dimanche 20 décembre 2015

Ôn lại lịch sử vẻ vang của Đệ I VNCH




BAO GIỜ VIỆT NAM TA MỚI CÓ LẠI MỘT NGƯỜI NHƯ Ô. NHU

Ôn li lch s v vang ca Đ I VNCH

Quan Điểm của Ông Ngô Đình Nhu từ năm 1961 về Hiểm Họa Xâm Lăng của Trung Cộng  (đã biết trước)

Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu   

Khi hay tin Tông Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhận xét: «Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong việc vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tím được một lãnh tụ cao quí như vậy.[1]. »
 
Nhưng khi đọc xong tác phẩm Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu[2], tôi nghĩ cần phải thêm vào lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông Nhu..
 
Thực vậy, đối với cá nhân người viết, sau hơn 30 năm giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề chính trị Việt Nam tại một số các viện đại học, các viện nghiên cứu, các bảo tàng viện và thư viện tại Việt Nam, Úc, Hoa Kỳ và Âu châu.. người viết được các đồng nghiệp và các chuyên gia quốc tế về Việt Nam đã dành cho một chút cảm tình và nễ trọng về kiến thức chuyên môn và sự khổ công đọc sách.

Tuy nhiên, với tất cả sự thận trọng cần thiết của một người nghiên cứu lịch sử, người viết phải thành thật công nhận rằng, trong tất cả những sách nghiên cứu mà người viết đã có dịp đọc trong hơn 30 năm qua vì sở thích hay vì nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu đòi buộc phải đọc bằng Việt, Pháp và Anh ngữ, chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới, như tác phẩm này của ông Nhu.

Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chinh Đề Việt Nam của ông Ngô Đìanh Nhu.
 
Vì tác phẩm nguyên bản bằng Pháp ngữ, và người viết tin rằng dịch giả đã rất xuất sắc trong khi chuyễn ngữ, vì ấn bản Việt ngữ đã diễn tả  một cách hết sức lưu loát những khía cạnh sâu sắc và phức tạp của các vấn đề. Tuy nhiên, những người đã quen tiếp cận với lối hành văn của ông Nhu qua các diễn văn mà Ông đã soạn thảo cho Tổng Thống Diệm trong suốt 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa,[3]  chắc chắn sẽ thấy rằng cách hành văn trau chuốt, chính xác, nghiêm túc, sắc bén và chặt chẻ của ông Nhu mà bản dịch không thể nào thể hiện được.
 
Tuy nhiên, người viết muốn độc giả trực tiếp tiếp cận, một phần nào, với cách luận giải và trình bày độc đáo của ông Nhu về các vấn đề chính trị Việt Nam và quốc tế, nên người viết đã quyết định trích nguyên văn những phần trong Chính Đề Việt Nam liên quan đến chủ đề của bài viết này. Và người viết sẽ hạn chế tối đa phần đưa ra những diễn giải và nhận xét riêng tư của mình.
 
Về nội dung tác phẩm, có lẽ phần cuốn hút được sự ngưỡng mộ nhất của người viết là, trước đây gần nữa thế kỷ, ông Nhu đã nhận xét Liên Sô sẽ tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu sẽ tập hợp lại với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp Âu Châu ngày nay.

Nhưng điều hấp dẫn hơn nữa, ông Nhu đã không đưa ra những lời tiên đoán như một người thầy bói hay một chiêm tinh gia, trái lại, ông đã đưa ra những phán đoán của mình, sau khi đã phân tích và tổng hợp các dữ kiện lich sử và các biến cố chính trị thế giới, một cách khoa học, khách quan và vô tư. Chính vì vậy, người viết nghĩ rằng tập sách này sẽ có một mãnh lực vô cùng hấp dẫn đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam và các quốc gia chậm tiến Á Phi, nếu họ thực sự mong muốn xây dựng và phát triển đất nước, theo một đường lối khoa hoc, thực tiển và hợp lý nhất.
 
tác phẩm bao quát nhiều vấn đề lớn lao liên quan đến kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật Bản, Liên sô, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.. và cả trường hợp của Trung Cộng nữa. Đó là những đề tài quá lớn cho bài viết này.

Do đó, người viết nghĩ rằng, vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay là vấn đề Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, các hải đảo Hoàng Sa & Trường Sa cùng vùng Cao Nguyên Trung Phần. Chúng ta thử tìm xem, gần 50 năm trước đây, ông Nhu đã tiên đoán hiểm họa này ra sao, đã kiểm điểm lại chinh sách ngoại giao sai lầm của chúng ta như thế nào và phương sách nào phải theo đuổi để chống lại Trung Cộng, để chúng ta có thể thấy được kiến thức uyên bác của một chính trị gia và cũng là một học giả lỗi lạc của thời đại chúng ta.
 
1. SỰ THIỂN CẬN CỦA NHÀ CẦM QUYỀN HÀ NỘI.
 
Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ, nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hải đó của Trung Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát triển dân tộc…như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mang của người Việt, trong suốt hơn 30 năm… Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam ngày nay.
 
Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau:
 
Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lý đối chọi nhau.  Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ.  Bên kia, Việt Nam lúc nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập của mình.  Tất cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của hai quan niệm  trên.
Ngay năm 981, nghĩa là vừa ba năm sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam, Tống triều thừa lúc nội chính Việt Nam có biến, vì Đinh Tiên Hoàng vừa mất, và sự kế vị không giải quyết được, gởi sang Việt Nam hai đạo quân, do đường thuỷ và đường bộ, để đặt lại nền thống trị của Trung Hoa.
 
Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta.  Ngay những lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc.  Nhưng, điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống.  Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất.

Trong 900 năm, từ năm 939 đến năm 1840, khi Tây phương tấn công vào xã hội Đông Á làm cho những mâu thuẫn, nội bộ của xã hội này, tạm ngưng hoạt động, Trung Hoa đã bảy lần toan chiếm lại nước Việt Nam.  Hai lần do nhà Tống chủ trương, ba lần nhà Nguyên, một lần nhà Minh và một lần nhà Thanh.  Một hành động liên tục như vậy, nhất định có nghĩa là tất cả các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt lại nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam .  Chính sách này do một điều kiện địa dư và kinh tế ấn định: lưu vực sông Hồng Hà là đướng thoát ra biển thiên nhiên của các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa, và ngược lại cũng là con đường xâm nhập cho các đạo quân chinh phục vào nội địa Trung Hoa.  Đã như vậy thì, ngay bây giờ, ý định của Trung Cộng vẫn là muốn thôn tính, nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần.  Cũng chỉ vì lý do này mà, năm 1883, Lý Hồng Chương, thừa lúc Tự Đức cầu viện để chống Pháp, đã, thay vì gởi quân sang giúp một nước cùng một văn hóa để chống ngoại xâm, và thay vì cứu viện một thuộc quốc mà Trung Hoa đáng lý ra có nhiệm vụ bảo vệ, lại thương thuyết một kế hoạch chia cắt Việt Nam với Pháp, Trung Hoa dành cho mình các phần đất gồm các vùng bao bọc lưu vực sông Hồng Hà để lấy đường ra biển.  Và ngay Chính phủ Tưởng Giới Thạch năm 1945, dành phần giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16 trở lên phía Bắc[4], cũng vì lý do trên.
Xem thế đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên. (tr. 166)
 
Do đó, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.
 
2.  SÙNG BÁI CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN LÀ MỘT SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG
 
Trong khi Liên Sô và Trung Cộng xem chủ nghĩa Cộng Sản như là phương tiện tranh đấu để qui tụ các nước nhược tiểu Á Phi vào đồng minh với họ, chống lại sự bao vây của Tây Phương nhằm giúp họ phát triển kinh tế của đất nước họ, thì Cộng Sản Việt Nam sùng bái chủ nghĩa Cộng Sản như là một chân lý để cải tạo xã hội và xây dựng đất nước. Chính vì sự thiếu sáng suốt của nhà cầm quyến Hà Nội đã khiến Việt Nam phải bị chia cắt làm 2 miền vào năm 1954, mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, để xây dựng đất nước và củng cố độc lập để chống ngoại xâm.
 
3. ÔNG NHU ĐÃ LUẬN GIẢI NAN ĐỀ ĐÓ NHƯ SAU:
 
Nhưng chúng ta cũng còn nhớ rằng Nga Sô sở dĩ liên kết với các thuộc địa của Tây phương là bởi vì Nga Sô cần có đồng minh trong công cuộc chiến đấu trường kỳ và vĩ đại với Tây phương, mà mục đích trước hết và trên hết, là phát triển dân tộc NgaTính cách thiêng liêng giữa các đồng chí của lý tưởng cách mạng xã hội thế giới chỉ là một tín hiệu tập hợp qui tụ kẻ thù của Tây phương vào một mặt trận phục vụ một chiến lược tranh đấu của dân tộc Nga.  Ngày nay, mục đích phát triển của Nga đã đạt.  Sự thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của Nga Sô bằng những giá trị tiêu chuẩn, di sản của văn minh nhân loại, như chúng ta đã thấy trong một đoạn trên, là một bằng cớ hùng biện nhất, soi sáng lập trường của Nga.  Trung Cộng tố cáo Nga phản bội chủ nghĩa Các-Mác Lê-Nin vì những sự kiện trên.  Trung Cộng lại muốn thay thế Nga, nhân danh chủ nghĩa Các-Mác Lê Nin hô hào qui tụ các nước kém mở mang, để phục vụ công cuộc phát triển cho dân tộc Trung Hoa.  Ngày nào mục đích phát triển đã đạt, thì cuộc đồng minh mới này do Trung Cộng đề xướng cũng không còn hiệu lực đối với Trung Cộng, cũng như cuộc đồng minh trước đây do Nga đề xướng, ngày nay, không còn hiệu lực đối với Nga.  Và mục đích cuối cùng của cuộc tranh đấu vẫn là mục đích dân tộc.
Nhiều nhà lãnh đạo Á Đông mà quốc gia cũng đã bị Đế quốc thống trị, đã đủ sáng suốt để nhìn thấu thâm ý chiến lược của Nga Sô.  Gandhi và Nehru, từ chối sự đồng minh với Cộng Sản vì lý do trên.(tr. 201)
 
Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên.  Ngược lại, các thư lại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ.  Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt.

Như thế thì, giả sử mà người Pháp có thật sự thi hành một chính sách trả thuộc địa, như người Anh, đối với Việt Nam, thì các nhà lãnh đạo miền Bắc cũng chưa chắc đã đưa chúng ta ra được ngoài vòng chi phối trực tiếp của hai khối để khai thác mâu thuẫn mà phát triển dân tộc.

Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, thổ cũng không tránh được lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ.

Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam .  Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối.

Tóm lại nguyên nhân sâu xa của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam ngày nay là chính sách thuộc địa của Pháp và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng của các nhà lãnh đạo miền Bắc.
 
Trong thực tế, sự phân chia đã nảy mầm khi hai quốc gia Tây phương Anh và Mỹ, để dọn đường cho một giải pháp chấm dứt sự bế tắc của Pháp ở Việt Nam, nhìn nhận và bắt dầu viện trợ cho quốc gia Việt Nam.  Tuy nhiên, viện trợ quân sự và kinh tế đều qua tay chính phủ Pháp.  Và một phần lớn, đã được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong công cuộc tái thiết nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá.  Thời gian qua, xét kỹ thì thời kỳ này lại là thời kỳ mà những thủ đoạn chính trị của Pháp ở xứ này mang đến nhiều kết quả nhất.

Bên khối Cộng Sản, Nga và Trung Cộng cũng nhìn nhận Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và cũng bắt đầu viện trợ.

Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương.  Những mâu thuẫn giữa Nga Sô và Tây phương mà, đúng lý ra, phải được dùng để phát triển dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân.  Những yếu tố của một cơ hội phát triển đã biến thành những khí cụ của một tai họa.
 
Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam.

Chúng ta thừa hiểu rằng sự phát triển của Tàu, là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh hiện nay của các nhà lãnh đạo Trung Cộng, cũng như sự phát triển của Nga là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh trước đây của các nhà lãnh đạo Nga. (tr. 202 -204).
 
Nhưng Hà Nội còn phạm những lỗi lầm nghiệm trong hơn nữa, khi quyết định dụng võ lưc để thôn tính miền Nam, đã dẫn tới việc trực tiếp đụng độ quân sự với Hoa Kỳ, khiến miền Bắc đã khánh tận và kiệt quệ trong cuộc chiến tranh chống Pháp càng lún sâu trong cảnh tượng hoàn toàn đỗ nát và hoang tàn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà ngày nay, qua hành động gần như van nài của Hà Nội để xin lập lại bang giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, ai còn chút lương tri bình thường cũng thấy rằng cuộc chiến đó là hoàn toàn vô lý và xuẫn động, mà nguy hiểm hơn nữa là trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng tự do xâm lăng Việt Nam, . vì Mỹ đã không còn hiện diện ở miền Nam, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng
 

Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam , hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm:
 
Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặtKý ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi  tế bào của thân thể chúng ta.

Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng.  Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.

Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó.  Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
 

Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc.  Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.
 
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc.  Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212)
 
4. CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO
 
Có lẽ,  trong quá khứ, chúng ta quá sùng bái văn hóa Khổng Mạnh và quá lệ thuộc về chính trị đối với các Hoàng Đế Trung Quốc, nên chúng ta đã không xây dựng được một đường lối ngoại giao khoáng đạt như Nhật Bản để có thể cứu nguy cho đất nước, khi dân tộc bị nạn ngoại xâm. Ông Nhu đã kiểm điểm sự thất bại nặng nể của chính sách ngoại giao của các vua chúa ngày xưa qua những dòng dưới đây:
 
Họa xâm lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi, trong suốt một ngàn năm lịch sử từ ngày lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta.  Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi một tâm lý thuộc quốc.
 
Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm cách đả phá không khí lệ thuộc đóNhưng mặc dầu những chiến công lừng lẫy và tài ngoại giao rất khéo, hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải khuất phục trước thực tế.
 
Tâm lý thuộc quốc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, lại còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và các nước láng giềng.  Nếu, đối với Trung Hoa, chúng ta là thuộc quốc, thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc.  Tâm lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng ta và các nước láng giềng, lúc nào cũng gay go

Đã đành rằng công cuộc Nam tiến của chúng ta, là một công trình mà dân tộc đã thực hiện được.  Nhưng chúng ta còn thiếu tài liệu để cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc phong phú hơn thì, có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một chiều như vậy.  Ví dụ, một câu hỏi mà chúng ta không thể tránh được: chúng ta là một dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển?  Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta phong phú hơn, và không bó hẹp vào một đường lối duy nhất, có lẽ sự bành trướng của dân tộc chúng ta, đã sớm phát ra nhiều ngõ, và sinh lực của chúng ta không phải chỉ dồn vào mỗi một công cuộc Nam tiến.  Nước chúng ta ở vào giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.  Với một chính sách ngoại giao khoáng đạt hơn, sự liên lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng rãi hơn, và do đó, vị trí của chúng ta sẽ, đương nhiên, được củng cố bằng những biện pháp dồi dào và hữu hiệu hơn.
 
Nhưng thực tế là vậy đó.  Họa xâm lăng của Trung Hoa đè nặng vào đời sống của dân tộc chúng ta, đến nỗi, tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa đó.  Và, để đối phó lại, họ chỉ có hai con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam .
 
Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo Triều Nguyễn của chúng ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc ngoại giao rộng rãi, để khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương, là vì các nhà lãnh đạo của chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nỗi không khí tâm lý thuộc quốc đã đời đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao của chúng ta.  Hành động ngoại giao duy nhất lúc bấy giờ là gởi sứ bộ sang cầu cứu với Trung Hoa.  Chúng ta đã biết Trung Hoa đã hưởng ứng như thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn.  Nhưng Trung Hoa cũng đang bị đe dọa như chúng ta, nếu không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại nền thống trị ở Việt Nam .
 
Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình, thần phục với Pháp như chúng ta quen điều đình, thần phục với Trung Hoa, chớ không phải với mục đích đương nhiên phải có của một hành động ngoại giao, là khai thác các mâu thuẫn để mưu lợi cho mình.
 
Vì thế cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công cuộc Nam tiến thành công là một kết quả của chính sách ngoại giao một chiều như trên đã trình bày, thì cân nhắc kết quả đó với những sự thất bại mà cũng chính sách ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử, thì có lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều.
 
Sự bành trướng của chúng ta đã thâu hẹp lại và chỉ theo có một chiều, bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta.
 
Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta.  Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ.
 
Trong chín trăm năm, từ ngày lập quốc, chúng ta đã bị ngoại xâm tám lần, bảy lần do Trung Hoa và một lần do Tây phương.  Chúng ta đẩy lui được sáu lần, chỉ có lần thứ sáu nhà Minh đặt lại nền thống trị, trong hai mươi năm, và lần thứ tám đế quốc Pháp xâm chiếm toàn lãnh thổ và thống trị chúng ta trong hơn tám mươi năm.
 
Vì vậy cho nên, chốngngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị của Việt NamChính trị cổ truyền, của các triều đại Việt Nam không được quan niệm rộng rãi nên, nếu có phân nửa kết quả đối với sự xâm lăng của Trung Hoa thì lại hướng chúng ta vào một chính sách chật hẹp về ngoại giao.  Do đó tất cả sinh lực phát triển của dân tộc, thay vì mở cho chúng ta được nhiều đường sống, lại được dốc hết vào một cuộc chiến đấu tiêu hao chỉ để tranh giành đất dung thân.  Một mặt khác, chính sách ngoại giao chật hẹp đã đưa chúng ta vào một thế cô lập cho nên lúc hữu sự, các nhà lãnh đạo của chúng ta không đương đầu nổi với sóng gió, và lưu lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều thế hệ.
 
5.  CHÍNH SÁCH CHỐNG NGOẠI XÂM.
 
Cái họa ngoại xâm đối với chúng ta hiển nhiên và liên tục như vậy.  Vì sao những biện pháp cổ truyền, của các nhà lãnh đạo của chúng ta trước đây, thành công phân nửa, trong công cuộc chống ngoại xâm Trung Hoa, nhưng thất bại trong công cuộc chống ngoại xâm Tây phương?
 
Trước hết, các biện pháp cổ truyền đã đặt vấn đề ngoại xâm của Trung Hoa là một vấn đề chỉ liên quan đến hai nước: Trung Hoa và Việt Nam.  So sánh hai khối Trung Hoa và Việt Nam, và như thế, đương đầu phải là mục đích đương nhiên, thì chúng ta đã thất bại rồi.  Những sự thần phục và triều cống chỉ là những biện pháp hoãn binh.  Và vấn đề chống ngoại xâm chưa bao giờ được các triều đại Việt Nam đặt thành một chính sách đương nhiên và nguyên tắc, đối với một nước nhỏ, như nước chúng ta.  Vì thế cho nên, những biện pháp cần được áp dụng, như biện pháp ngoại giao, đã không hề được sử dụng khi Tây phương xâm chiếm nước ta.
 
Lý do thứ hai, là công cuộc chống ngoại xâm chỉ được chuẩn bị trên lĩnh vực quân sự.  Nhưng, nếu chúng ta không thể phủ nhận tính cách cần thiết và thành quả của các biện pháp quân sự trong các chiến trận chống các triều đại Trung Hoa: nhà Tống, nhà Nguyên cũng như nhà Minh, nhà Thanh, chúng ta phải nhìn nhận rằng nỗ lực quân sự của chúng ta rất là giới hạn.  Và ngày nay, độc lập rồi, thì nỗ lực quân sự của chúng ta chắc chắn cũng rất là giới hạn.
 
Như vậy, đối với một nước nhỏ, trong một công cuộc chống ngoại xâm, biện pháp quân sự không thể làm sao đủ được.  Trên kia, chúng ta có đề cập đến những biện pháp ngoại giao, đặt trên căn bản khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc để bảo vệ độc lập cho chúng ta.
 
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc.  Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
 
Nếu ý thức quốc gia và dân tộc được ăn sâu vào tâm não của toàn dân, và độc lập và tự do được mọi người mến chuộng, thì các cường quốc xâm lăng, dầu có đánh tan được tất cả các đạo quân của chúng ta và có thắng chúng ta trong các cuộc ngoại giao đi nữa, cũng không làm sao diệt được ý chí quật cường của cả một dân tộc.
 
Nhưng ý chí quật cường đó đến cao độ, mà không người lãnh đạo thì cũng không làm gì được đối với kẻ xâm lăng.  Vì vậy cho nên, đồng thời với những biện pháp quần chúng nói trên, cần phải áp dụng những biện pháp giáo dục, làm cho mỗi người dân đều quen biết với vấn đề lãnh đạo, và, điều này còn chính yếu hơn nữa, làm cho số người thấu triệt vấn đề lãnh đạo quốc gia càng đông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu.  Bởi vì, có như thế, những người lãnh đạo mới không bao giờ bị tiêu diệt hết được.  Tiêu diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường quốc xâm lăng.
 
Nhân đề cập đến vấn đề chống xâm lăng trên đây, lý luận đã dẫn dắt chúng ta đến một vấn đề vô cùng quan trọng.
 
Trước tiên chúng ta nhận thức rằng đối với một nước nhỏ như chúng ta, họa xâm lăng là một đe dọa thường xuyên.
 
Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện pháp quân sự và ngoại giao.  Nhưng hơn cả các biện pháp quân sự và ngoại giao, về phương diện hữu hiệu và chủ động, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc, và mở rộng khuôn khổ giới lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
 
Sự thể đã như vậy, thì đương nhiên một chính thể chuyên chế và độc tài không làm sao đủ điều kiện để bảo vệ quốc gia chống ngoại xâm được.  Bởi vì bản chất của một chính thể chuyên chế và độc tài là tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần tự do và độc lập trong tâm não của mọi người, để biến mỗi người thành một động cơ hoàn toàn không có ý chí, dễ điều khiển dễ đặt để, và dễ sử dụng như một khí cụ.
Bản chất của môt chính thể chuyên chế và độc tài là giữ độc quyền lãnh đạo quốc gia cho một người hay một số rất ít người, để cho sự thấu triệt các vấn đề căn băn của quốc gia trở thành, trong tay họ, những lợi khí sắc bén, để củng cố địa vị của người cầm quyền.
 
Hơn nữa, giả sử mà chính thể chuyên chế hay độc tài chưa tiêu diệt được hẳn tinh thần tự do và độc lập trong ý thức của mọi người, thì, tự nó, một chính thể chuyên chế hay độc tài cũng là một lợi khí cho kẻ ngoại xâm.  Bởi vì, dưới một chế độ như vậy, nhân dân bị áp bức, sẽ đâm ra oán ghét người lãnh đạo họ, và hướng về, bất cứ ai đánh đổ người họ oán ghét, như là hướng về một người giải phóng, mặc dầu đó là một kẻ xâm lăng.  Lịch sử xưa nay của các quốc gia trên thế giới đều xác nhận điều này: Chỉ có những dân tộc sống tự do mới chống được ngoại xâm.
 

Riêng về dân tộc chúng ta, chắc chắn rằng sự kháng cự của chúng ta đối với sự xâm lăng của Tây phương sẽ mãnh liệt hơn bội phần nếu trước đó, nhà Nguyễn, thay vì lên án tất cả những người bàn về quốc sự, đã nuôi dưỡng được tinh thần tự do và độc lập của mỗi người và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc trong nhân dân.
 
Ngược lại, mấy lần dân tộc thắng được ngoại xâm, từ nhà Trần đánh đuổi Mông Cổ, đến nhà Lê đánh quân Minh và Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh, đều nhờ ở chỗ các nhà lãnh đạo đã khêu gợi được ý chí tự do và độc lập của toàn dân.
 
Và vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta đã nêu ra trên kia là vấn đề chính thể của nước Việt Nam .  Vì những lý do trình bày trên đây, chính thể thích nghi cho dân tộc chúng ta, không phải định đoạt do một sự lựa chọn căn cứ trên những lý thuyết chính trị, hay là những nguyên nhân triết lý, mà sẽ được qui định một cách rõ rệt bởi hoàn cảnh địa dư và lịch sử của chúng ta, cùng với trình độ phát triển của dân tộc.
 
Nếu bây giờ chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải như thế nào, thì ngay bây giờ chúng ta có thể quan niệm được rằng chính thể đó không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài được.  Đó là một thái độ rất rõ rệt.
 
Tóm lại theo ông Nhu, muốn thoát khỏi hiểm họa xăm lăng của Trung Hoa, chúng ta phải theo đuổi 3 biện pháp sau đây:
 
6. BIỆN PHÁP NGOẠI GIAO.
 
Việt Nam cần phải có một sách lược ngoại khôn khéo, biết khai thác những mâu thuẩn giữa các cường quốc, các thế lực của các liên minh khu vực  như khối ASEAN, khối Liện Hiêp Âu Châu…vì ngày nay theo khuynh hướng toàn cầu hóa của thế giới, thì ảnh hưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới cỏn có một tác động quyết định tới sự sồng còn đối với Trung Cộng, hơn là 30 hay 40 chục năm trước đây.
 
Ngày nay, sự mâu thuẩn và tranh chấp giữa các cường quốc không còn gay cấn như thời chiến tranh lạnh, nhưng một quốc gia như Trung Cộng với một dân số hơn 1.3 tỉ người, chiếm tỉ lệ 19.64%  dân số thế giới, đang vươn vai đứng dậy với tham vọng làm một cường quốc bá chủ Á Châu. Đó không những là một đe dọa riêng rẽ cho khu vực Á Châu Thái Bình Dương mà còn là một hiểm họa chung cho cả thế giới nữa. Trước đây gần 50 năm, ông Nhu cũng đã đề cập đến vấn đề này,
 
Không phải tình cờ mà ông Paul Reynaud, cựu Thủ Tướng Pháp trong cuộc viếng thăm nước Nga đã long trọng tuyên bố với Thủ Tướng Krutchev. “Nếu các ông tiếp tục viện trợ cho nước Tàu, trong vài mươi năm nữa, một tỷ dân Trung Hoa sẽ đè bẹp các ông và Âu Châu”. (Tr. 157)
 
Trong tháng 9. 2009  vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội, đã cử Tướng Phùng Quang Thanh, sang Tân Gia Ba để ký Hiệp Ước Hợp Tác Quốc Phòng, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đến Úc Châu, và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đến Hoa Kỳ, bí mật thảo luận về vấn đề an ninh lãnh thổ, phải chăng là thái độ nước đến chân mới nhảy, như hai phái đoàn của các vua chúa Triều Nguyễn ngày xưa.

Chúng ta thử nghe ông Nhu biện giải:
 
Sau khi Trung Hoa bị tấn công, thì lúc bấy giờ phản ứng của chúng ta là vội vã gửi hai phái bộ sang Pháp và Anh, mà không có một sự chuẩn bị ngoại giao nào cả. Lối gởi phái bộ như vậy là lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay. Và sự gởi hai phái bộ sang Pháp và Anh, theo lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay, lại càng làm cho chúng ta nhận thức, một cách rõ rệt hơn nữa, quan niệm ngoại giao của chúng ta lúc bấy giờ mang nặng ‘tâm lý thuộc quốc’ [đối với Tàu], đến mức độ nào.(tr. 181).
 
Lẽ ra, các nhà lãnh đạo Hà Nội phải tích cực hơn, phải khôn khéo hơn, nếu không dám công khai, thì ít ra cũng phải bí mật, vận động giới truyền thông thế giới, cảnh báo và vận động dư luận thế giới, trước hết là các quốc gia ở vùng Đông Nam Á Châu, rồi đến Nga Sô, Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia Á Phi biết về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng. Điều rõ ràng nhất hiện nay, là các quốc gia trong vùng như Úc, Tân Gia Ba, Thái Lan, Nam Duong và Mã Lai Á [5], đều gia tăng ngân sách cho tài niên 2009 về Không lực và Hải phận gấp bội, nhằm đối đầu với âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Nghĩa là các quốc gia này đều bắt đầu lo sợ về sự lớn mạnh của Trung Cộng, nhưng chưa có một vận động quốc tế nào nhằm qui tụ những nỗ lực này thành cụ thể và tích cực để ngăn chặn sự bành trướng đó. Việt Nam là nạn nhân trước hết và trực tiếp của nguy cơ này, phải biết dồn hết nỗ lực về mặt trận ngoại giao, phải vận động, công khai hoặc bí mật, tất cả các quốc gia trên thế giới nhận thức sâu sắc được mối hiểm họa nghiêm trọng này và khi tạo được sự đồng thuận của đa số… Việt Nam vận động đưa vấn đề này ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, dù biết rằng hiện nay Trung Cộng là 1 trong 5 hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, mọi nghị quyết của Đại Hội Đồng. Nhưng vấn đề chủ yếu của Việt Nam là chính thức công khai đưa ra trước Liên Hiệp quốc một hiểm họa thực sự nghiêm trọng của toàn thế giới, để kiếm tim một hổ trợ quốc tế tích cực nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lăng từ Trung Cộng. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải biết vận động và nỗ lực đưa vấn đề này ra trước Tòa Án Quốc Tế ở The Hague (International Court of Justice at The Hague). Mục đích không phải là tìm kiếm một phán quyết của tòa án này cho vần đề tranh chấp, nhưng trọng điểm của nỗ lực này là tạo nên sự chú tâm theo dỏi của dư luân quốc tế về một hiểm họa chung của thế giới
 
Chúng ta còn nhớ, khi muốn lật đỗ chinh quyền Ngô Đình Diệm, Nhóm chống Tổng Thống Diệm trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã vận động các quốc gia Á Phi đưa vấn đề được báo chí Hoa Kỳ thời đó gọi là Đàn Áp Phật Giáo và Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam, ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chuẩn bị dư luận trước ở các quốc gia Á Phi cho việc thay đổi chính phủ tại miền Nam, trước khi âm mưu tổ chức đảo chánh ở Sài Gòn, để khỏi gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tại các quốc gia đó đối với chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhưng ông Nhu và Gs. Bửu Hội[6] đã phá vỡ âm mưu này bằng cách chính thức mời Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn đến Việt Nam điều tra tại chổ, trước khi đưa vấn đề này ra thảo luận tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Rồi khi phái đoàn này đến Việt Nam điều tra và hoàn thành một bản phúc trinh dày gần 300 trang, với kết luận là không có đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam, thì Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ trở nên lúng túng, sợ rằng nếu đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên Hiệp Quốc sẽ làm giảm uy tín của Hoa kỳ và tạo cơ hội cho Trung Cộng tấn công Hoa kỳ đã xen vào nội bộ của Việt Nam và đã tổ chức đảo chánh ở Saigon, nên cử Cabot Lodge vào đầu tháng 12. 1963, liên lạc với Sir Senerat Gunaewardene của Tích Lan, là trưởng phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc lúc đó, đừng đưa bản phúc trình này ra thảo luận tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc nữa, và Sir Senerat đã đồng ý làm điều đó như một ân huệ cá nhân của ông dành cho Lodge (Gunawardene agreed to do so as a personal favor to Lodge), vì trước đây khi làm Đại Sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Lodge  là bạn của ông.[7]
 
Như vậy, chúng ta thấy đối với một cường quốc như Hoa Kỳ, họ cỏn biết vận dụng Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho những mục tiêu chính trị của họ. Tại sao Việt Nam đứng trước một hiểm họa đe dọa sinh tử đến vận mạng của cả dân tộc, chúng ta lại không vận động để tìm hậu thuẩn của thế giới để bảo vệ nền độc lập của chúng ta?
 
Nhưng thực tế, chúng ta rất đau lòng, khi thấy, các nhà lãnh đạo Hà Nội, về phương diện ngoại giao, đã đánh mất rất nhiều cơ hội lịch sử quí báu, để khôi phục độc lập cho dân tộc và phát triển quốc gia. Đó là cơ hội của những năm 1945, 1954, 1973 và 1975. Thực vậy, nếu ngày xưa các vua chúa Triều Nguyễn, vì quá tin tưởng vào văn hóa Trung Hoa đã trở nên tự tôn và thiển cận, thì ngày nay các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng quá sùng bái chế độ Cộng Sản và quá tin tưởng vào lý luận giai cấp đấu tranh, đã trở nên mù quáng, xem mọi người đều là kẻ thù, nên chưa bao giờ họ có thể đề ra một chính sách ngoại giao khoáng đạt và lương hảo, còn về phương diện quốc nội họ cũng không có đủ cởi mở, để thực tâm mời những thành phần khác biệt chính kiến, thành lập một chính phủ đoàn kết để phất triển quốc gia. Trái lại, họ chỉ có những thủ đoạn chính trị gian trá và xảo quyệt để lừa dối đối phương, để rồi cuối cùng là tiêu diệt đối phương. Điều này chứng tỏ hết sức rõ rệt khi nhìn về lịch sử Việt Nam Cận và Hiên Đại. Năm 1946, Cộng Sản dùng chiêu bài chính phủ Liên Hiệp, để tiêu diệt phe Quốc Gia, rồi năm 1954, ký hiệp định Genevea, chưa ráo mực, họ đã vi pham hiệp định này, bằng cách gài lại hơn 70,000 cán bộ tại miền Nam với âm mưu khuynh đảo chính quyền Quốc Gia Việt Nam . Đến năm 1973, một lần nữa, họ đã lừa phỉnh để tiêu diệt phe quốc gia dưới chiêu bài mới là Hòa Hợp và Hòa Giải Dân tộc. Còn đối với quốc tế, khi ký hiệp định Paris, họ long trọng cam kết để nhân dân Miền Nam hoàn toàn tự do quyết định vận mạng của mình. Ngay sau đó, khi người Mỹ, theo đúng cam kết của hiệp định này, rút khỏi miền Nam, thì họ đem quân xóa sổ chinh phủ Sài Gòn…Với những phương cách gọi là liên hiệp, hợp tác và một lịch sử bang giao đầy phản trắc và gian trá như vậy, ai còn có thể tin tưởng vào Hà Nội để hợp tác hữu nghị. Do đó, từ ngày cướp chính quyền tại Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 đến nay, các nhà lãnh đạo miền Bắc bị đui mù bởi lý thuyết Mác-Lênin và Mao Trach Đông, theo đuổi một chế độ độc tài phi nhân, tàn sát và thủ tiêu các thành phần bất đồng chính kiến, đầy đọa toàn dân trong cảnh nghèo đói, thất học, thù hận và bắn giết lẫn nhau. Còn về phương diện quốc tế, vì thiếu hiểu biết và chỉ biết quyền lợi của phe nhóm,  nên họ đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, để đưa toàn thể dân tộc vào một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm. Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt nhất trong lich sử nhân loại. Thực vậy, lâu dài nhất vì cuộc Thế Chiến I, chỉ có 4 năm, từ 1914-1918, Thế Chiến 2, chỉ có 6 năm, từ 1939-1945,  và khốc liệt nhất,vì số bom đạn được sử dụng trong chiến trường Việt Nam gấp 2.5 số bom đạn dùng trong Thế Chiến 2. Nhưng điều tệ hại hơn nữa, khi nhận viện trợ từ Trung Cộng để đánh Mỹ cũng là lúc họ đã thực sự rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam.
 
Đối với những nhà lãnh đạo có một não trạng bệnh hoạn như vậy làm sao có được một viễn kiến chính trị sâu sắc, một chính sách ngoại giao khoáng đạt và biết khai thác những mâu thuẩn quốc tế để kiếm tìm nhũng đồng minh hữu hiệu, để rồi cùng  với sự hỗ trợ tích cực của toàn dân trong nước, nhằm tạo thành một sức mạnh dũng mãnh để chống lại hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng
 
7.  BIỆN PHÁP QUÂN SỰ
 
Hiện nay, Việt Nam có một đội quân khoảng 450,000 người. Đây là một lực lượng quân sự lớn nhất so với các quốc gia tại Đông Nam Á hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra liệu quân nhân dưới cờ còn có tinh thần để hy sinh và chấp nhận gian khổ để chiến đấu nữa hay không? Khi chính họ chứng kiến những thực trạng xã hội quá phũ phàng trước mắt, trong khi các lãnh tụ của họ tìm mọi cách để vơ vét tài sản quốc gia cho cá nhân, gia đình và phe nhóm, còn tuyệt đại đa số dân chúng, trong đó có cả các gia đinh bộ đội  Cộng Sản, bị bóc lột, sống trong cảnh khốn cùng nhất, chưa từng thấy trong lịch sử cận đại Việt Nam,  từ trước tới nay, nghĩa là còn cơ cực hơn thời Thực Dân Pháp đô hộ đất nước chúng ta. Nhưng sau hết và mấu chốt hơn hết, vẫn là vấn đề các nhà lãnh đạo Hà Nội có còn ý chí để chiến đấu nhằm bảo vệ tổ quốc chống lại họa ngoại xâm nữa hay không? Chúng ta hơi bi quan, khi nghe lời bình luận của Carl. Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam , tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Dantroon của Úc. “Có lẽ bây giờ các nhà lãnh đạo Hà Nội đã trở nên quá giàu có, họ muốn được yên thân để bảo vệ tài sản và gia đình của họ hơn.. cho nên việc mất thêm một vài hải đảo xa xôi như Hoàng Sa và Trường Sa, mất thêm một ít lãnh thổ và lãnh hải ở phía Bắc không còn là vấn đề quan trọng với họ nữa !”
   
8. BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ
 
Đó là nuôi dưỡng tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ cùng ý thức quốc gia và dân tộc. Ông Nhu đã biện giải vấn đề này như sau:
 
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc.  Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
 
Và sau cùng ông Nhu đã đi đến kết luận, muốn thắng hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng
một chính thể chuyên chế hay độc tài như Hà Nội hiện nay, không thể nào thành công được
.
  

  Trong khi đó, chúng ta đều biết rằng hiện nay thế giới đang chứng kiến những thay đổi khốc liệt nhất, đặc biệt là trong lãnh vực tin học và khoa học kỹ thuật, còn trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, như Tổng Thống Obama, cũng kêu gọi, một sự hợp tác và hòa giải giữa các quốc gia, để đẩy lùi bóng tối của chiến tranh và nghèo đói, nhằm kiến tạo một kỷ nguyên hữu nghị, hợp tác, hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế giới, thì các nhà lãnh đạo của Hà Nội vẫn giữ nguyên bản chất của Cộng Sản là độc quyền lãnh đạo, độc tài toàn trị và để củng cố chính quyền chuyên chế, họ thẳng tay đàn áp đối lập, các giáo hội tôn giáo chân chính, áp dụng chính sách đầy đọa người dân trong cảnh nghéo đói, chậm tiến và thất học… để trong nước không còn ai có thể chống đối lại họ được.
 
Với những kiểm điểm sơ lược trên đây, chúng ta đều thấy trước rằng, nếu dân tộc chúng ta không còn cơ may để thay đổi thành phần lãnh đạo tại Bắc Bộ Phủ, thi vấn đề Việt Nam nội thuộc nước Tàu chỉ còn là vấn đề thời gian.
 
Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu

Melbourne, 1. 11. 2009
[1]   Linh Muc De Jaegher, Cố vấn thân cận của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tổng Thống Tưởng Giới Thach, đàm luận với tác giả tại Sàigòn vào 6. 1966.
 
[2] Sách được xuất bản mang tên Tùng Phong, Chính Đê Việt Nam, Saigon-Việt Nam, 2009
[3] Xin xem các diễn văn này trong La Voix de la Juste Cause, Recueils Des Principaux Discours et Meassages du President Ngo Dinh Diem, June 1954 – Juillet 1963, Saigon, Service de la Press de la Presidence de la Republique du Vietnam, 1963. Các diễn văn này thường được ông Phạm Đình Khiêm dịch ra Việt ngữ và Gs. Tôn Thất Thiện ra Anh ngữ.



[4] Có lẽ vì đánh máy sai, nên trong ấn bản in là vĩ tuyến 17, thực tế lá vĩ tuyến 16, chú thich của người viết.
[5]  Nước Úc trong bản ngân sách 2009-2010, đã gia tăng hơn 6.6.tỉ bạc (từ 19.8 tỉ lên 26.4 tỉ), để gia tăng khả năng không lực và hải quân nhằm bảo vệ lãnh thổ. Điều này khiến chính quyền Nam Dương phải quan ngại, sau đó chính phủ Úc đã phải lên tiếng trấn an.
Còn Thái Lan trong bản ngân sách 2008, ngân sách dành cho Bộ Quốc Phòng đã tăng lên tới 4.5 tỉ US dollars, đă quan mặt cà Nam Dương và Mã Lai về chi phí quốc phòng.
Tân Gia Ba trong bản ngân sách 2009, họ cũng đã dành đến 34% cho ngân sách quốc phòng. Nhưng từ lâu Tân Gia Ba, có lẽ, đã thấy trước được hiểm họa xăm lăng của Trung Quốc, nên họ đã có những thỏa hiệp liên kết quân sự với Hoa Kỳ từ năm 1990 với thỏa hiệp MOU và đến 2005 họ đã ký hiêp ước Hợp Tác Quân Sự với Hoa Kỳ. Nam Dương đã để chi phí quốc phòng vào hàng ưu tiên thứ 3 trong bản ngân sách 2008 với ngân khoản là 3.3 tỉ US dollars.
Còn Mã Lai, muc tiêu của ngân sách 2008, dành ưu tiên cho phúc lợi toàn dân, nên chi phí quốc phòng phải bị cắt giảm tối đa, nhưng riêng chi phí dành cho Không Lực Mã Lai, không bị cắt giảm mà lại còn được gia tăng từ 1,482 tỉ Mã kim lên đến 1,613 tỉ Mã kim để gia tăng khả năng phòng thủ quốc gia.  
[6] Giáo sư Bửu Hội là một phật tử và thân mẫu của giáo sư là Sư Cô Diệu Huệ, lúc đó Giáo sư được Tổng Thống Diệm cử làm trưởng phái đoàn đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc từ tháng 9. 1963, đặc trách về cuộc  Khủng Hoảng Phật Giáo.
[7] Theo sự tiết lộ cùa Bà Swarna L. Ganawardene, con gái cùa Sir Senerat, trong thư gởi cho Bà Anne Blair, (một đồng nghiệp của người viết tại Đại Học Monash trước đây), vào tháng 11. 1989. Và cũng có thể xem thêm Điện văn số 2444 từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gởi cho Tòa Đại Sứ Mỹ  Saigon, ngày 11.
12. 1963 dưới tiêu đề Gunawardene’s killing the debate. xem Anne Blair, Lodge in Vietnam, A Patriot Abroad, New Haven, Yale university Press, 1995,  tr. 78. 
+++++
Tôi chẵng có cơ may đọc quyển Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu. Nhưng nhờ đọc bài Quan Điểm của Ông Ngô Đình Nhu về Hiểm Họa Xâm Lăng của Trung Cộng (đã viết trên 50 năm trước) của GS Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu mà tôi được đọc lại quan điểm của ông Nhu về tai họa xâm lăng TC.  TS PVL một GS lão thành giảng dạy về các vấn đề lịch sử chính trị Việt Nam nổi tiếng thế giới suốt trên 30 chục năm nay đã đưa ra ý kiến như sau “… Chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới, như tác phẩm này của ông Nhu. Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chinh Đề Việt Nam .” PVL
Điều làm cho GS. PVL ngưỡng mộ tác giả quyển Chính Đề Việt Nam của Ngô Đình Nhu là 50 năm trước đây ông Nhu đã nhận xét và đã viết ra như một tiên đoán rằng “ Liên Sô sẽ tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu sẽ tập hợp lại với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp Âu Châu ngày nay” NĐN….  “Ông Nhu đã không đưa ra những lời tiên đoán như một người thầy bói hay một chiêm tinh gia, trái lại, ông đã đưa ra những phán đoán của mình, sau khi đã phân tích và tổng hợp các dữ kiện lịch sử và các biến cố chính trị thế giới, một cách khoa học, khách quan và vô tư. Chính vì vậy, người viết nghĩ rằng tập sách này sẽ có một mãnh lực vô cùng hấp dẫn đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam và các quốc gia chậm tiến Á Phi, nếu họ thực sự mong muốn xây dựng và phát triển đất nước, theo một đường lối khoa hoc, thực tiển và hợp lý nhất…. Chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới, như tác phẩm này của ông Nhu. Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chinh Đề Việt Nam.”
Tác phẩm CĐVN của ông Nhu … bao quát nhiều vấn đề lớn lao liên quan đến kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật Bản, Liên sô, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.. và cả trường hợp của Trung Cộng nữa.”…nhưng....  “vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay là vấn đề Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, các hải đảo Hoàng Sa & Trường Sa cùng vùng Cao Nguyên Trung Phần. Chúng ta thử tìm xem, gần 50 năm trước đây, ông Nhu đã tiên đoán hiểm họa này ra sao, đã kiểm điểm lại chinh sách ngoại giao sai lầm của chúng ta như thế nào và phương sách nào phải theo đuổi để chống lại Trung Cộng, để chúng ta có thể thấy được kiến thức uyên bác của một chính trị gia và cũng là một học giả lỗi lạc của thời đại chúng ta.…. “Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ, nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hải đó của Trung Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát triển dân tộc…như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mạng của người Việt, trong suốt hơn 30 năm”… “Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam ngày nay.” PVL
Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau:
 
“Trong lịch sử bang giao giữa Việt Nam và Trung Hoa, các gây cấn thường xuyên xẩy ra là do hai ý niệm tâm lý đối chọi nhau.  Một bên Việt Nam biết lịch sử đất nước mình từ thời tiền sử nằm từ Dương Tử Giang xuống đến Việt Thường, đã bị nhà Hán Mông (Khan Mông Cổ) chiếm dầm, mãi cho đến cuối đời Trưng Vương Mã Viện thôn tính nốt các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đảo Hải Nam, cướp vô khối trống đồng Lạc Việt đúc ngựa chơi và đúc cột đồng trụ chia biên giới gần Ải Nam Quan cho nước Đại Việt.  Sự uất ức mất đất rộng lớn phía Bắc theo dỏi dân tộc VN.  Chính Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huế đã rắp tâm đòi lại phẩn đất đã mất đồng thời xin cưới công chúa Mãn Thanh. Một bên thì với óc bành trướng Đại Hán gốc Mông Cổ, thấy mình đã đồng hóa được số đông Bách Việt để lấp nên Trung Quốc vĩ đại, chúng muốn chiếm nốt phần hậu duệ ưu việt Bách Việt, đó là nổi thèm thuồng không dứt của Tàu Chệt.  Do vậy tuy 2 dân tộc có cùng nguồn gốc, nhưng Tàu tuy vẩn theo văn hóa Bách Việt những chịu ảnh hưởng sâu rộng của Hán tộc gốc Mông Cổ lấy sức mạnh là chủ; còn Việt Nam thì vẩn giữ nguyên văn hóa Động Đình Hồ lấy nhu thuận làm căn bản.  Vì vậy đời sống của 2 dân tộc tuy có nhiều giây liên hệ máu mủ tên họ, nhưng bản chất con người rất khác biệt nhau.  Do vậy Đại Hán cứ ước mơ chiếm nốt VN như họ đã chiếm toàn nước Xích Quỉ của Bách Việt thời tiền sử, chứ công nhận là một nước độc lập với triều cống lấy lệ là việc họ cho là bất đắc dĩ trong lúc chờ đợi thời cơ chiếm đoạt. 
 “Cũng chỉ vì lý do này mà, năm 1883, Lý Hồng Chương, thừa lúc Tự Đức cầu viện để chống Pháp, đã, thay vì gởi quân sang giúp một nước cùng một văn hóa để chống ngoại xâm, và thay vì cứu viện một thuộc quốc mà Trung Hoa đáng lý ra có nhiệm vụ bảo vệ, lại thương thuyết một kế hoạch chia cắt Việt Nam với Pháp, Trung Hoa dành cho mình các phần đất gồm các vùng bao bọc lưu vực sông Hồng Hà để lấy đường ra biển.”  …. họa xâm lăng TC dầu là Nguyên, Tống, Minh, Thanh hay TC thì cũng chỉ là một mối đe dọa thường xuyên.” (tr. 166) NĐN


Theo ông Nhu: “ Liên Sô và Trung Cộng xem chủ nghĩa Cộng Sản như là phương tiện tranh đấu để qui tụ các nước nhược tiểu Á và Phi vào đồng minh với họ, chống lại sự bao vây của Tây Phương nhằm giúp họ phát triển kinh tế của đất nước họ, trong lúc đó thì Cộng Sản Việt Nam sùng bái chủ nghĩa Cộng Sản như là một chân lý để cải tạo xã hội và xây dựng đất nước…..NĐN
Ngày nay, mục đích phát triển của Nga đã đạt, Liên Xô bỏ chủ nghĩa xã hội. Thì lại đến phiên “Trung Cộng lại muốn thay thế Nga, nhân danh chủ nghĩa Các-Mác Lê Nin hô hào qui tụ các nước kém mở mang, để phục vụ công cuộc phát triển cho dân tộc Trung Hoa.” PVL.  Ngày nào mục đích phát triển đã đạt, thì Trung Cộng cũng bải bỏ CS chủ nghĩa; nhưng TC lại lợi dụng CN XHCS để thôn tính VN vì mục đích của TC  vẫn là mục đích làm lợi cả 2 mặt cho dân tộc TC, vừa là kinh tế vừa là bành trướng về Nam.  CSVN hoàn toàn bị TC lường gạt không những về mặt kinh tế XHCNCS mà còn nặng nề khủng khiếp hơn là về mặt xâm lăng cướp nước. 
Theo ông Nhu thì đó là điều mà CSVN không hề thấy từ trước cho mãi cho đến 1961-62 qua bang giao với TT NĐD thì CT HCM mới bắt đầu nghiên cứu và công nhận TT NĐD rất có lý.  Trong lúc đó “…nhiều nhà lãnh đạo Á Đông mà đất nước họ cũng đã bị Đế quốc Tây phương thống trị, đã đủ sáng suốt để nhìn thấu thâm ý chiến lược của Nga Sô và Trung Cộng như  Gandhi và Nehru, nên họ đã cương quyết từ chối sự đồng minh với Cộng Sản nghĩa là đi theo xã hôi CNCS là vì lý do trên.” (tr. 201) NĐN.. 
Vào thời gian nầy, theo TT Ngô Đình Diệm thì CT HCM đã bắt dầu lo sợ TC, và mặc dầu TC thúc dục chiếm cứ Miền Nam, nhưng CT HCM cũng đồng ý với TT NĐD mà hiểu rằng sự tồn tại của Miền Nam là một sự bảo vệ vững vàng cho nhà nước CSBVVì vậy hai vị lãnh tụ VN Bắc và Nam đã đồng ý trên nguyên tắc lập một Liên bang VN hai miền, miền nào sống theo lý thuyết của riêng mình, tranh đua phát triển đất nước, lo cho dân no ấm, và chung sức hổ trợ cho nhau giữ gìn nền độc lập nước nhà.  Đó thật là con đường lý tưởng cho VN, tiếc thay TT NĐD và ông CV Nhu đã không thuyết phục được người Mỹ và không ngoại giao được với tướng tá.  Riêng với GHPG Miền Trung, TT Diệm đã ký giấy chấp nhận mọi yêu sách, tiếc tháy giấy tờ vừa ký kết xong thì bà Trần Lệ Xuân vợ ông Nhu với danh hiệu là bà Cố, chủ tịch hội Phụ Nữ Liên Đới đã lên đài phát thanh lớn tiếng xất xượt mạt sát chưởi bới Phật Giáo là “một Hiệp hội nổi loạn”….  Đều bà Nhu làm khác nào rưới xăng vào ngọn lữa mà hai anh em ông Diệm đã phải khổ công lo toan khiến Hoa Kỳ và Phật Giáo Ấn Quang cùng tướng tá có cớ mà xóa bỏ nền Đệ I VNCH.  Theo ý tôi phải chi lúc ấy TT Diệm và ông Nhu cương quyết ra tay bắt bỏ tù bà Trần Lệ Xuân, phải chăng đó là do lổi sợ vợ của ông Nhu.    
Sau cái chết của TT NĐD thì người ta thấy chính quyền Bắc Việt “….. Chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên.  Ngược lại, các thư lại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ và rồi dây TC cũng sẽ bỏ.  Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt….” và rồi đây khi TC đã đạt mọi như cầu kinh tế và xâm lăng thì họ cũng bỏ XHCNCS, và chắc ch8a1n lúc đó đất nước chúng ta thì đã bị TC xâm chiếm hoàn toàn theo chủ đích của chúng.
 
Cũng vì có chiến tranh lạnh giữa hai khố TB Tây Phương và CS LX và TQ mà VN bị chia đôi. Hai phe đều viện trợ cho VN mà sinnh nội chiến trót 30 năm.  Khối Tây Phương viện trợ là biếu luôn cho MNVN chống khối CS qua tay Pháp. “Nhưng Pháp đã dùng thủ đoạn ăn bớt lấy đi một phần lớn, để xử dụng trong công cuộc tái thiết nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá.   Bên khối Cộng Sản, Nga và Trung Cộng cũng nhìn nhận Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và cũng bắt đầu viện trợ” nhưng là viện trợ dưới hình thức cho vay !!!  
CSBV không hiểu việc viện trợ đôi bên có tính cách chiến lược quốc tế, nên họ đã bị Nga Tàu phĩnh gạt mà nhận viện trợ dưới hình thức vay lãi nặng mà còn phải đưa ra nhiều hứa hẹn (nhường biển nhường đất….???!!!) rất đáng tiếc.  Chính ra CSBV đã có công giúp khối CS Nga Tàu đánh Miền Nam cho XHCNCS đã không được đền ơn còn bị đòi tiền viện trợ và lãi mẹ sinh lãi con.  Tôi tự hỏi CSVN có thể theo một luật quốc tế nào đó mà bắt TC bồi thường về sự phĩnh gạt chiến lượ quốc tế nói trên không?   Nếu có ,thì nhà cầm quyền CS ngày nay có thể đưa ra khởi kiện tại LHQ và Toàn án Quốc tế với nhũng khoảng nợ hay những lời cam kết ép buộc ức  hiếp từ TC đối với CSBV trong lúc họ hoàn toàn không biết chủ trương chiến lược quốc tế mà bị đưa vào con đường nhận viện trợ dưới hình thức xin vay tàn ác này để đưa đền hậu quả xâm lăng tai hại ngày nay.  
Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam….  Chúng ta thừa hiểu rằng sự phát triển của Tàu, là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh hiện nay của các nhà lãnh đạo Trung Cộng, cũng như sự phát triển của Nga là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh trước đây của các nhà lãnh đạo Nga……  Sự không thấu đáo đường lối quốc tế giữa 2 khối của Tây Phương và CSQT kiến CSBV bị đưa vào nhũng sai lầm nghiêm trọng khi” quyết định dụng võ lưc để thôn tính miền Nam, đã dẫn tới việc trực tiếp đụng độ quân sự với Hoa Kỳ, khiến miền Bắc đã khánh tận và kiệt quệ trong cuộc chiến tranh chống Pháp càng lún sâu trong cảnh tượng hoàn toàn đỗ nát và hoang tàn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà ngày nay, qua hành động gần như van nài của Hà Nội để xin lập lại bang giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, ai còn chút lương tri bình thường cũng thấy rằng cuộc chiến đó là hoàn toàn vô lý và xuẫn động, mà nguy hiểm hơn nữa là trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng tự do xâm lăng Việt Nam, vì Mỹ đã không còn hiện diện ở miền Nam, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng.” (tr. 202 -204) NĐN
Từ 50 năm trước tác phẩm Chinh Đề Việt Nam của ông NĐN đã báo động mạnh mẽ “… sự hiện diện của Miền Nam là một cứu cánh vững chắc để cứu cái nạn xâm lăng Trung Cộng đó.”  Chính trong tinh thần đó, TT Ngô đã bí mật bàn luận hơn thiệt với CSBV về họa xâm lăng mà phải chủ trương một Liên Bang Việt Nam gồm 2 Miền Bắc Nam…  Cụ HCM khi muốn lập Liên Bang với TT NĐD cũng vì lý do sợ bom Mỹ và sợ xâm lăng TC.  
50 năm trước ông Nhu đã viết “các nhà lãnh đạo Miền Bắc tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, tức họ đã tự đặt đất nước chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng…..  Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của Miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó.  Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.” …. “ Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc.  Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga SôVì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc.  Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212) NĐN.

Chúng ta cần nắm vững sự kiện trên để xem có thể gở gạt lại được những điều mà khối CS Nga Tàu đã phĩnh phờ chính phủ Hà Nội từ 1945 đến nay, có nghĩa là chúng ta có thể bắt họ phải trã giá những sự phĩnh gạt cho lợi ích của dân tộc của họ chứ không phải cho một thế giới đại đồng như họ tuyên truyền cho CSBV. Nghĩ như vậy chúng ta có thể có một đường lối mới chống xâm lăng Tàu bổ túc thêm vào việc áp dụng cẩm nang của ông CV Ngô Đình Nhu. Đường lối nầy dầu sao cũng chỉ là một lập luận xen kẻ vào chiến lược chống xâm lăng của ông Nhu.
….++++++++++++++
++++++++++++++++++++++++++++++


I- CHÍNH SÁCH BẢO VỆ ĐỘC LẬP BẰNG NGOẠI CỦA ÔNG NHU
 
Có lẽ,  trong quá khứ, chúng ta quá sùng bái văn hóa Khổng Mạnh và quá lệ thuộc về chính trị đối với các Hoàng Đế Trung Quốc, nên chúng ta đã không xây dựng được một đường lối ngoại giao khoáng đạt như Nhật Bản để có thể cứu nguy cho đất nước, khi dân tộc bị nạn ngoại xâm. Ông Nhu đã kiểm điểm sự thất bại nặng nể của chính sách ngoại giao của các vua chúa ngày xưa qua những dòng dưới đây:
 
Họa xâm lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi, trong suốt một ngàn năm lịch sử từ ngày lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta.  Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi một tâm lý thuộc quốc.
 
Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm cách đả phá không khí lệ thuộc đóNhưng mặc dầu những chiến công lừng lẫy và tài ngoại giao rất khéo, hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải khuất phục trước thực tế.
 
Tâm lý thuộc quốc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, lại còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và các nước láng giềng.  Nếu, đối với Trung Hoa, chúng ta là thuộc quốc, thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc.  Tâm lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng ta và các nước láng giềng, lúc nào cũng gay go.  Đã đành rằng công cuộc Nam tiến của chúng ta, là một công trình mà dân tộc đã thực hiện được.  Nhưng chúng ta còn thiếu tài liệu để cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc phong phú hơn thì, có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một chiều như vậy.  Ví dụ, một câu hỏi mà chúng ta không thể tránh được: chúng ta là một dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển?  Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta phong phú hơn, và không bó hẹp vào một đường lối duy nhất, có lẽ sự bành trướng của dân tộc chúng ta, đã sớm phát ra nhiều ngõ, và sinh lực của chúng ta không phải chỉ dồn vào mỗi một công cuộc Nam tiến.  Nước chúng ta ở vào giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.  Với một chính sách ngoại giao khoáng đạt hơn, sự liên lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng rãi hơn, và do đó, vị trí của chúng ta sẽ, đương nhiên, được củng cố bằng những biện pháp dồi dào và hữu hiệu hơn.
 
Nhưng thực tế là vậy đó.  Họa xâm lăng của Trung Hoa đè nặng vào đời sống của dân tộc chúng ta, đến nỗi, tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa đó.  Và, để đối phó lại, họ chỉ có hai con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam .
 
Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo Triều Nguyễn của chúng ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc ngoại giao rộng rãi, để khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương, là vì các nhà lãnh đạo của chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nỗi không khí tâm lý thuộc quốc đã đời đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao của chúng ta.  Hành động ngoại giao duy nhất lúc bấy giờ là gởi sứ bộ sang cầu cứu với Trung Hoa.  Chúng ta đã biết Trung Hoa đã hưởng ứng như thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn.  Nhưng Trung Hoa cũng đang bị đe dọa như chúng ta, nếu không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại nền thống trị ở Việt Nam .
 
Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình, thần phục với Pháp như chúng ta quen điều đình, thần phục với Trung Hoa, chớ không phải với mục đích đương nhiên phải có của một hành động ngoại giao, là khai thác các mâu thuẫn để mưu lợi cho mình.
 
Vì thế cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công cuộc Nam tiến thành công là một kết quả của chính sách ngoại giao một chiều như trên đã trình bày, thì cân nhắc kết quả đó với những sự thất bại mà cũng chính sách ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử, thì có lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều.
 
Sự bành trướng của chúng ta đã thâu hẹp lại và chỉ theo có một chiều, bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta.
 
Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta.  Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ.
 
Trong chín trăm năm, từ ngày lập quốc, chúng ta đã bị ngoại xâm tám lần, bảy lần do Trung Hoa và một lần do Tây phương.  Chúng ta đẩy lui được sáu lần, chỉ có lần thứ sáu nhà Minh đặt lại nền thống trị, trong hai mươi năm, và lần thứ tám đế quốc Pháp xâm chiếm toàn lãnh thổ và thống trị chúng ta trong hơn tám mươi năm.
 
Vì vậy cho nên, chốngngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị của Việt NamChính trị cổ truyền, của các triều đại Việt Nam không được quan niệm rộng rãi nên, nếu có phân nửa kết quả đối với sự xâm lăng của Trung Hoa thì lại hướng chúng ta vào một chính sách chật hẹp về ngoại giao.  Do đó tất cả sinh lực phát triển của dân tộc, thay vì mở cho chúng ta được nhiều đường sống, lại được dốc hết vào một cuộc chiến đấu tiêu hao chỉ để tranh giành đất dung thân.  Một mặt khác, chính sách ngoại giao chật hẹp đã đưa chúng ta vào một thế cô lập cho nên lúc hữu sự, các nhà lãnh đạo của chúng ta không đương đầu nổi với sóng gió, và lưu lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều thế hệ.

II-   CHÍNH SÁCH CHỐNG NGOẠI XÂM.
 
Chúng ta có một nền văn hóa tinh thần chung với TC dựa trên những giá trị cao, mà chúng ta không biết đem ra khuyến khích đôi bên cũng xữ dụng.

-         « Những biện pháp cổ truyền, của các nhà lãnh đạo của chúng ta trước đây, thành công phân nửa, trong công cuộc chống ngoại xâm Trung Hoa, nhưng thất bại trong công cuộc chống ngoại xâm Tây phương?  Trước hết, các biện pháp cổ truyền đã đặt vấn đề ngoại xâm của Trung Hoa là một vấn đề chỉ liên quan đến hai nước: Trung Hoa và Việt Nam.  So sánh hai khối Trung Hoa và Việt Nam, và như thế, đương đầu phải là mục đích đương nhiên, thì chúng ta đã thất bại rồi.  Những sự thần phục và triều cống chỉ là những biện pháp hoãn binh.  Và vấn đề chống ngoại xâm chưa bao giờ được các triều đại Việt Nam đặt thành một chính sách đương nhiên và nguyên tắc, đối với một nước nhỏ, như nước chúng ta.  Vì thế cho nên, những biện pháp cần được áp dụng, như biện pháp ngoại giao, đã không hề được sử dụng khi Tây phương xâm chiếm nước ta. » NĐN
 
- « Lý do thứ hai, là công cuộc chống ngoại xâm chỉ được chuẩn bị trên lĩnh vực quân sự.  Nhưng, nếu chúng ta không thể phủ nhận tính cách cần thiết và thành quả của các biện pháp quân sự trong các chiến trận chống các triều đại Trung Hoa: nhà Tống, nhà Nguyên cũng như nhà Minh, nhà Thanh, chúng ta phải nhìn nhận rằng nỗ lực quân sự của chúng ta rất là giới hạn.  Và ngày nay, độc lập rồi, thì nỗ lực quân sự của chúng ta chắc chắn cũng rất là giới hạn.
 
Như vậy, đối với một nước nhỏ, trong một công cuộc chống ngoại xâm, biện pháp quân sự không thể làm sao đủ được.  Trên kia, chúng ta có đề cập đến những biện pháp ngoại giao, đặt trên căn bản khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc để bảo vệ độc lập cho chúng ta.
 
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc.  Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
 
Nếu ý thức quốc gia và dân tộc được ăn sâu vào tâm não của toàn dân, và độc lập và tự do được mọi người mến chuộng, thì các cường quốc xâm lăng, dầu có đánh tan được tất cả các đạo quân của chúng ta và có thắng chúng ta trong các cuộc ngoại giao đi nữa, cũng không làm sao diệt được ý chí quật cường của cả một dân tộc.
 
Nhưng ý chí quật cường đó đến cao độ, mà không người lãnh đạo thì cũng không làm gì được đối với kẻ xâm lăng.  Vì vậy cho nên, đồng thời với những biện pháp quần chúng nói trên, cần phải áp dụng những biện pháp giáo dục, làm cho mỗi người dân đều quen biết với vấn đề lãnh đạo, và, điều này còn chính yếu hơn nữa, làm cho số người thấu triệt vấn đề lãnh đạo quốc gia càng đông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu.  Bởi vì, có như thế, những người lãnh đạo mới không bao giờ bị tiêu diệt hết được.  Tiêu diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường quốc xâm lăng.
 
Nhân đề cập đến vấn đề chống xâm lăng trên đây, lý luận đã dẫn dắt chúng ta đến một vấn đề vô cùng quan trọng.
 
Trước tiên chúng ta nhận thức rằng đối với một nước nhỏ như chúng ta, họa xâm lăng là một đe dọa thường xuyên.
 
Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện pháp quân sự và ngoại giao.  Nhưng hơn cả các biện pháp quân sự và ngoại giao, về phương diện hữu hiệu và chủ động, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc, và mở rộng khuôn khổ giới lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.

Nếu trái ngược lại thì một chính thể chuyên chế và độc tài không làm sao đủ điều kiện bảo vệ quốc gia chống ngoại xâm được.  Bởi vì bản chất của một chính thể chuyên chế và độc tài là tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần tự do và độc lập trong tâm não của mọi người, để biến mỗi người thành một động cơ hoàn toàn không có ý chí, dễ điều khiển dễ đặt để, và dễ sử dụng như một khí cụ.
Bản chất của môt chính thể chuyên chế và độc tài là giữ độc quyền lãnh đạo quốc gia cho một người hay một số rất ít người, để cho sự thấu triệt các vấn đề căn băn của quốc gia trở thành, trong tay họ, những lợi khí sắc bén, để củng cố địa vị của người cầm quyền. »
 
« … giả sử mà chính thể chuyên chế hay độc tài chưa tiêu diệt được hẳn tinh thần tự do và độc lập trong ý thức của mọi người, thì, tự nó, một chính thể chuyên chế hay độc tài cũng là một lợi khí cho kẻ ngoại xâm.  Bởi vì, dưới một chế độ như vậy, nhân dân bị áp bức, sẽ đâm ra oán ghét người lãnh đạo họ, và hướng về, bất cứ ai đánh đổ người họ oán ghét, như là hướng về một người giải phóng, mặc dầu đó là một kẻ xâm lăng.  Lịch sử xưa nay của các quốc gia trên thế giới đều xác nhận điều này: Chỉ có những dân tộc sống tự do mới chống được ngoại xâm. »NĐN
 

Riêng về dân tộc chúng ta, chắc chắn rằng sự kháng cự của chúng ta đối với sự xâm lăng của Tây phương sẽ mãnh liệt hơn bội phần nếu trước đó, nhà Nguyễn, thay vì lên án tất cả những người bàn về quốc sự, đã nuôi dưỡng được tinh thần tự do và độc lập của mỗi người và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc trong nhân dân.
 
Ngược lại, mấy lần dân tộc thắng được ngoại xâm, từ nhà Trần đánh đuổi Mông Cổ, đến nhà Lê đánh quân Minh và Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh, đều nhờ ở chỗ các nhà lãnh đạo đã khêu gợi được ý chí tự do và độc lập của toàn dân.
 
Và vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta đã nêu ra trên kia là vấn đề chính thể của nước Việt Nam.  Vì những lý do trình bày trên đây, phải có một chính thể thích nghi cho dân tộc chúng ta. Chính thể nầy không phải được định đoạt do ý muốn của một số người, cũng không thể do một sự lựa chọn nào đó đặt căn bản thí nghiệm trên một mớ lý thuyết chính trị nào đó, hay là trên nguyên tắc một mớ nguyên nhân triết lý nào đó.  Trái lại chính thể đất nước chúng ta sẽ phải được qui định một cách rõ rệt bằng bản chất dặc thù con người, hoàn cảnh xã hội, địa lý và lịch sử  dân tộc, cùng với trình độ phát triển của dân tộc.   Ví dụ việc hợp tác xã thương nghiệp hay nông nghiệp đuều không phù hợp với nhân dân ta.  Dân tộc ta vốn là một dân tộc văn minh sáng tạo, nên nếu không có tự do phát triển trí tuệ thì vô cùng tai hại.  Mổi người là một tài sản, một công trình không ai có thể cầm đầu trí óc mọi người, trái lại cần một giao bang khoáng đạt trí óc để qui tụ mọi tài sản trí tuệ mà chấn hưng kịp thời và phát triển đất nước.  Nhìn nhũng con đường phố xá, mổi nhà mổi kiểu là một ví dụ về độc lấp trí nảo.
 
Chúng ta có thể nói rằng chúng ta chưa lựa chọn được một thế chế lý tưởng cho đất nước thế nào, nhưng một điều rõ rệt là muốn đất nước phát triển, muốn có sức mạnh chống xâm lăng thì không thể cưu mang một thể chế độc tài.  Vì đều rõ rệt thể chế độc tài là một vài trí óc, mà một vài trí óc không thể thắng hàng ngàn hàng vạn hay hàng ức triệu trí óc hợp tác lại, chung sức chung lòng lại.  Đó là một đều rõ rệt.  Những trí óc con người trong một xã hôi đều chia đều chứ không bao giờ giới hạn vào một nhóm, một tập hợp nào.  Đó là một rất rõ ràng và quan trọng bật nhất.
 
Tóm lại tôi nghĩ rằng mọi người dân Việt sẽ đồng ý với ông Nhu, muốn thoát khỏi hiểm họa xâm lăng TC, chúng ta cần phải theo đuổi 3 đường lối  sau:
 
A-  BIỆN PHÁP NGOẠI GIAO.
 
Theo ông Nhu là phải biết không khéo khai thác về ngoại giao, biết khai thác những mâu thuẩn giữa các cường quốc…. thế lực của các liên minh khu vực  như khối ASEAN, khối Liện Hiêp Âu Châu…vì ngày nay theo khuynh hướng toàn cầu hóa của thế giới, thì ảnh hưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới còn có một tác động quyết định tới sự sống còn đối với Trung Cộng, hơn là 30 hay 40 chục năm trước đây.

Theo tôi thì ngày nay Việt Nam đang trong khuynh hướng toàn cầu hóa. cần nghiên cứu một sách lược ngoại giao khôn mgoan, phải biết phân tích nguồn gốc của hiện tình, ví dụ tại sao ngày nay VN bị đưa đẩy tới một thảm trạng cực kỳ ghê tởm như vậy, nguyên do tại đâu, và ai là kẻ liên đới trách nhiệm.  Con người văn minh ngày nay đặt cái trách nhiệm rất cao, họ không chối cải trách nhiệm trước khoa học nhân văn và pháp luật quốc tế.  Không phải là lợi dụng lòng người, nhưng là sự công bằng văn minh của nhân loại, chứng ta không thể bỏ qua, vì đó là sự sống còn của một dân tộc, nếu chúng ta bỏ qua là có ot6i với dân tộc với lẻ công bằng: Điều quan trong nữa là  trong ngoại giao chúng ta phải thấy đâu là quyền lợi của các đồng minh, của đối tượng và của cả đối thủ chúng ta.  Có như vậy quyền lợi của chúng ta mới bền chặt, mới được bảo vệ, và thành công ngoại giao.  Biết thác cái lợi cho đồng minh, cho đối tượng và ngay cả đối thủ đó laq2 thắng lợi bậc nhất trong ngoại giao.  Chúng ta hãy luôn nhớ, khi bước vào bàn hội nghị thì mọi người đều thủ lấy cái lợi mới xứng đáng gọi là con người, vì vậy muốn có lợi cho mình, hảy tìm cái lợi cho người trước đã.  Đó mới chính là đường lối ngoại giao vương đạo của con người văn minh.
 
Ngày nay, giữa các nước tự do đã có một sự thông cảm hài hòa, mọi người đều  chấp nhận quyền tự do tranh luận để đặt quyền lợi của nhau lên cùng cấp bậc, mọi mâu thuẩn và tranh chấp phi lý dều bị đánh ngã.  Dù Trung Cộng với một dân số hơn 1.4 tỉ người, chiếm tỉ lệ trên 20%  dân số thế giới, cũng không vì lý do đông người mà áp chế các dân t6o5c khác cách nầy hay cách khác.  TC với những suy tư hủ lâu, ỷ vào số đông, y vào sự phát triển lên, và ỷ vào một chính sách độc tài xua quân thi hành tham vọng làm một cường quốc bá chủ Á Châu rồi đến cường quốc bá chủ hoàn cầu.  Thì đó không phải là đe dọa cho kẻ thù của TC mà là đe dọa cho cả hoàn cầu.  Đó là một tọi lổi mà thế giới không tha thứ.  Nếu toàn thế giới bắt tay tẩy chay Tàu thì TC làm sao sống.  Tẩu chay hàng hóa Tàu trên khắp thế giới là một đòn trí mạng với TC, vì TC sống là nhờ lao động.  Trước đây gần 50 năm, ông Nhu cũng đã đề cập đến vấn đề này,
 
Chính thật ngày nay TC là một đại hiểm họa cho toàn thế giới với vủ khí hạt nhân, và vủ khí không gian.  Mọi người trên thế giới đều thấy biết, TC đã lợi dụng khoa học phương Tây để thỏa mãn tham vọng mưu đồ bá chủ thế, phá hoại cuộc sống hòa bình no ấm của con người.  «Không phải tình cờ mà ông Paul Reynaud, cựu Thủ Tướng Pháp trong cuộc viếng thăm nước Nga đã long trọng tuyên bố với Thủ Tướng Krutchev. “Nếu các ông tiếp tục viện trợ cho nước Tàu, trong vài mươi năm nữa, một tỷ dân Trung Hoa sẽ đè bẹp các ông và Âu Châu”. (Tr. 157)

 
Chúng ta thử nghe ông Nhu biện giải:
 
« Sau khi Trung Hoa bị tấn công, thì lúc bấy giờ phản ứng của chúng ta là vội vã gửi hai phái bộ sang Pháp và Anh, mà không có một sự chuẩn bị ngoại giao nào cả. Lối gởi phái bộ như vậy là lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay. Và sự gởi hai phái bộ sang Pháp và Anh, theo lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay, lại càng làm cho chúng ta nhận thức, một cách rõ rệt hơn nữa, quan niệm ngoại giao của chúng ta lúc bấy giờ mang nặng ‘tâm lý thuộc quốc’ [đối với Tàu], đến mức độ nào. »(tr. 181) NĐN.
 
Trong tháng 9. 2009  vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội, đã cử Tướng Phùng Quang Thanh, sang Tân Gia Ba để ký Hiệp Ước Hợp Tác Quốc Phòng, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đến Úc Châu, và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đến Hoa Kỳ, bí mật thảo luận về vấn đề an ninh lãnh thổ, phải chăng là thái độ nước đến chân mới nhảy, như hai phái đoàn của các vua chúa Triều Nguyễn ngày xưa.

Lẽ ra, các nhà lãnh đạo Hà Nội phải tích cực hơn, phải khôn khéo hơn, nếu không dám công khai, thì ít ra cũng phải bí mật, vận động giới truyền thông thế giới, cảnh báo và vận động dư luận thế giới, trước hết là các quốc gia ở vùng Đông Nam Á Châu, rồi đến Nga Sô, Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia Á Phi biết về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng. Điều rõ ràng nhất hiện nay, là các quốc gia trong vùng như Úc, Tân Gia Ba, Thái Lan, Nam Duong và Mã Lai Á [5], đều gia tăng ngân sách cho tài niên 2009 về Không lực và Hải phận gấp bội, nhằm đối đầu với âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Nghĩa là các quốc gia này đều bắt đầu lo sợ về sự lớn mạnh của Trung Cộng, nhưng chưa có một vận động quốc tế nào nhằm qui tụ những nỗ lực này thành cụ thể và tích cực để ngăn chặn sự bành trướng đó. Việt Nam là nạn nhân trước hết và trực tiếp của nguy cơ này, phải biết dồn hết nỗ lực về mặt trận ngoại giao, phải vận động, công khai hoặc bí mật, tất cả các quốc gia trên thế giới nhận thức sâu sắc được mối hiểm họa nghiêm trọng này và khi tạo được sự đồng thuận của đa số… Việt Nam vận động đưa vấn đề này ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, dù biết rằng hiện nay Trung Cộng là 1 trong 5 hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, mọi nghị quyết của Đại Hội Đồng. Nhưng vấn đề chủ yếu của Việt Nam là chính thức công khai đưa ra trước Liên Hiệp quốc một hiểm họa thực sự nghiêm trọng của toàn thế giới, để kiếm tim một hổ trợ quốc tế tích cực nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lăng từ Trung Cộng. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải biết vận động và nỗ lực đưa vấn đề này ra trước Tòa Án Quốc Tế ở The Hague (International Court of Justice at The Hague). Mục đích không phải là tìm kiếm một phán quyết của tòa án này cho vần đề tranh chấp, nhưng trọng điểm của nỗ lực này là tạo nên sự chú tâm theo dỏi của dư luân quốc tế về một hiểm họa chung của thế giới
 
« Chúng ta còn nhớ, khi muốn lật đỗ chinh quyền Ngô Đình Diệm, Nhóm chống Tổng Thống Diệm trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã vận động các quốc gia Á Phi đưa vấn đề được báo chí Hoa Kỳ thời đó gọi là Đàn Áp Phật Giáo và Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam, ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chuẩn bị dư luận trước ở các quốc gia Á Phi cho việc thay đổi chính phủ tại miền Nam, trước khi âm mưu tổ chức đảo chánh ở Sài Gòn, để khỏi gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tại các quốc gia đó đối với chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhưng ông Nhu và Gs. Bửu Hội[6] đã phá vỡ âm mưu này bằng cách chính thức mời Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn đến Việt Nam điều tra tại chổ, trước khi đưa vấn đề này ra thảo luận tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Rồi khi phái đoàn này đến Việt Nam điều tra và hoàn thành một bản phúc trinh dày gần 300 trang, với kết luận là không có đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam, thì Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ trở nên lúng túng, sợ rằng nếu đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên Hiệp Quốc sẽ làm giảm uy tín của Hoa kỳ và tạo cơ hội cho Trung Cộng tấn công Hoa kỳ đã xen vào nội bộ của Việt Nam và đã tổ chức đảo chánh ở Saigon, nên cử Cabot Lodge vào đầu tháng 12. 1963, liên lạc với Sir Senerat Gunaewardene của Tích Lan, là trưởng phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc lúc đó, đừng đưa bản phúc trình này ra thảo luận tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc nữa, và Sir Senerat đã đồng ý làm điều đó như một ân huệ cá nhân của ông dành cho Lodge (Gunawardene agreed to do so as a personal favor to Lodge), vì trước đây khi làm Đại Sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Lodge  là bạn của ông.[7]
 
Như vậy, chúng ta thấy đối với một cường quốc như Hoa Kỳ, họ còn biết vận dụng Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho những mục tiêu chính trị của họ.  Tại sao Việt Nam đứng trước một hiểm họa đe dọa sinh tử đến vận mạng của cả dân tộc, chúng ta lại không vận động để tìm hậu thuẩn của thế giới để bảo vệ nền độc lập của chúng ta? »

  ++++++++++++++++++++

Thực vậy, đối với cá nhân người viết, sau hơn 30 năm giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề chính trị Việt Nam tại một số các viện đại học, các viện nghiên cứu, các bảo tàng viện và thư viện tại Việt Nam, Úc, Hoa Kỳ và Âu châu.. người viết được các đồng nghiệp và các chuyên gia quốc tế về Việt Nam đã dành cho một chút cảm tình và nễ trọng về kiến thức chuyên môn và sự khổ công đọc sách. Tuy nhiên, với tất cả sự thận trọng cần thiết của một người nghiên cứu lịch sử, người viết phải thành thật công nhận rằng, trong tất cả những sách nghiên cứu mà người viết đã có dịp đọc trong hơn 30 năm qua vì sở thích hay vì nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu đòi buộc phải đọc bằng Việt, Pháp và Anh ngữ, chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới, như tác phẩm này của ông Nhu. Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chinh Đề Việt Nam .


« Nhưng thực tế, chúng ta rất đau lòng, khi thấy, các nhà lãnh đạo Hà Nội, về phương diện ngoại giao, đã đánh mất rất nhiều cơ hội lịch sử quí báu, để khôi phục độc lập cho dân tộc và phát triển quốc gia. Đó là cơ hội của những năm 1945, 1954, 1973 và 1975. Thực vậy, nếu ngày xưa các vua chúa Triều Nguyễn, vì quá tin tưởng vào văn hóa Trung Hoa đã trở nên tự tôn và thiển cận, thì ngày nay các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng quá sùng bái chế độ Cộng Sản và quá tin tưởng vào lý luận giai cấp đấu tranh, đã trở nên mù quáng, xem mọi người đều là kẻ thù, nên chưa bao giờ họ có thể đề ra một chính sách ngoại giao khoáng đạt và lương hảo, còn về phương diện quốc nội họ cũng không có đủ cởi mở, để thực tâm mời những thành phần khác biệt chính kiến, thành lập một chính phủ đoàn kết để phất triển quốc gia. Trái lại, họ chỉ có những thủ đoạn chính trị gian trá và xảo quyệt để lừa dối đối phương, để rồi cuối cùng là tiêu diệt đối phương. Điều này chứng tỏ hết sức rõ rệt khi nhìn về lịch sử Việt Nam Cận và Hiên Đại. Năm 1946, Cộng Sản dùng chiêu bài chính phủ Liên Hiệp, để tiêu diệt phe Quốc Gia, rồi năm 1954, ký hiệp định Genevea, chưa ráo mực, họ đã vi pham hiệp định này, bằng cách gài lại hơn 70,000 cán bộ tại miền Nam với âm mưu khuynh đảo chính quyền Quốc Gia Việt Nam . Đến năm 1973, một lần nữa, họ đã lừa phỉnh để tiêu diệt phe quốc gia dưới chiêu bài mới là Hòa Hợp và Hòa Giải Dân tộc. Còn đối với quốc tế, khi ký hiệp định Paris, họ long trọng cam kết để nhân dân Miền Nam hoàn toàn tự do quyết định vận mạng của mình. Ngay sau đó, khi người Mỹ, theo đúng cam kết của hiệp định này, rút khỏi miền Nam, thì họ đem quân xóa sổ chinh phủ Sài Gòn…Với những phương cách gọi là liên hiệp, hợp tác và một lịch sử bang giao đầy phản trắc và gian trá như vậy, ai còn có thể tin tưởng vào Hà Nội để hợp tác hữu nghị. Do đó, từ ngày cướp chính quyền tại Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 đến nay, các nhà lãnh đạo miền Bắc bị đui mù bởi lý thuyết Mác-Lênin và Mao Trach Đông, theo đuổi một chế độ độc tài phi nhân, tàn sát và thủ tiêu các thành phần bất đồng chính kiến, đầy đọa toàn dân trong cảnh nghèo đói, thất học, thù hận và bắn giết lẫn nhau. Còn về phương diện quốc tế, vì thiếu hiểu biết và chỉ biết quyền lợi của phe nhóm,  nên họ đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, để đưa toàn thể dân tộc vào một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm. Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt nhất trong lich sử nhân loại. Thực vậy, lâu dài nhất vì cuộc Thế Chiến I, chỉ có 4 năm, từ 1914-1918, Thế Chiến 2, chỉ có 6 năm, từ 1939-1945,  và khốc liệt nhất,vì số bom đạn được sử dụng trong chiến trường Việt Nam gấp 2.5 số bom đạn dùng trong Thế Chiến 2. Nhưng điều tệ hại hơn nữa, khi nhận viện trợ từ Trung Cộng để đánh Mỹ cũng là lúc họ đã thực sự rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam.
 
Đối với những nhà lãnh đạo có một não trạng bệnh hoạn như vậy làm sao có được một viễn kiến chính trị sâu sắc, một chính sách ngoại giao khoáng đạt và biết khai thác những mâu thuẩn quốc tế để kiếm tìm nhũng đồng minh hữu hiệu, để rồi cùng  với sự hỗ trợ tích cực của toàn dân trong nước, nhằm tạo thành một sức mạnh dũng mãnh để chống lại hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng »
 
7.  BIỆN PHÁP QUÂN SỰ
 
Hiện nay, Việt Nam có một đội quân khoảng 450,000 người. Đây là một lực lượng quân sự lớn nhất so với các quốc gia tại Đông Nam Á hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra liệu quân nhân dưới cờ còn có tinh thần để hy sinh và chấp nhận gian khổ để chiến đấu nữa hay không? Khi chính họ chứng kiến những thực trạng xã hội quá phũ phàng trước mắt, trong khi các lãnh tụ của họ tìm mọi cách để vơ vét tài sản quốc gia cho cá nhân, gia đình và phe nhóm, còn tuyệt đại đa số dân chúng, trong đó có cả các gia đinh bộ đội  Cộng Sản, bị bóc lột, sống trong cảnh khốn cùng nhất, chưa từng thấy trong lịch sử cận đại Việt Nam,  từ trước tới nay, nghĩa là còn cơ cực hơn thời Thực Dân Pháp đô hộ đất nước chúng ta. Nhưng sau hết và mấu chốt hơn hết, vẫn là vấn đề các nhà lãnh đạo Hà Nội có còn ý chí để chiến đấu nhằm bảo vệ tổ quốc chống lại họa ngoại xâm nữa hay không? Chúng ta hơi bi quan, khi nghe lời bình luận của Carl. Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam , tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Dantroon của Úc. “Có lẽ bây giờ các nhà lãnh đạo Hà Nội đã trở nên quá giàu có, họ muốn được yên thân để bảo vệ tài sản và gia đình của họ hơn.. cho nên việc mất thêm một vài hải đảo xa xôi như Hoàng Sa và Trường Sa, mất thêm một ít lãnh thổ và lãnh hải ở phía Bắc không còn là vấn đề quan trọng với họ nữa !”
   
8. BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ
 
Đó là nuôi dưỡng tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ cùng ý thức quốc gia và dân tộc. Ông Nhu đã biện giải vấn đề này như sau:
 
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc.  Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
 
Và sau cùng ông Nhu đã đi đến kết luận, muốn thắng hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng
một chính thể chuyên chế hay độc tài như Hà Nội hiện nay, không thể nào thành công được
.
  

  Trong khi đó, chúng ta đều biết rằng hiện nay thế giới đang chứng kiến những thay đổi khốc liệt nhất, đặc biệt là trong lãnh vực tin học và khoa học kỹ thuật, còn trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, như Tổng Thống Obama, cũng kêu gọi, một sự hợp tác và hòa giải giữa các quốc gia, để đẩy lùi bóng tối của chiến tranh và nghèo đói, nhằm kiến tạo một kỷ nguyên hữu nghị, hợp tác, hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế giới, thì các nhà lãnh đạo của Hà Nội vẫn giữ nguyên bản chất của Cộng Sản là độc quyền lãnh đạo, độc tài toàn trị và để củng cố chính quyền chuyên chế, họ thẳng tay đàn áp đối lập, các giáo hội tôn giáo chân chính, áp dụng chính sách đầy đọa người dân trong cảnh nghéo đói, chậm tiến và thất học… để trong nước không còn ai có thể chống đối lại họ được.
 
Với những kiểm điểm sơ lược trên đây, chúng ta đều thấy trước rằng, nếu dân tộc chúng ta không còn cơ may để thay đổi thành phần lãnh đạo tại Bắc Bộ Phủ, thi vấn đề Việt Nam nội thuộc nước Tàu chỉ còn là vấn đề thời gian.
 
Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu

Melbourne, 1. 11. 2009
Trong nội chiến Nam Bắc VN, Viện Trợ Mỹ Miền Nam là một viện trợ đúng nghĩa không phải là vay mượn.  Nhưng viện trợ Liên Xô và nhất là TC là một hiểm họa lớn lao vì « sự nhận viện trợ từ Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam ngày nay.
*******************************************


Vì Sao Bức Tường Bá Linh Bị Kéo Sập Xuống.

• Nguyễn Minh Tâm dịch
SỰ SỤP ĐỔ CỦA BỨC TƯỜNG BÁ LINH ĐẾN THẬT BẤT NGỜ. Trong nhiều tháng trước, nhà cầm quyền chế độ Cộng Sản Đông Đức đã phải bó tay chịu trận, không thể nào trấn áp được làn sóng dân chúng Đông Đức đòi đi ra khỏi nước. Vào tối hôm 9 tháng 11 năm 1989, một viên chức của chính quyền Đông Đức tuyên bố trong cuộc họp báo của nhà nước chính sách mới của chính phủ về vấn đề đi du lịch ra nước ngoài. Ông ta lỡ miệng nói rằng việc đi du lịch sang phương Tây (ám chỉ Tây Bá Linh) được mở cửa “ngay tức khắc” .

Chỉ vài giờ sau khi lời tuyên bố được đưa ra, hàng ngàn người dân Đông Bá Linh đã đứng xếp hàng chờ sẵn ở các cổng kiểm soát biên giới tại Bức Tường ngăn cách Đông và Tây Bá Linh.

Lúc đầu, bọn lính gác muốn kiểm tra xem người đi sang Tây Bá Linh có passport hay không. Nhưng rồi chúng thấy việc kiểm soát này vô ích, với số người đứng chờ lên đến hàng ngàn. Đám đông ùn ùn kéo đến ngày càng đông hơn. Có người còn bung ra, chạy liều sang phía bên kia biên giới. Cùng lúc đó, bên phía Tây Bá Linh, nhiều người đứng chờ sẵn để tiếp đón đồng bào vượt tuyến, họ mừng rỡ, ôm nhau, và khui rượu sâm banh ăn mừng ngày đoàn tụ. Cảnh tượng diễn ra hết sức bất ngờ, làm cho bọn lãnh tụ Cộng Sản phải kinh ngạc sững sờ. Vào đầu mùa thu năm 1989, sự rạn nứt trong khối cộng sản đã bắt đầu manh nha, nhưng không ai có thể ngờ được là Bức Tường Bá Linh bị kéo sập xuống nhanh đến như vậy.

Riêng đối với Tổng Thống Reagan, ông đã tiên liệu việc này xảy ra từ lâu. Trong cuộc phỏng vấn với ký giả Sam Donaldson của đài truyền hình ABC, ông nói: “Tôi không biết khi nào chuyện đó sẽ xảy ra, song tôi là kẻ suốt đời lạc quan. Tôi tin tưởng hết mình vào tương lai.” . Trước đó hai năm, Tổng Thống Reagan đã đọc một bài diễn văn ở một đám đông khoảng 20,000 người, ngay tại cổng kiểm soát biên giới Brabdenburg của Bức Tường bá Linh. Trong đó, ông thách thức lãnh tụ Liên Bang SôViết hãy cùng ông “Giật xập Bức Tường đó đi”. Vào lúc bấy giờ, ngay cả cố vấn thân cận nhất của ông cũng phải cho rằng ý kiến xoá bỏ Bức Tường ngăn đôi Quốc Cộng là một ý tưởng xa vời, viển vông. Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Reagan là ông Frank Carlucci nói: “Câu nói đó là một câu hô hào rất hay trong một bài diễn văn. Tuy nhiên, sẽ chẳng bao giờ có chuyện đó xảy ra đâu.”. Đến khi Bức Tường thực sự bị kéo sập xuống, thì từ nay bài diễn văn của tổng thống Reagan trở thành câu chuyện dân gian phổ biến khắp nơi trên nước Mỹ. Ông Ken Duberstein, Cựu Chánh Văn Phòng Toà Bạch Ốc vẫn ví von như sau: “Nói đến Tổng Thống Franklin D. Roosevelt, người ta nói đến ba chữ “It's easy” để nhắc đến thành tích phục hồi kinh tế sau trận Đại Khủng Hoảng Kinh Tế. Nói đến Tổng thống Bill Clinton thì người ta nhớ đến câu thề thốt của ông: “Tôi không hề có quan hệ tình dục với người phụ nữ ấy.” để ám chỉ cái câu chối tội lừng danh của ông ta trong vụ cô bé sinh viên tập sự Monica Lewinski.. Nói đến Tổng Thống Reagan, người ta nhớ đến câu ông thách Tổng Thống Nga: “Ông Gorbachev, ông hãy cùng tôi kéo sập Bức Tường đó đi.”.

Ấy vậy mà, hai mươi năm sau, vai trò của ông Reagan trong việc làm sập bức tường Bá Linh và kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh một cách hòa bình không tốn một viên đạn bị hiểu lầm, xuyên tạc, và diễn dịch sai lạc. Đối với nhiều người hằng ngưỡng mộ lập trường bảo thủ của ông, họ cho rằng nhờ thái độ cứng rắn, không nhượng bộ, nên Tổng Thống Reagan đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản, và thắng trong cuộc Chiến Tranh Lạnh. Nhưng thực tế cho thấy, ông Reagan là một người linh động, uyển chuyển, dễ đáp ứng với tình thế. Khả năng chính trị khiêm tốn của ông thường đưa ông đến chỗ chấp nhận sự tương nhượng, đồng thuận. Ông không phải là mẫu người quá cứng rắn như người hâm mộ, cũng như người chỉ trích ông vẫn thường nghĩ. Ông có thể dùng ngôn từ nặng nề, khi ông gọi Cộng Sản Sô Viết là “Đế Quốc của Qủi”, nhưng ông vẫn sẵn sàng thương thuyết, thảo luận với họ. Trong lúc nhiều người nghĩ rằng thái độ thù nghịch giữa hai siêu cường có vẻ như không thể nào phá vỡ được, song bản thân ông lại hy vọng tâm trạng thù nghịch đó có thể thay đổi được.Cho đến nay, mặc dù nhiều người vẫn đề cao chính sách đối ngoại diều hâu của ông, nhưng thành thực mà nói, những thành tựu lớn nhất của ông Reagan không phải nhờ dùng võ lực, mà dựa vào sự thuyết phục, đối thoại, và chính sách ngoại giao.

Bàn về Bức Tường Bá Linh, ông Reagan vẫn thường công khai chỉ trích: “Đó là một bức tường chẳng nên có, giá đừng bao giờ dựng nó lên thì tốt hơn.”. Ngay từ khi còn là Thống Đốc tiểu bang California, hồi năm 1967, ông nói lẽ ra Hoa Kỳ nên phá bỏ hàng rào kẽm gai ngăn cách Đông và Tây Bá Linh ngay vào lúc phe cộng sản dựng lên bức tường này. Trong một chuyến đi thăm Bá Linh vào năm 1978, ông được nghe câu chuyện về cậu bé Peter Fechter, một thiếu niên Đông Đức bị bắn chết khi cậu ta tìm cách leo tường vượt biên giới trốn sang Tây Bá Linh vào năm 1962. Chính quyền cộng sản cứ để cậu bé bị thương nằm chảy máu cho đến chết, không chịu cấp cứu, hay chăm sóc cho nạn nhân. Phụ tá thân cận của ông tại Đức là ông Peter Hannaford nói: “Ông Reagan nghiến răng lại khi nghe kể câu chuyện này. Hành động đó cho thấy ông nhất quyết sẽ làm một cái gì về vấn đề Bức Tường ngăn đôi Đông và Tây Bá Linh.”.

Tuy nhiên, dù cho ông rất ghét Bức Tường, cũng như hệ thống cai trị độc tài mà Bức Tường đại diện, ông Reagan vẫn ý thức rõ tầm mức nguy hiểm về những hậu qủa có thể xảy ra khi phải đối đầu về quân sự với khối Sôviết. Ông từng tuyên bố vào năm1983 như sau: “Nếu có chiến tranh nguyên tử xảy ra, sẽ không có người chiến thắng. Vì thế, đừng bao giờ để xảy ra chiến tranh nguyên tử cả.”. Trong những năm đầu khi làm tổng thống, ông Reagan đã ngấm ngầm ra chỉ thị riêng cho phụ tá tìm cách mở cuộc nói chuyện với các lãnh tụ Liên Bang Sô Viết, nhưng ông không để lộ sáng kiến này ra ngoài. Với sự xuất hiện của ông Gorbachev vào năm 1985, ông Reagan tìm ra được một người bạn đồng hành có thể giúp ông chấm dứt cuộc thi đua vũ trang- để rồi nhiên hậu sẽ hủy bỏ được vũ khí nguyên tử. Sau lần đầu gặp ông Gorbachev tại hội nghị Geneve, ông Reagan nhận xét: “Ở ông Gorbachev, có những điểm rất dễ mến.”.

Sang đến năm 1987, khi ông Reagan đến thăm Bá Linh, ông và ông Gorbachev đã có những mối liên hệ thân tình, đủ tin tưởng vào nhau để cùng thử thời vận làm một sự thay đổi cho toàn thế giới. Vài tuần lễ trước ngày đọc bài diễn văn, một số cố vấn trong chính phủ tìm cách vận động đòi bỏ câu văn : “kéo sập Bức Tường đó xuống” vì họ cho rằng câu nói đó không thực tế, không có vẻ là câu nói của một tổng thống, và có thể sẽ làm bẽ mặt ông Gorbachev. Nhưng người soạn diễn văn cho tổng thống, và chính cá nhân tổng thống nhất định đòi giữ lại câu này. Đối với tổng thống Reagan, ông cho rằng câu nói đó vừa mang tính chất mời gọi, vừa mang tính chất thách thức ông Gorbachev: Hãy cứ rủ ông ta kéo sập Bức Tường đó đi. Tổng thống Reagan nói với một phụ tá sau chuyến đi Bá Linh trở về: “Nếu ông ta dám làm việc đó, ông ấy sẽ được trao giải Nobel Hoà Bình.”.

Tổng thống Reagan nói đúng. (Năm 1990, ông Gorbachev được trao gỉai Nobel Hoà Bình, và được tuần báo Time chọn làm Nhân Vật Của Thập Kỷ, Man of the Decade.). Đúng ra mà nói, cả ông Reagan lẫn ông Gorbachev đều không phải là người làm cho Bức Tường bị kéo sập xuống. Trái lại, Bức Tường tự sụp đổ vì sức nặng của chính nó. Nhưng bài diễn văn của tổng thống Reagan chỉ định cho thấy Bá Linh chính là điạ điểm để ông Gorbachev thực hiện ý định mở tung cánh cửa của khối cộng sản. Ông Reagan nói với ông Gorbachev tại Bá Linh rằng nếu ông Gorbachev muốn mưu cầu hòa bình, và tìm sự giải phóng đích thực, ông phải cho phép kéo đổ Bức Tường Bá Linh. Cuối cùng thì ông Gorbachev đồng ý với ý định đó, và toàn bộ khối Cộng Sản đằng sau Bức Màn Sắt được hoàn toàn giải phóng. Cho phép thể chế Dân Chủ xuất hiện trên toàn vùng Đông Âu vào năm 1989 chính là một công trình vĩ đại nhất của ông Gorbachev . Trong vở kịch tuyệt vời này, ông Reagan chỉ đóng một vai phụ mà thôi. Tuy vậy, nói
theo sử gia SeanWilentz, nhà sử học cấp tiến viết trong năm 2008 rằng: “sự thành công của ông Reagan trong việc chấm dứt Chiến Tranh Lạnh là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của một Tổng Thống Hoa Kỳ – có thể nói đây còn là một kỳ tích hay nhất của thế giới kể từ năm 1945 đến nay.”.


Bài học lịch sử nào để cho Tổng thống Mỹ đương thời có thể rút tỉa ra được từ thành qủa trên? Ngay cả trường hợp ông Barack Obama tìm cách làm hòa với những lãnh tụ Iran hay với những tay kháng chiến quân ở Afghanistan như ông Reagan từng hoà dịu với Liên Xô trước đây, chưa chắc gì ông Obama có thể đem lại thành công. Những đe doạ cho nuớc Mỹ không thể một sớm một chiều quét sạch hết được. Muốn hoá giải những mầm mống đe dọa đó, sẽ cần phải có sự hoà hợp thật khéo giữa sự cương quyết đi tìm một giải pháp, và một chính sách ngoại giao kiên nhẫn, và phải do những chính khách Mỹ thật giỏi liên tiếp làm trong thời kỳ có Chiến Tranh Lạnh. Cái năng khiếu trời cho của ông Reagan là cái tài hùng biện của ông khi thuyết giảng về thực tại chính trị của thời đại, trong lúc ông trình bầy thật sáng sủa, gẫy gọn con đường đi đến một tương lai tươi sáng, đầy lạc quan. Ông linh cảm được khi nào cần phải chấp nhận rủi ro, làm liều để rồi sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Thử thách bây giờ dành cho ông Obama cũng tương tự như vậy.


Trích đoạn của tác giả Romesh Ratnesar
trên Newsweek 9/11/09
Nguyễn Minh Tâm dịch
*******
Nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel cám ơn ông Mikhail Gorbachev nhân kỷ niệm 20 năm Bức Tường Bá Linh sụp đổ
Trần Vũ theo AP, Nov 09, 2009
Cali Today News – Hôm nay, thứ hai 9/11, Nữ Thủ Tướng Đức là Angela Merkel đã bày tỏ lời cám ơn đến cựu lãnh tụ Liên Xô là cựu tổng bí thư Mikhail Gorbachev vì ông đã “góp phần làm thay đổi Đông Đức”, khi bà đi thăm một nơi trước kia là chốt chận xét của Bức Tường Bá Linh.

Cây cầu Bomholmer Strass là nơi thông thương đầu tiên vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 giữa hai nước Đức bị chia cắt, một thời điểm quan trọng đánh dấu đầu tiên sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Châu Âu sau đó.

Bà Merkel là công dân Đông Đức khi đó, cũng đã vượt qua cây cầu này cách đây đúng 20 năm. Bà nhớ lại: “Trước khi có niềm vui của tự do, nhiều người đã hứng chịu nhiều khổ đau”.

Cùng đi qua cầu lần này bên cạnh bà có cựu lãnh tụ Liên Xô M. Gorbachev. Nhiều người dân Đức đứng hai bên đã chào mừng họ và hô lớn: “Gorby, Gorby!”.

Trước mặt hàng trăm người, bà nói với ông Gorbachev: “Ông đã làm được một sự thay đổi, ông đã can đảm để mọi chuyện tự diễn biến và thay đổi đã nhiều hơn là chúng tôi dự đoán”.

Bà cũng bày tỏ lời chào mừng ông Lech Walesa, cựu lãnh tụ phong trào công nhân của Ba Lan trong thập niên 1980, nói là “Phong trào Nghiệp Đoàn Đoàn Kết của Ba Lan là nguồn cảm hứng to lớn cho người dân Đông Đức”.

Việc đi qua cây cầu này của các lãnh tụ nước Đức và khách mời là một trong nhiều lễ lạc kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tường Bá Linh sụp đổ.

Bức Tường dài 96 dặm này đã ngăn chận dân chúng Đông Bá Linh trong vòng 28 năm. Tổng cộng có 136 người Đông Đức đã bị bắn chết khi cố tìm cách vượt qua Bức Tường này. Đã có nhiều buổi lễ tưởng nhớ đến họ.

Bức tường Bá Linh được Đông Đức dựng lên dài tới 155 cây số nhằm ngăn cách Đông Đức với West Berlin, vốn dĩ nằm sâu trong lòng Đông Đức. Bức tường này nằm sừng sững như là một biểu tượng chia cắt ô nhục kéo dài 30 thập niên trước khi nó bị sụp đổ vào ngày 9 tháng 11, năm 2009.

Vào hôm ấy, phát ngôn nhân của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Đông Đức họp báo nói rằng Đông Đức xóa bỏ hạn chế du lịch sang Tây Đức, và nhiều người hỏi: Sẽ có hiệu lực vào lúc nào, thì viên cán bộ cao cấp của Chính Trị Bộ đảng CS Đông Đức này, tên là Guenter Schabowski, đã tuyên bố rằng “có hiệu lực ngay và không trì hoãn”. Ngay lập tức, rất đông người Đông Đức đã vượt qua bức tường này, và trong giòng người đông đảo đó, có bà thủ tướng Angela Merkel hiện nay. Số người kéo đến cổng Brandenberg đông đến mức tràn ngập và những bộ đội biên phòng không nhận được lệnh từ cấp trên, nên đã mở cửa để dân chúng Đông Đức tràn về tây Đức và mở đường cho sự sụp đổ hoàn toàn của Bức Tường Bá Linh sau đó, kéo theo sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa Cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô sau đó.

Ngày hôm nay, ở châu Âu, không còn quốc gia nào theo chủ nghĩa cộng sản, và trên thế giới chỉ còn các quốc gia sau đây trên danh nghĩa là còn theo chủ nghĩa CS là Trung Cộng, Cuba, Việt Nam và Bắc Hàn, dù rằng thực chất các quốc gia này có dung hợp đường lối kinh tế tư bản chủ nghĩa để sống còn.

Không biết còn bao lâu nữa, cơn ác mộng của nhân loại – chủ nghĩa cộng sản – mới hoàn toàn tan rã trên toàn hành tinh của chúng ta.

Trần Vũ theo AP



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire