vendredi 18 décembre 2015

NGHĨA VỤ YÊU THƯƠNG TRONG HÔN NHÂN


TRƯNG TRIỆU SƯU TẦM




        NGHĨA VỤ YÊU THƯƠNG TRONG HÔN NHÂN 


Có một giáo huấn nữa cho chúng ta đến từ tình yêu Thiên Chúa đã thể hiện trên thập giá Chúa Kitô. Tình yêu Thiên Chúa dành cho con người thật trung tín và trường cữu, lời Thiên Chúa nói cùng con người qua các tiên tri: "Ta hằng yêu con với một tình yêu vĩnh hằng" (Gr 31:3); và lần khác: "Ta quyết không hề bội tín thất trung" (Tv 89:34). Thiên Chúa đã buộc Ngài vào một tình yêu muôn thuở; Ngài tự tước đoạt tự do thối lui của Ngài. Đây là ý nghĩa sâu sắc của Giao Ước mà trong Chúa Kitô đã trở nên "mới mẻ và vĩnh hằng".

Những câu hỏi thường được nêu ra trong xã hội chúng ta ngày nay là mối quan hệ giữa tình yêu của hai người trẻ và luật hôn nhân; tình yêu cần đến điều gì; những gì là hấp tấp và tự phát mà cần phải "buộc" lại. Từ đó nảy sinh ra con số đông đảo hơn bao giờ những người từ chối định chế hôn nhân và chọn cái gọi là tình yêu tự do, hay đơn giản hơn, de-facto, sống chung không ràng buộc.

Chỉ khi nào người ta nhận ra quan hệ sâu sắc và thiết yếu tồn tại giữa lề luật và tình yêu, giữa quyết định và cơ chế, người ta mới có thể đáp trả thích đáng cho những câu hỏi này và mang đến cho những người trẻ một lý do thuyết phục để bị "buộc" vào trong tình yêu muôn thuở và không ngại biến tình yêu thành một "nghĩa vụ".

Một triết gia, người sau Plato, đã viết những điều đẹp nhất về tình yêu, nói: "Chỉ khi nghĩa vụ yêu thương tồn tại, chỉ khi ấy tình yêu mới được bảo đảm lâu dài chống lại mọi đổi thay; được giải thoát mãi mãi trong sự độc lập được chúc phúc; được bảo đảm trong sự thánh thiện vĩnh hằng chống lại bất kỳ âu lo"[11] Ý nghĩa của những lời này là với những người đang yêu, càng yêu bao nhiêu càng lo sợ thảm họa tình yêu vỗ cánh bay xa. Một hiểm nguy không đến từ những người khác nhưng từ chính mình.

Anh ta biết rõ sự kiện là anh ta thay đổi và rằng ngày mai, hỡi ôi, anh ta có thể mệt mỏi và không còn yêu nữa hay muốn thay đổi đối tượng tình yêu của mình. Và, giờ đây, đang lúc còn chìm trong ánh sáng của tình yêu, anh ta thấy rõ cái mất đi mãi mãi sự đổi thay đó sẽ dẫn đến, vì thế anh ta bảo vệ chính mình bằng cách tự "buộc" mình vào tình yêu với sự ràng buộc của bổn phận, và vì thế bỏ neo mãi mãi tình yêu hiện nay của mình.

Ulysses muốn trở lại để thấy lại quê nhà và vợ mình lần nữa, nhưng anh ta phải vượt qua vịnh Sirens nơi có những mỹ nhân ngư quyến rũ với những điệu ca hầu lôi kéo những con thuyền va vào bờ đá. Anh ta đã làm gì? Anh tự cột mình vào cột buồm sau khi nhét kín sáp đầy hai lỗ tai những bạn thuyền. Khi đến vịnh Sirens, bị quyến rũ, anh ta la lên để được nới lỏng ra hầu đến với các nàng tiên cá nhưng các bạn thuyền không nghe thấy anh ta nói gì và như thế anh ta đã có thể thấy lại quê hương, và lại được ôm vào lòng hiền thê cùng con trai của mình.[12] Đó là một huyền thoại, nhưng nó giúp chúng ta hiểu được lý do của hôn nhân "bất khả phân ly", và trên một bình diện khác là những lời tuyên khấn.

Nghĩa vụ yêu thương bảo vệ tình yêu khỏi "âu lo" và giữ nó "được chúc phúc và độc lập" theo nghĩa là nó bảo vệ con người khỏi lo âu không thể yêu mãi mãi. Triết gia này cũng từng nói hãy chỉ cho tôi một người thực sự đang yêu, và anh ta sẽ bảo cho bạn thấy nếu trong tình yêu có sự đối nghịch nào giữa nghĩa vụ và hoan lạc; và ý nghĩ "phải" yêu suốt đời có đem lại sự sợ hãi và đau khổ cho người đang yêu không, hay trái lại đó lại là đỉnh cao của vui mừng và hạnh phúc.

Một ngày trong Tuần Thánh, khi hiện ra cùng Chân Phước Angela thành Foligno, Đức Kitô nói với Chân Phước một lời danh tiếng: "Tình Ta yêu con không phải trò đùa!" [13] Thật vậy, Đức Kitô đã không yêu chúng ta cách giỡn chơi. Có một chiều kích đùa cợt và giỡn chơi trong tình yêu, nhưng chính tình yêu không phải là trò đùa; đó là điều chân thành nhất và gây ra nhiều hệ lụy nhất trong thế giới này; cuộc sống con người tùy thuộc vào nó. Aeschylus so sánh tình yêu với sư tử con nuôi trong nhà "lúc đầu thì ngoan ngoãn và hiền lành còn hơn trẻ con" đến nỗi người ta có thể đùa chơi với nó nhưng một khi khôn lớn, nó có thể giết hại và nhuộm máu ngôi nhà.[14]

Những suy tư này không đủ để thay đổi nền văn hóa tôn thờ tự do đổi thay và sự bồng bột nhất thời, khi cái thói "xài xong rồi bỏ" được áp dụng ngay cả trong tình yêu. (Cuộc đời, chẳng may, sẽ hành xử như thế nếu cuối cùng chúng ta thấy mình trắng tay với nỗi buồn chẳng xây đắp được gì lâu dài với tình yêu). Nhưng điều này ít nhất cũng giúp khẳng định sự tốt lành và vẻ đẹp trong lựa chọn của những ai quyết định sống tình yêu giữa một người nam và một người nữ theo kế hoạch của Thiên Chúa, và giúp lôi kéo nhiều người trẻ đạt đến cùng một lựa chọn như thế.

Không còn gì nói thêm ngoài việc hòa nhịp cùng Thánh Phaolô trong bài thánh ca ca ngợi tình yêu chiến thắng của Thiên Chúa. Thánh nhân mời gọi chúng ta cùng với ngài đạt đến một kinh nghiệm chữa lành nội tâm. Thánh nhân nghĩ đến những điều tiêu cực và những lúc gay go của đời ngài: gian truân, phiền muộn, bách hại, đói khát, trần truồng, nguy hiểm và gươm giáo. Ngài suy tư về những điều này trong ánh sáng của xác tín về tình yêu của Thiên Chúa và la lên: "Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta!".

Hãy hướng mắt nhìn lên; từ cuộc sống cá nhân mình nhìn ra thế giới chung quanh và đích điểm của nhân loại trên hoàn cầu, và lần nữa chúng ta reo lên với cùng một niềm xác tín hân hoan: "Tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta." (Rm 8:37-39).

Chúng ta lặp lại lời mời gọi này của thánh nhân, trong ngày Thứ Sáu Thương Khó này, và chúng ta lặp lại những lời ngài bảo chúng ta trong khi chúng ta tôn vinh thánh giá Chúa Kitô.




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire