh ca'ch ma.ng, ca'c cu+.u chie^'n binh
cho^'ng Pha'p va` cho^'ng My~ o+? Ha` No^.i.
Nguye^~n Cao Phong
Chu'ng to^i, mo^.t so^' ca'n bo^. la~o tha`nh, cu+.u chie^'n
binh cho^'ng Pha'p va` cho^'ng My~, dde^`u dda~ 70—80
ca? ro^`i, mo^.t va`i ngu+o+`i xa^'p xi? 90, co' va`i ddie^`u
ca^`n lu+u y' vo+'i Bo^. Chi'nh tri. (BCT):
1/. Sau su+. kie^.n 11-9, ti`nh hi`nh the^' gio+'i dda~ ddo^?i kha'c. Nhu+~ng nha^.n ddi.nh trong va(n kie^.n DDa.i ho^.i DDa?ng IX ve^` ti`nh hi`nh the^' gio+'i dda~ tro+? tha`nh ba^'t ca^.p nha^.t. Ca^`n xu+? su+. tho^ng minh, kho^n khe'o dde^? Vie^.t Nam to^`n ta.i va` pha't trie^?n trong ti`nh hi`nh mo+'i.
2/. Ta chu? tru+o+ng quan he^. dda phu+o+ng, nhu+ng tre^n thu+.c te^' chu? ye^'u la` vo+'i va`i nu+o+'c lo+'n: My~, Trung Quo^'c, Pha'p, Anh, Nga, Nha^.t. Ca'i chu? ye^'u trong chu? ye^'u la.i la` vo+'i My~ va` Trung Quo^'c (TQ). Tra?i kinh nghie^.m li.ch su+?, TQ luo^n la^'n a't ta ve^` nhie^`u ma(.t. Hie^.p ddi.nh bie^n gio+'i Vie^.t-Trung vu+`a ro^`i bo^.c lo^. ddie^`u ddo'. Vie^.c TQ tuye^n bo^' ve^` dda?o Hoa`ng Sa va` qua^`n dda?o Tru+o+`ng Sa cu~ng bo^.c lo^. ddie^`u ddo'.
Du+ lua^.n cho ra(`ng BCT cu+ xu+? nhu+ mo^.t chu+ ha^`u cu?a TQ. Ho+i co' vie^.c gi` la` cha.y sang xin y' kie^'n. Chi.u thua thie^.t nhie^`u ma(.t (Vi' du.: Kho^ng da'm ky' Hie^.p ddi.nh thu+o+ng ma.i Vie^.t-My~ tru+o+'c TQ ...)
Muo^'n TQ kho^ng the^? la^'n a't ddu+o+.c ta, chi? co' ca'ch la` du+.a va`o My~. Ro^`i pha?i ma.nh le^n nhu+ Nha^.t Ba?n thi` giu+~ ddu+o+.c the^' ca^n ba(`ng.
3/. Na.n tham nhu~ng, kho^ng ddu+o+.c gia?i quye^'t va` kho^ng da'm gia?i quye^'t, no' ke^'t tha`nh be` ma?ng tra`n lan trong ca'c ca^'p chi'nh quye^`n. Ca'c ca'n bo^. cao ca^'p dde^`u di'nh tham nhu~ng. Cu+' nhi`n mu+'c so^'ng, vie^.c xa^y nha` cu+?a bie^.t thu+. cu?a ho. va` gia ddi`nh ho., thi` ba^'t cu+' ngu+o+`i da^n na`o cu~ng nha^.n ra, chi? ca'c quan chu+'c la` nha('m ma('t bi.t tai. Pha't ddo^.ng vie^.c ke^ khai ta`i sa?n tha`nh dda'nh tro^'ng bo? du`i.
4/. Da^n chu? ra^'t ke'm. Nhu+~ng ngu+o+`i le^n tie^'ng ve^` da^n chu? bi. dda`n a'p, ba('t bo+', va` dde^`u bi. ke^'t to^.i la` gia'n ddie^.p. Mo^.t vie^.c la`m qua' nha^~n ta^m va` tha^.t a'c ddo^.c ddo^'i vo+'i nhu+~ng con ngu+o+`i qua? ca?m da'm no'i nhu+~ng ddie^`u trung ngo^n nghi.ch nhi~, nhie^`u ngu+o+`i co' qua' tri`nh tham gia ca'ch ma.ng dda'ng ki'nh tro.ng. BCT chi? dda.o la`m vie^.c na`y khie^'n nha^n ta^m ro^'i loa.n, the^' gio+'i co' nhie^`u co+' le^n a'n Vie^.t Nam kho^ng co' nha^n quye^`n. (Xin ke^? te^n mo^.t so^' nha` da^n chu? bi. ba('t ga^`n dda^y nhu+: cu+.u chie^'n binh qua^n gia?i pho'ng Nguye^~n Kha('c Toa`n, lua^.t gia Le^ Chi' Quang, ba'c si~ Pha.m Ho^`ng So+n, cu+.u bie^n ta^.p ta.p chi' Co^.ng Sn Nguye^~n Vu~ Bi`nh, nha` nghie^n cu+'u va(n hoa' Tra^`n Khue^, cu+.u dda.i ta' to^?ng bie^n ta^.p ta.p chi' Li.ch su+? Qua^n su+. Pha.m Que^' Du+o+ng, cu+.u quye^'t tu+? qua^n Tra^`n Du~ng Tie^'n, ba'c si~ Nguye^~n DDan Que^' ngu+o+`i da^n chu? no^?i tie^'ng tu+` tho+`i My~ Ngu.y, va` nha` tho+ Bu`i Minh Quo^'c bi. qua?n che^' o+? DDa` La.t. ..vv...)
5/. Vie^.t Nam ga^`n dda^y bi. nhie^`u su+. le^n a'n cu?a the^' gio+'i. Ta.m ke^? mo^.t so^' to^? chu+'c:
@ Uy? ban Tu+. do to^n gia'o quo^'c te^' Hoa Ky` le^n a'n ve^` dda`n a'p tu+. do to^n gia'o o+? VN (ba'o ca'o to^?ng ke^'t nga`y 13-5-2003).
@ Uy? ban ba?o ve^. ca'c nha` ba'o (CPJ) le^n a'n:
+ VN kho^ng co' tu+. do ba'o chi'.
+ Nha` nu+o+'c VN nga(n ca?n, ca^'m ddoa'n ngu+o+`i da^n xu+? du.ng Internet.
+ Chi'nh phu? VN mo+? chie^'n di.ch dda`n a'p tu+. do ngo^n lua^.n.
? To^? chu+'c A^n xa' quo^'c te^' le^n a'n ve^` ti`nh hi`nh nha^n quye^`n o+? VN, nha^'t la` vie^.c ba('t bo+' nhu+~ng ngu+o+`i ba^'t ddo^`ng chi'nh kie^'n, kha'c quan ddie^?m ma` ho. chi? ba`y to? mo^.t ca'ch hoa` bi`nh vo+'i la~nh dda.o Nha` nu+o+'c.
? Quye^'t ddi.nh cu?a Quo^'c ho^.i A^u cha^u (EU) nga`y 15-5-2003 le^n a'n VN vi pha.m Co^ng u+o+'c quo^'c te^' ve^` ca'c quye^`n da^n su+. va` chi'nh tri. ma` VN dda~ tham gia ky' ke^'t tu+` 1982.
? o+? u'c (o^xtra^ylia) pha't ddo^.ng phong tra`o "Vi` da^n chu? o+? VN" ra^`m ro^. trong 6 tha'ng tu+` nay cho dde^'n cuo^'i na(m 2003.
To'm la.i VN chu'ng ta bi. quy va`o mo^.t trong 03 nu+o+'c ma^'t nha^n quye^`n nha^'t the^' gio+'i (Ba('c Trie^`u Tie^n, Cu Ba va` VN). O^ng cha ta da.y "Tie^n tra'ch ky?, ha^.u tra'ch nha^n", tru+o+'c khi tra'ch ngu+o+`i ha~y tu+. tra'ch mi`nh. Ta ha~y su+?a nhu+~ng ddie^`u ngu+o+`i ta che^ tra'ch, ddu+`ng lo+'n tie^'ng dda? ki'ch la.i vo^.i. Tru+o+'c ma('t ne^n tra? la.i tu+. do cho nhu+~ng ngu+o+`i da^n chu? bi. ba('t giam (ne^u te^n o+? tre^n); tra? tu+. do, bo? bao va^y nhu+~ng nha` hoa.t ddo^.ng to^n gia'o (Thi'ch Qung DDo^., Thi'ch Huye^`n Quang, Nguye^~n Va(n Ly', DDo^~ Quang Lie^m ...); bo? ca^'m ddoa'n Internet cho mo.i ngu+o+`i chi vi ti'nh (computeur); no^'i la.i ddie^.n thoa.i va` bo? bao va^y thu+ ti'n nhu+~ng nha` da^n chu? bi. theo do~i la^u nay (Nguye^~n Thanh Giang. Hoa`ng Tie^'n, Hoa`ng Minh Chi'nh, gia ddi`nh Tra^`n Du~ng Tie^'n, gia ddi`nh Pha.m Que^' Du+o+ng, nha` tho+ Bu`i Minh Quo^'c)
DDe^? to? thie^.n chi' nu+o+'c ta to^n tro.ng tu+. do ba'o chi', Nha` nu+o+'c ha~y cho phe'p ra thu+? 02 to+` ba'o tu+ nha^n, mo^.t o+? Ha` No^.i va` mo^.t o+? tha`nh pho^' Ho^` Chi' Minh. Chu'ng ta dda~ cho mo+? tru+o+`ng tu+ thu.c, pho`ng kha'm be^.nh tu+ nha^n, la^.p xi' nghie^.p tu+ nha^n .... thi` ha~y cho thu+? ba'o chi' tu+ nha^n xem. Va? la.i, dda^y la` quye^`n cu?a da^n dda~ ddu+o+.c ghi trong Hie^'n pha'p. Ho. co' quye^`n ddo`i ho?i. Kho^ng cho ba'o chi' tu+ nha^n ma` cu+' no'i ta co' tu+. do ba'o chi' thi` kho^ng the^? ai nghe ddu+o+.c.
Va` ngay tru+o+'c ma('t ha~y hoa~n phie^n toa` xu+? ba'c si~ Pha.m Ho^`ng So+n vo+'i to^.i danh gia'n ddie^.p sa('p to+'i nga`y 18-6-2003. DDa^y la` vu. a'n ve^` quan ddie^?m tu+ tu+o+?ng chu+' kho^ng pha?i vu. a'n hi`nh su+. gia'n ddie^.p. Cu+' ke^'t to^.i bu+`a ngu+o+`i kho^ng co' to^.i, thi` la.i la` mo^.t chu+'ng co+' chu+'ng to? VN kho^ng co' nha^n quye^`n. Mu+o+`i ca'i mo^`m ba` Phan Thu'y Thanh cu~ng cha(?ng the^? ca?i chi'nh no^?i dda^u.
Ha` No^.i nga`y 14 tha'ng 6 na(m 2003
Thay ma(.t mo^.t so^' la~o tha`nh ca'ch ma.ng, ca'c cu+.u chie^'n binh
cho^'ng Pha'p va` cho^'ng My~ o+? Ha` No^.i.
Nguye^~n Cao Phong
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire