samedi 19 décembre 2015

TÌM HIỂU SỰ THẬT VỂ STEPHEN HAWKING, NHÀ KHOA HỌC VŨ TRỤ





TÌM HIỂU SỰ THẬT VỂ STEPHEN HAWKING,
NHÀ KHOA HỌC VŨ TRỤ


Trưng Triệu Nguyễn Thị Thanh


Chúng ta đang sống trong thế giới con người, có tiếng nói của con người để diễn đạt và lý luận hầu học hỏi nghiên cứu mọi sự kiện, hành động và hiện tượng liên hệ đến đời sống chúng ta.  

Khi người ta nghiên cứu đến loài kiến thì cũng được biết, loài kiến có ngôn ngữ của chúng, có cuộc sống tổ chức.  Ai cấm chúng ta đặt vấn đề cho rằng loài kiến không nghiên cứu về loài người và chúng cũng có thể đặt rất nhiều giả thuyết về loài người cũng như các loài vật cao cấp khác trên trái đất cũng có thể làm như vậy.  Chúng cũng coi như đó là một thứ đại loại như những hiểu biết nhất quán, những lý thuyết hoàn hảo của chúng, có khi chỉ còn là giả thuyết có khi chúng đã coi như là định luật của loài kiến, y như đối với khoa học của loài người.
*

KHOA HỌC LÀ GÌ ?

Chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa của danh từ khoa học trên hai bình diện: Ý nghĩ danh từ khoa học trên bình diện thực dụng của sự học hỏi và một ý nghĩa khác trên bình diện nhân sinh.

1- Định nghĩ khoa học với ý nghĩa thực dụng:  Những môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh Lý học, Sinh Vật học, Y học…vv… là những môn học thực dụng đặc căn bản trên những sự kiện, hành động và những hiện tượng theo một định luật nhất định đã được chứng minh bằng thực nghiệm.  Đại khái đó là những gì mà người ta vẩn gọi là khoa học.  Vậy theo ý nghĩ thực dụng khoa học là tất cả những gì liên hệ mật thiết đến những kiến thức tương đối của loài người về những sự kiện, hành vi hay hiện tượng đã được chứng minh bằng thực nghiệm để trở thành lý thuyết, phù hợp với các hiện tượng thiên nhiên.

2- Định nghĩa khoa học với tư tưởng nhân sinh :  Loài người là sinh vật thông minh, tò mò tìm hiểu vạn vật, biết suy tư, lý luận. Bao nhiêu yếu tố thông minh, muốn tìm hiểu vạn vật, biết suy tư, biết phán đoán, biết lý luận, biết đặt giả thuyết và chứng minh bằng thực nghiệm, không chịu để trong trạng thái ngờ vực.  Tuy nhiên vì trí óc con người hạn hẹp, nên khi khoa học muốn tìm hiểu, giải thích những vấn đề ngoài trí tuệ và phương tiện thì khoa học cũng đành ngưng bước ở giới hạn giả thuyết…. Với hàng triệu thế hệ học hỏi, nghiên cứu, chắp nối nhau thừa kế những hiểu biết của kẻ đi trước để kẻ sinh sau tiến lên dần dần….  

Trong sự bền chí mò mẩm, đi tìm hiểu vạn vật và vũ trụ có người đã tạo nên cho mình một số vốn khoa học thực nghiêm đáng giá.
Nhờ sự đi tìm hiểu, con người đã biết rõ khả năng của  nó, biết rõ những giới hạn cực kỳ eo hẹp của trí não của nó; cùng lúc cũng đã vui mừng rằng những kỳ công đã đem đến cho họ nhiều kết quả tuyệt vời như khoa Tin học hiện tại.  Con người đã tổng hợp khoa học hầu tương trợ cho nhau để tiến.  

Tuy nhiên có một điều mà đa số con người chưa có Đức tin vẩn thắc mắc tìm hiều, không biết sau cỏi cuộc đời ngắn ngủi con người sẽ đi về đâu.  Trước sự kiện đó con người hoàn toàn vô vọng.  Khoa học không thể nào vói lên tìm thấy nơi sau cỏi đời nầy là đối tượng.  Vì vậy tuy khoa học có phát triển đến đâu, con người có sống mạnh khỏe trẻ trung đến 200 năm thì cuộc đời, sức người vẩn là giới hạn.  Khoa học hoàn toàn không giúp họ thay đổi bao nhiên với những quyền năng hạn chế vốn có của họ.

Vì vậy khoa học vẩn không đưa họ đến cái cứu cánh mà họ mong muốn.  Có thể nói rằng những hiểu biết cao siêu của khoa học đem lại cho con người so với thiên nhiên chẵng có nghĩa lý gì khi sức ùng lực kiệt buông tay….
*
GIẢ THUYẾT KHÔNG CHỨNG MINH ĐƯỢC CÓ THỂ LÀ KHOA HỌC KHÔNG ?  

Có thể nói trong các môn khoa học con người có thể kiểm soát, thanh tra với những bằng chứng thực nghiệm vật chất.  Nhưng với môn vũ trụ học thì thật tình con người đang nằm trong mơ mộng, tôi muốn nói trực thẳng rằng đó là những ước đoán.  Và các nhà khoa học thiên văn hiện đại cuối cùng đều khoang tay và tin về một tạo hóa toàn năng.

Nếu tôi nói rằng khi so sánh một người đứng dưới hầm sâu trong lòng đất và một người đứng trên đỉnh núi cao nhất thế giới là Hy Mã Lạp Sơn thì ai cũng thấy giữa 2 người có một độ các xa mặt trời khác nhau rõ rệt.  Nhưng nếu đem so sánh độ cách xa từ họ đến một ngôi sao lớn trên thế giới, thì thử hỏi cái khác nhau giữa các khoảng cách đó còn có nghĩa lý gì không?  Cũng vậy nếu bây giờ chúng ta đem so sánh một kẻ vô học thức hoàn toàn mà đứng ra nghiên cứu về một môn nào đó vật lý, toán học hay y khoa, thiên văn học, vũ trụ học…, và một nhà khoa học nghiên cứu về môn chuyên của họ thì có một sự cách biệt lớn lao giữa 2 người.  Chắc chắn mọi người đều đồng ý với tôi.  Nhưng khi lấy con mắt khoa học cao siêu để nhìn xem nghiên cứu của hai người nói trên so với những sự thật của vũ trụ loài người vô biên, con người bất cứ ai cũng chỉ bơi theo hiểu biết của họ, tranh luận nhau về hơn thua nhưng không bao giờ đến bến bờ vô cực dương hay vô cực âm, như thế thì sự khác biệt cũng chẳng có nghĩa lý gì khi cả hai buông tay ngã ra thì đều giống nhau.   

Các môn khoa học trên trái đất trước nhất là chính nơi con người chúng ta hữu hình như nghiên cưu về Cơ Thể học, Bệnh học, Cơ khí học, Vật lý học, Toán học vv… và vô hình như điện học, điện tử học, tâm lý học, tình yêu học vv… là những điều chúng ta nắm bắt được hoặc bằng mắt, bằng tay, bằng cảm giác, bằng thần kinh, bằng trái tim và bằng đời sống vv…  Tất cả đó con người nắm cái thực nghiệm và nó trở thành những định nghĩa, định lý, định luật thay đổi và phát triển hàng ngày.  Vì chúng ta đang ngày càng tìm tòi ra, hay nói đúng hơn là phát giác mà chúng ta gọi là phát minh, là sáng tao.  Thật sự chúng ta chẳng sáng tạo được gì cả, chỉ có một việc duy nhất, là trí thông minh của chúng ta dựa trên những văn hóa đã học của người khác mà kéo về thêm cho mình sự hiểu biết trong cuộc đời.  Chỉ có thế thôi.

Hiện tại trên thế giới chỉ có nước Mỹ là có cơ quan NASA thám hiểm vũ trụ.  Biết bao thành tựu mà NASA đã đem đến cho khoa học, cho loài người.  Mà chúng ta có bao giờ nghe một vị Khoa học gia nào trong Cơ quan NASA khoe khang về hiểu viết hay thành công của họ.  Vì sao?  Vì càng đi sâu vào Vũ trụ, họ càng sợ hãi và cảm thấy cái hữu hạn, hẹp hòi về hiểu biết dầu họ đã thành công về kính hiển vi, rồi hiển vi điện tử, kính Hubble đưa lên không gian, và chắc chắn trong tương lai sẽ phát triển hơn, có kính khổng lồ đặt trên sao hỏa chẳng hạn, hay một ngôi sao vĩ đại nào đó.  Chưa có một nhà thiên văn học nào khi nhìn thấy vũ trụ mà không phải cúi đầu kinh khiếp với Niềm tin, Kính yêu vào Đấng Tối Cao Toàn Năng Tạo Dựng nên vũ trụ.    

Khi người ta nghiên cứu về vũ trụ thì đặt tên là Khoa Vũ trụ học, ai cấm, ngay tình hình nước ta người ta cũng đặt tên là Việt Nam học vậy.  Sự việc rõ ràng có bằng chứng, nào có ai dám nói nhờ có 10 bằng Tiến sĩ về Việt Nam học là nói đúng về những sự kiện của Việt Nam mới xầy ra trong vòng 50 năm nay không?  Hay cả trăm người là 100 ý như 4 ông mù đi sờ voi rồi diễn tả về con voi.

Như vậy cái Khoa Vũ trụ học có thể nói đó đã là một khoa học thực nghiệm của loài người được không?  Không bao giờ?  Theo tôi, có chăng chỉ là khoa giả thuyết học.

NASA có đưa ra cho chúng ta xem một khía cạnh tí teo nhỏ như thế nào không biết với mộ số hành tinh lớn nhất con người ngay nay có thể thấy trong vũ trụ, DĐ đã từng đưa ra cho thế giới xem (xin bấm vào đây):

Trái Đất của chúng ta bé nhỏ như thế nào trong vũ trụ

Khi một khoa học gia đi tìm hiểu, học hỏi về vũ trụ thì đúng hơn là đi nghiên cứu.  Dựa vào những môn khoa học cơ khí máy móc, con người tìm hiểu về không gian dưới mọi dự biết là hết sức giới hạn.  Chính con người làm ra máy móc trực tiếp tìm hiểu vũ trụ thì kinh hoàng trước những đều họ thấy trong không gian, trước sự hiểu biết hạn hẹp của chính họ.  Có kẻ khác lại nương vào đó mà khoe khoang rằng đã tìm ra những định luật về vũ trụ.

Ông Stephen Hawking có bằng Tiến sĩ về Khoa Vũ trụ học, đã tuyên bố:  "Vũ trụ có thể hoàn toàn tự duy trì, không có bờ bến, không có khởi đầu và kết thúc. Và nếu thật sự như vậy thì làm gì có chỗ đứng cho Đấng Sáng Tạo (tức Đức Chúa Trời)."

Ta có thể thấy rằng ông SH không hề dám bỏ các chữ có thể và chữ nếu thật như vậy.  Vậy để hiểu rõ hơn câu nói của ông SH chúng ta có thể phân tích ra như sau:

1-   “Vũ trụ có thể hoàn toàn tự duy trì….”.  Điều nầy hoàn toàn phù hợp theo Thiên Chúa Giáo có ai chối cãi đâu.  Thiên Chúa sinh ra Vũ trụ và cho phép Vũ trụ duy trì cho đến bao giờ Ngài hết cho thì hết ra sao chưa ai biết, là như vậy, khỏi cần chữ “có thể” hay không có thể.  Ông SK còn do dự nói là có thể, nhưng người CG, TCG thì khẳng định là chắc chắn như thế.

2-   “Vũ trụ có thể hoàn toàn không có bờ bến…” ý kiến nầy thì cũng đúng theo Đức tin CG và Thiên Chúa Giáo thôi. Có gì sai lầm.

3-   “Vũ trụ có thể hoàn toàn không có khởi đầu….”.  Cũng như các câu trên, ông SH toàn là đặt giả thuyết với chữ có thể, tuy nhiên chúng phù hợp với tín ngưởng Thiên Chúa.  Còn câu thứ 3 nầy, thì chỉ là giả thuyết của ông SH.  Nhưng với người CG, TCG thì tất cả tin rằng có khởi đầu, và khởi đầu từ đâu thì họ tin bằng Đức tin, như đứa con nhỏ tin vào cha mẹ mình.
 Với ông SH thì cái gì với ông ta cũng là giả thuyết chưa chứng minh được điều gì cả thì chẳng có cái lý thuyết khỉ nào cả.  Toàn là lý thuyết giả tạo, lý thuyết bịa. 

4-   “Vũ trụ có thể hoàn toàn không có kết thúc…. ”.  Đương nhiện ông SH còn ngồi đã, Vũ trụ chưa đi đến kết thúc như thế nào nên ông ta chỉ đặt giả thuyết.  Người CG, TCG tin chắc ngày gần đây thôi Vũ trụ sẽ kết thúc như thế nào?  Đợi xem.  Vậy là ông SH cũng chỉ có một giả thuyết hay dự đoán cho tương lai.  Mà đã là dự đoán thì sao gọi là lý thuyết hay định luật khỉ chó mèo gì được chứ.

5-   “Và nếu thật sự như vậy …”.  Ông SH chưa biết chắc như thế nào, chứ chúng tôi người CG và TCG chúng tôi có một niềm tin sắc đá những điều chúng tôi tin như đã nói trên; dầu chúng tôi không thấy cũng như không hề thấy lời nói chạy trong sợi giây điện thoại, cũng không hề thấy tình yêu của chàng trai hay của nàng con gái phóng ra không gian cho đối phương như thế nào, chúng tôi biết chắc chắn rằng họ có tình yêu với nhau.
“làm gì có chỗ đứng cho Đấng Sáng Tạo”.  Bây giờ với những giả thuyết đặt ra như trên, hay ngược lại, thì nào có liên quan gì đến sự hiện hữu của Đấng Sáng Tạo chứ.  Rõ ràng trí tuệ ông Stephan Hawking có vần đề.  Vấn đề thứ nhất là những điều ông ta nói rằng mà ông ta chưa biết được đúng hay sai, thì làm sao đưa ra một kết luận đúng được.  Không phải cứ gọi là nghiên cứu hay đi dạy học thì bắt buộc cái gì cũng đúng.  Chính vì người ta không vào trong ngành, mà nể nang cho một người tàn tật đã cố gắng đóng góp với khoa học nhân loại, không ai mất công cãi cọ với ông làm chi.  Để chính ông SH suy nghĩ lấy, ông ta đã cảm thấy lời ông ta nói là những gis3 thuyết rất mơ hồ, ngay chính ông cũng không tin nồi nên mới có những chữ “có thể” “nếu, nếu” và cách chứng minh của ông ta hoàn toàn lệch lạc. Ông SH không tin lời ông nói ầu xỉ vô nghĩa lý nên ông luôn tìm cách kiểm chứng, mà kiểm chứng gì được, nhất là khi NASA có kính thiên văn kếch xù Hubble làm cho SH phải mắc cở.  Vì người ta kiểm chứng thấy Đấng Tạo Hóa qua một góc tí tẹo của Vũ trụ mà phải kinh hoàng sụp xuống thờ lạy Chúa Trời, còn ông SH thì chỉ tượng chượng rồi đặt giả thuyết mà chứng minh ầu, không lien lạc giữa những giả thuyết với kết luận.  Rồi đề xướng ầm ỉ với sách báo là không có Đấng Tạo Hóa.  Vì vậy cho nên, dầu không ai đả động đến một người tàn tật nhưng say mê khoa học ông cũng phải tự thú nhận và xin lỗi nhiều lần là mình sai nhầm, là lời mình nói vô lý hết sức, không thuyết phục người thông minh được, chỉ có người vô thần hay dại khờ mới nghe thì hớp hớp khoái tỉ tin liền.  Đó, lúc trước ông ta tuyên bố ầm ỉ, mấy nhà thông thái ở NASA cũng làm thinh.  Khi 1 lần ông thú nhận mình sai, hai lần thú nhận, bà lần cho là lý luận hay giả thuyết của mình vô lý không logique không thuyết phục được ai, trừ kẻ vô thần hay kẻ ngu dại, nghe nói khỏi cần suy nghĩ là vổ tay ào ào.  Rồi còn nói rằng


Giả thử bây giờ tôi nói nói rằng: Vũ trụ hoàn toàn tự duy trì hay không tự duy trì, có bờ bến hay không có bờ bến, có hoặc không có khởi đầu và kết thúc.  Thì tất cả đó chỉ là những giả thuyết tầm phào của tôi.  Các giả thuyết đó không thể nào được chứng minh và không hề có tí gì liện quan đến Đấng Sáng Tạo toàn năng làm nên cả; không có hoàn cảnh nào vắng bóng Đấng Đựng Nên cả.  Chỉ có những tài liệu khoa học của NASA là được khoa học chứng minh và các nhà khoa học NASA toàn là những nhà thông thái có tín ngưỡng cao sâu vào Thiên Chúa.  Đó chính là người hạnh phúc vui sướng cho công việc nghiên cứu của họ.  Pasteur đã nói “Một chút xíu khoa học, con người xa Đức tin vào Thiên Chúa, càng nhiều khoa học con người càng đến gần Thiên Chúa.”  Thật đúng là như vậy, bản thân tôi chứng minh điều nầy.

Ông SH là người bệnh tật, đầu óc có vẻ có vấn đề nên kém văn hóa.  Ông ta ỷ mình là GS Vũ trụ học lại kiêu ngạo dám đưa ra câu nói trước mặt Đức Giáo Hoàng trong kỳ Hội nghị khoa học ở Vatican. Trước mặt Đức giáo hoàng, Hawking tuyên bố :Vũ trụ có thể hoàn toàn tự duy trì, không có bờ bến, không có khởi đầu và kết thúc. Và nếu thật sự như vậy thì làm gì còn chỗ cho Đấng Sáng tạo”.

Có lẻ Đức Giáo Hoàng chỉ hiền lành mĩm cười và cầu nguyện cho ông.  Và chắc chắn các nhà khoa học khác bất bình, nhưng vì thể diện quốc gia Anh Quốc không ai lên tiếng phê bình làm chi con người tật nguyền có phản ứng kiêu ngạo.  Và rồi tự ông ta tự suy nghĩ sẽ biết mọi sai lầm ngay trong lý luận của mình chứ chưa nói đến sai lầm với Vũ trụ hay với Đấng Tạo Hóa làm chi.

Còn Tiếp

Trưng Triệu

Canada ngày 23/2/2013

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire