Nguồn gốc Việt Nam của tên 12
con giáp
(phần 2)
Nguyễn Cung Thông
nguồn:
khoahoc.net
1. Tổng quát
Từ phần
1, với một cách phân tích đơn giản ta thấy là 12 con giáp liên hệ đến cách gọi
tên con vật trong tiếng Việt qua 3 chi Mão/Mẹo/mèo, Ngọ/ngựa và Tý/Tử/chuột.
Các phần đầu 1, 2 có mục đích là giới thiệu tổng quát về tên 12 con giáp và đặt
nền tảng cho các phần sau chi tiết hơn (phần 3 về sau bàn về tên mỗi con giáp).
Người viết cố tránh dùng các thuật ngữ để cho dễ đọc và dễ cảm nhận hơn. Tiếng
chuông cảnh tỉnh mọi người về nguồn gốc phi-Trung-Hoa của tên con giáp
thật ra đã được giống lên từ những công trình khảo cứu ngôn ngữ học của vùng
Đông Nam Á từ thập niên 1930, bởi các tác giả nước ngoài, đáng lẽ phải từ các
nghiên cứu khảo cổ hay lịch sử và văn hoá dân gian của dân địa phương mới ‘hợp
lý’ và ‘hợp tình’. Nhưng có thể vì những cuộc chiến tranh tàn khốc trong khu
vực này trong cả thế kỷ qua nên không cho ra bao nhiêu kết quả chính xác. Thêm
vào đó là lịch sử rất lâu đời của vùng Đông Nam Á, cùng với nhiều đợt giao lưu
văn hoá qua đường biển cũng như trong đất liền, làm cho quá trình nghiên cứu
không được mấy dễ dàng. Điều đầu tiên là lập bảng so sánh tên 12 con giáp của
các ngôn ngữ trong vùng như sau. Để ý một nước có thể dùng nhiều bảng con giáp1
(VN có ít nhất là 3 bảng) và sự thay đổi nghĩa của một số chi như rồng trở nên
con naga (ảnh hưởng của Ấn Giáo, một loài vật huyền thoại nửa voi nửa rắn, có
khi nửa người nửa rắn, nửa người nửa tiên…), gà trở thành con chim (theo Tây
Tạng, gà thuộc vào loài chim – gà là con vật duy nhất có cánh trong 12 con
thú), sự phân biệt giống đực hay cái (gà trống, dê đực …) thay vì tổng quát, có
cả sâu bọ2, heo thành voi theo một cách ghi 12 con giáp của Thái
Lan, bị ảnh hưởng tiếng Phạn Nam/Pali. Pali hay tiếng Phạn Nam (phía Nam) có
gốc là tiếng Phạn Cổ (classical Sanscrit) nhưng đơn giản hơn, các kinh điển của
Phật Giáo đầu tiên được chép bằng tiếng Pali và truyền từ Sri Lanka đến Miến
Điện (Myanmar), Thái Lan, Kampuchia, Việt Nam (phần nhỏ) … thuộc phái Tiểu Thừa
(Theravada) so với phái Đại Thừa (Mahayana) truyền từ TH qua. Các ngôn ngữ dân
tộc thiểu số được dùng để so sánh hầu tìm ra các dây liên hệ như tiếng Saek
đang có hiểm hoạ diệt vong, thuộc dòng Thái-Kadai và chỉ dùng trong vài làng
bên Lào và Thái Lan. Tiếng Yay cũng giống như tiếng Dioi cùng thuộc dòng Thái.
Tiếng Ahom đã từng hiện diện ở Assam ,
bây giờ không còn nữa và chỉ dùng trong các hoạt động tôn giáo địa phương. Dân
tộc Ahom có gốc từ tỉnh Vân Nam ,
di dân xuống miền Đông Nam Á Châu và Bắc Miến Điện.
2. Bảng so sánh các tên 12 con
giáp Á Châu
Việt
(bảng 1)
|
Việt
(bảng 2)
|
Việt
(bảng 3)
|
Hán
(Bắc Kinh)
|
Quảng
Đông
|
Tý/Tí/Tử
|
Thử (D)
|
Chuột
|
Zĭ
|
zi2/ci2
|
Sửu
|
Ngưu/Ngâu
|
Trâu
|
Chŏu
|
Cau2
|
Dần
|
Hổ/Hùm
|
Cọp
|
Yín
|
Yan4
|
Mão/Mẹo
|
Thố/Thỏ
|
Mèo
|
Măo
|
Mau3
|
Thìn/Thần
|
Long
|
Rồng
|
Chén
|
San4
|
Tỵ/Tị
|
Xà
|
Rắn
|
Sì
|
zi6
|
Ngọ
|
Mã
|
Ngựa
|
Wŭ
|
ng2/ng5
|
Mùi/Vị
|
Dương
|
Dê
|
Wèi
|
Mei6
|
Thân
|
Khôi
(khọn)
|
Khỉ
|
Shēn
|
San1
|
Dậu
|
Kê
|
Gà
|
Yŏu
|
Jau5
|
Tuất
|
Khuyển
(Cẩu)
|
Chó
(Cầy)
|
Xū
|
Seot1
|
HợI
|
Trư
|
Heo
(Lợn)
|
Hài
|
Hoi6
|
Nhật
(on)
|
Nhật
(kun)
|
Đại
Hàn
|
Pali/Thái
|
Khme
|
|||||||
Ne
|
Shi
|
Ja
|
Musika
|
Jut
|
|||||||
Ushi
|
|
Chug
|
Pasu
|
Chiu
|
|||||||
Tora
|
In
|
In
|
Vyaggha/saddula
|
Kha1
|
|||||||
U
|
Bo
|
Myo
|
Sasa
|
Thoh
|
|||||||
Tatsu
|
Shin
|
Sin
|
Mahoraga
|
Rong
|
|||||||
Mi
|
Shi
|
Sa
|
Sappa
|
Msang
|
|||||||
Uma
|
Go
|
O
|
Turanga
|
Mami
|
|||||||
Hitsuji
|
Bi
|
Mi
|
Aja
|
Mame
|
|||||||
Saru
|
Shin
|
Sin
|
Makkata
|
Vok
|
|||||||
Tori
= con chim
|
Yu
|
Yu
|
Kukkuta
|
Raka
|
|||||||
Inu
|
Jutsu
|
Sul
|
Kukkura
|
Ca
|
|||||||
I
|
Gai
|
Hal
|
Kunjara=con
voi
|
Kur
|
|||||||
Tiếng
Saek cổ
|
Tiếng
Saek mới
|
Thái/Xiêm
(A)
|
Lào
|
Đài-Loan
|
|
||||||
Tii6
|
Suat5
|
Chuat3
|
Tiao
|
Chi2
|
|
||||||
Thriw3
|
Sa6luu1
|
Chaluu5
|
Pao
|
Thiu2
|
|
||||||
Rin4
|
Khaan1
|
Khaan5
|
Gni
|
In5
|
|
||||||
Meew3
|
Tho4
|
Tho2
|
Mao
|
mo
(tiếng Ngô)
|
|
||||||
Sin4
|
Ma6long4
|
Maroong1
|
Si
|
Sin5
|
|
||||||
Tii5
|
Ma6seng1
|
Maseng5
|
Sao
|
Chi7
|
|
||||||
Ngo5
|
Mamia4
|
Mamia1
|
Sa-nga
|
Ngou2
|
|
||||||
Muy4
|
Mame4
|
Mame2
|
Moth
|
Bi7
|
|
||||||
Thrin4
|
Vok5
|
Wook3
|
Sanh
|
Sin1
|
|
||||||
Raw3
|
La6kaa1
|
Rakaa1
|
Hao
|
Yu
|
|
||||||
Tut4
|
Cho1
|
Cho1
|
Zet
|
Sut1
|
|
||||||
Hơỵ
|
Kun6
|
Kun1
|
Khao
|
Hai7
|
|
||||||
Mường
(A)
|
Tiếng
Dioi
|
Tây
Tạng
|
Ahom
(B)
|
Tên
tháng (C)
|
|
||||||
Tí
|
Chaeu3
|
Dschiwa
|
Cheu
|
Shigar
(Sygar)
|
|
||||||
Khéu
(tlu/klu)
|
Piaou3
|
Lan
|
Plau
|
Kuman
(Imén)
|
|
||||||
Rân
|
Ngien2
|
Tag
|
Ngi
|
Ugur
|
|
||||||
Mêo
|
Maou3
|
Yo
|
Mao
|
Taushan
|
|
||||||
Sin
(hông/ròn)
|
Chi2
|
Drug
|
Shi
|
|
|
||||||
Tê
(sin/san)
|
Seu3
|
Dru
|
Sheu
|
Dilan
|
|
||||||
Ngo
|
Sa3
|
Ta
|
Shi-nga
|
Tuki
(Tykha)
|
|
||||||
Mùi
(bê)
|
Fat1
|
Lug
|
Mut
|
Téké
|
|
||||||
Thân
(vok)
|
San4
|
Dre
|
Shan
|
Bichin,
Michin
|
|
||||||
Râu
(ka)
|
Thou3
|
Dscha
(con chim)
|
Rao
|
Taguk
|
|
||||||
Tât
(cho)
|
Seưt1
|
Kyi
|
Mit
|
It
|
|
||||||
Hơi
(kui/kun/kul)
|
Kaeu3
|
Pag
|
Keu
|
Shushma
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(A) thoạt xem tên 12 con giáp bằng tiếng Thái (tên gọi chính
thức/formal names) ta thấy rất gần với nghĩa chúng qua tiếng Việt ! Thí dụ như
tý/tí/tử là chuat3 hay chuat3 (3 nghĩa là falling tone, thanh điệu thứ 3 đi
xuống gần như dấu huyền tiếng Việt, trong phần này không ghi thanh điệu cho đơn
giản) - dạng chuat3 rất gần với chuột tiếng Việt – tuy nhiên, chuat lại không
có nghĩa con chuột trong tiếng Thái (mà là nuu). Điều này cho thấy rằng tiếng
Thái đã mượn từ các tên tiếng Việt, cũng như các dạng khan (kễnh, cọp – năm cọp
chính thức gọi là bpee khan nhưng thông thường hơn là bpe seuua), roong1
(rồng – năm rồng chính thức gọi là bpee ma roong1 hay thông thường hơn là bpee
nguu yai, nguu là con rắn), rakaa1 (gà – năm gà chính thức gọi là bpe rakaa1
nhưng thông thường hơn là bpee gai) …v..v.. Chính các tên gọi của Thái là chiếc
cầu nối giữa tiếng Việt, Cổ Việt, Mường, Hán Việt : cũng như Cha luu5 là
một dạng khác của k-lu (biến âm k-ch/gi- như Bắc Kinh/Beijing, kông/klông/giang
đã ghi lại nhiều lần trong các bài viết trước – xem bài “Nguồn gốc nhóm từ sông
Cửu Long” cùng tác giả), klu hay tlu (Mường) chính là tru/trâu tiếng Việt,
kbây, krobây (Khme)…. Trâu, bò không có dạng này trong tiếng Thái hiện
tại, năm sửu chính thức gọi là bpe cha luu5 so với cách gọi bình dân là bpee
wuaa, wuaa hay khoh chỉ con trâu, bò … Còn biến âm kl-s còn thấy khi so sánh
tiếng Mường và Việt : klu-sửu (trâu), klong-sông, khláng-sáng3
(Mường Poọng, khlau/krau-sau (Mường Hung), khlt/klăt-sắt, kru-sâu (Mường Uý Lô)
…. Có khi âm –l- mất hẳn để cho các dạng khang-sang, khao-sao4 …Trở
lại với các cách gọi tên 12 con giáp trong cùng một ngôn ngữ, cách gọi chính
thức được người viết xếp vào loại ‘bác học’ (BH) vì cần phải học mới biết rõ
ràng so với cách gọi ‘bình dân’ (BD) qua các tên con thú. Sự phân hoá thành ra
ít nhất hai loại văn chương BH và BD không chỉ xẩy ra qua khung cửa của tên 12
con giáp, nhưng còn làm cho vốn từ Hán Việt và Việt thêm phong phú.
(B) theo bài “A note on the origin of the Chinese duodenary
cycle” của Jerry Norman đăng trong cuốn “Linguistics of the Sino-Tibetan area –
the state of the art” 1985, bài này ghi lại và bàn thêm về các dữ kiện từ bài
“L’origine du cycle des douzes animaux au Cambodge” viết từ năm 1935 bởi George
Coedès.
(C) Theo tài liệu đăng trên mạng Internet của Wikipedia, chủ
đề Chinese Astrology – tên các tháng của dân tộc Hung (Hunnish) hay dân tộc
Thổ-Bungari (Turkic Bulgarian) có nhiều trùng hợp với tên 12 con giáp – có lẽ
đây là các dân tộc ở xa TH nhất trên phương diện địa lý mà vẫn dùng hệ thống
này (so với Nhật, Lào, Thái Lan, Viêt Nam…) và có thể qua con đường buôn bán tơ
lụa (the Silk Road). Tiếng Hung hay Thổ-Bungari không liên hệ gì đến tiếng TH
hay ngữ hệ Hán-Tạng. Các tên tháng theo thứ tự có nghĩa là con chuột, trâu, cọp
… đến con heo rừng cũng như thứ tự và tên 12 con giáp TH.
(D)
Người viết chưa từng thấy bảng tiếng Việt này – cho tới khi đọc cuốn
“Encyclopaedia of Asian Civilisation” – NXB Louis Frédéric (1984), Éditions Jean-Michel Place .
Chú ý các từ thử HV dùng để gọi chuột, khôi để gọi Thân…
(E)
Theo tác giả William G. Boltz trong bài viết “The Old Chinese Terrestrial rames
in Saek” (in trong cuốn “Studies in the Historical Phonology of Asian
Languages” chủ biên William G. Boltz và Michael C. Shapiro, NXB John Benjamin,
1991) thì các ngôn ngữ Lu và Pu-Yi (đều thuộc dòng Thái) có các dữ kiện sau
(tóm tắt lại với các số đứng sau chỉ thanh điệu)
Tên
Tý Sửu
Dần Mão
Thìn Tỵ Ngọ
Mùi Thân
Lu
tsai3 pau3
ji2 mau3
si1
sai3 sa-nga4
met6 san1
Pu-Yi
tsai3… pau3 jin2…. mau4
tsi2
si3
sa4/tsa3… vat8 san1
Tên Dậu
Tuất
Hợi
Lu
hrau1
set5
kai4
Pu-Yi ju4/zu4…
sat7/sut7… kai4/ka4..
3. Các giả thuyết dựa
trên ngôn ngữ học
Nguồn gốc tên 12 con
giáp đã được nhiều học giả ngoại quốc nghiên cứu : George Coèdes (1935)
sau khi so sánh tên 12 con giáp5 của Xiêm và Kampuchia đã đi đến kết
luận là chúng có nguồn gốc tiếng Mường Cổ. Ộng đã viết nhiều về các ảnh hưởng
của nền văn minh Ấn Độ trong vùng Đông Nam Á, tuy nhiên không đưa ra một liên
hệ gì về tên 12 con giáp với Ấn Độ. Học giả TH Li Fang-Kuei (1945)
chuyên khảo về tiếng Thái6 đã phân tách thập can và thập nhị chi qua
các ngôn ngữ Thái và đưa ra nhận định rằng tiếng Thái vẫn còn duy trì một số
phụ âm Hán Cổ như pl-, zng-, sm- tuy không nhất quyết xác định được nguồn gốc
tên 12 con giáp từ đâu ra. Sau đó là các công trình của học giả Paul K.
Benedict, vào năm 1967 ông đề nghị thập nhị chi có nguồn gốc Nam-Thái
(Austro-Thai)7 trong bài viết về Văn Hoá và Ngôn Ngữ Nam-Á, và dựa
trên các liên hệ của âm ngựa (Ngọ), chó (Tuất) và heo (Hợi). Năm 1975,
ông viết cuốn “Austro-Thai Language and Culture” khai triển các ý từ những năm
trước. Ông đưa ra các dữ kiện của các ngôn ngữ địa phương để đi đến kết luận
rằng tiếng TH đã mượn một số tiếng Nam-Thái như trứng, gà, ngựa, yên (ngựa),
cỡi ngựa, voi, ngà, lợn (heo), thỏ, trâu bò … nuôi lấy thịt, ong, mật, gạo,
mía, muối …v…v… và điều đáng chú ý và oái ăm là sau đó, các ngôn ngữ vùng Đông
Nam Á đã phải mượn lại các từ ngữ mà mình cho TH mượn trước kia ! Thí dụ như
các từ trà, giấy … Cũng theo Benedict thì có những tính chất đặc thù bắt nguồn
từ văn hoá Nam-Thái như phép tính 12 con giáp mà nhiều người tưởng là của TH.
Ông ghi nhận rằng chữ ngựa trong tiếng Lê (Li, dân bản xứ đảo Hải Nam) là
nga/ka và là một bằng chứng là mã và ngựa có liên hệ, sau khi so sánh và đề
nghị dạng âm cổ phục hồi của ngựa trong tiếng Inđônêsia và Mã lai là *t’anga,
tác giả đề nghị âm cổ Nam-Thái là *sanga. Cuối cùng kết luận bằng cách đưa ra
một giả thuyết rằng có thể một ngôn ngữ cổ Nam-Thái đã từng hiện diện trong
vùng Đông Nam Á, mà ông gọi là AT-x và đã cho TH mượn nhiều từ căn bản. Tác giả
Jerry Norman (1985) cũng dựa vào các dữ kiện từ tiếng Thái, Hán Việt,
Việt và TH, Mường để chứng minh rằng tên 12 con giáp có nguồn gốc từ phương Nam
(Austroasiatic, Nam Á). Ngoài 3 từ Ngọ, Tuất, Hợi, Norman8 còn liên
hệ 4 từ Sửu, Thìn, Mùi, Dậu với các tiếng phương Nam – bài viết trên thật ra là
từ một bài viết cùng với tác giả Mei Tsu-Lin (1976) về các từ TH có
nguồn gốc phương Nam. Các tác giả đã đi đến một kết luận là chủ nhân tên 12 con
giáp có thể đã ở khu vực bờ biển Đông Nam TH, và có thể là các nước Ngô hay
Việt thời xưa. Gần đây hơn, trong bài viết về 12 con giáp của William G. Boltz9
(1991), ông ghi lại một số bảng so sánh gồm có các tiếng Saek, trích từ
tài liệu của giáo sư William Gedney (1982). Sau khi phân tích các dữ kiện, tác
giả kết luận rằng bảng 12 con giáp của tiếng Saek Cổ (mà Gedney chép lại) là
vay mượn từ TH, có lẽ khoảng 200 hay 600 năm sau Công Nguyên (SCN), và 12 con
giáp VN có lẽ mượn sau đó nữa (thời kỳ Late Middle Chinese). Từ năm 2000,
người viết10 đã cho ra các bài (kết hợp từ nhiều năm trước) bàn về
tên 12 con giáp để cho thấy nguồn gốc VN. Các tác giả trước đây không ai đề
nghị nguồn gốc VN của 12 con giáp, có lẽ gần nhất là tiếng Mường Cổ mà
thôi. Thêm vào đó là những học giả ‘có uy tín’ trong nước như Trần Trọng Kim,
Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn … cũng như các học giả TH đều viết nhiều về văn hoá
VN nhưng đều hàm ý nguồn gốc TH của 12 con giáp, tuy không ai dựa trên dữ kiện
ngôn ngữ học cả và đa số dựa trên tài liệu lịch sử và văn chương cổ điển. Ngôn
Ngữ Học nói chung, và Âm Ngữ Học Lịch Sử (Historical Phonology) nói riêng là
những ngành học khá mới mẻ ở VN và TH. Như đã viết ở phần 1, ta đã thiết lập
liên hệ Mão/Mẹo/mèo, Ngọ/ngựa và Tý/Tử/chuột. Dựa vào cách cấu tạo chữ Hán,
cũng như kết quả mà các tác giả phần trên đã dầy công nghiên cứu, ta có thể
khám phá thêm một số chi tiết mà các vị trên chưa biết tới, có lẽ vì không biết
đến tiếng Việt Cổ chăng ? Thí dụ như chi thứ 9 là Thân có liên hệ gì đến con
khỉ VN ? Nếu ta xem cách viết chữ Thân viết bằng bộ điền với nét giữa
dài hơn, giọng BK bây giờ là shēn (viết theo pinyin), được phục hồi âm cổ với
dạng *khrin (Li Fang-Kuei 1971, William Boltz 1991), hay dạng *hljin (William
Baxter11 1992 - để ý phụ âm r và l dễ hoán chuyển cho nhau). Nếu xem
cách viết chữ khôn (một trong bát quái, một căn bản của Kinh Dịch có từ
thời Thượng Cổ) thì ta thấy bộ thổ hợp với chữ Thân hài thanh (HT). Đây là liên
hệ trực tiếp giữa Thân và khôn, tuy nhiên tiếng Việt Cổ có chữ khọn là
con khỉ12 (theo “Đại Nam Quốc Âm Tự Vị”/ ĐNQATV, Huỳnh Tịnh Của,
1895 - lặp lại trong cuốn “Từ Điển Từ Việt Cổ”, Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện
2001). Thành ra Thân chính là khỉ, tiếng Việt Cổ, dầu rằng biến âm th-kh
rất hiếm13 vì âm thanh thay đổi qua hơn hai ngàn năm từ một gốc
chung, sau đó lại gặp nhau trong tiếng Việt - so với liên hệ rất thường gặp từ
tiếng TH qua tiếng Việt như sh-th của shuĭ BK/thuỷ HV (nước), shén/thần,
shèn/thận (- trọng), shěn/thẩm (biết), shàn/thiện, shí/thập, shì/thích, shù/thụ
(cây)…phản ánh quá trình tiếng TH nhập vào tiếng Việt thời Đường Tống một cách
có hệ thống hơn. Tàn tích của biến âm th-kh còn thấy trong tiếng Việt như
khoá/toả, khâu/thêu, khắp/tạp … Còn Dần có dính líu gì đến cọp ? Dần HV
viết bằng bộ miên, giọng BK bây giờ là yín, jan4 QĐ, Hẹ là jin2, rin2 –
xem cách viết cổ thì thấy hình mái nhà (bộ miên) với một người ở trong đang
dâng lễ vật bằng hai tay đưa lên (hàm ý cung kính). Thật ra nghĩa thông dụng
của dần trong tiếng TH hiện đại là kính trọng. Các âm tương ứng với yín BK bây
giờ trong tiếng Việt thường là d- như yín (dâm), yíng (doanh), yóu (du), yòu
(dụ) … tuy nhiên có những trường hợp yín BK tương ứng với âm ngạc sau
(postpalatal) như yín/ngân (bạc), yín/ngâm (vịnh) … và yínyín là tiếng chó sủa
(so với tiếng Việt ‘gấu gấu’) ..và đôi lúc mất hẳng âm đầu đi như yìn/ẩn,
yīn/âm (lặng im) : âm viết bằng bộ khẩu hợp với chữ âm (thanh) HT hay bộ
nạch (bệnh) cho thấy tiếng Việt còn duy trì dạng cổ hơn, đó là câm với
âm ngạc sau k- , so với một cách đọc QĐ là ngam1- các dạng tương đương khác
đáng chú ý là khản, khàn, khan. Các biến âm trên xẩy ra trong một thời
gian rất dài, tuy nhiên khác với âm d- HV nhập vào tiếng Việt một cách có hệ
thống hơn. Với cùng một nghĩa (dần,kính,cẩn), và dựa trên tàn tích của âm ngạc
sau trong tiếng Việt (chứ không phải tiếng HV) cho ta đến một dạng âm cổ phục
hồi của Dần là *kan, dạng này phù hợp với các dạng14 bây giờ của Dần
trong tiếng saek, Thái, Khme … Nhưng liên hệ trong tiếng Việt và HV còn
có a-e hay a-ê như hạ-hè, trà-che, hoạ-vẹ … và phá-bể, giá-kệ/kê, gà-kê … Thành
ra *kan có thể là *kên hay *kênh. Dạng phục hồi *kênh tương ứng với tiếng Việt
Cổ kễnh chính là con cọp, như vậy ta có liên hệ giữa tên con giáp Dần và
tên con cọp. Câu ca dao sau nói lên phần nào vai trò con mèo (Mão/Mẹo) và kễnh
trong văn hoá dân gian
“Mèo tha miếng thịt xôn xao
Kễnh tha con lợn thì nào thấy chi”
Ý tứ và cách dùng các
con vật như mèo và kễnh như trong ca dao của VN trên thật là xa lạ với văn hoá
TH. Qua các phân tách sơ khởi trên - và chỉ qua 6 liên hệ Mão/Mẹo/mèo,
Ngọ/ngựa, Tý/Tử/chuột, Thân/khọn (khỉ), Dần/kễnh (cọp), Sửu/tlu (trâu) – ta
thấy tên các con giáp càng gần gũi với tộc Việt hơn. Các lý giải phần sau sẽ
cho thấy rõ hơn nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp sau khi đã tháo gỡ các
lớp bụi thời gian cũng như cạo đi các lớp son phấn vô tình hay cố ý mà người
xưa để lại trong ngôn ngữ.
4. Phụ chú
(1) Ta thường nghe
nói tuổi chuột, tuổi con chuột hay tuổi Tý … các cách nói này đều cùng nghĩa là
năm sinh vào năm con chuột (năm Tý). Thành ra có thể có nhiều bảng cùng chỉ 12
con giáp trong ngôn ngữ, từ tiếng HV đến tiếng ‘thuần Việt’ cho thấy sự phân
cực thành văn chương BH so với BD…v…v… Lê Quý Đôn (1726-1784) trong “Vân
Đài Loại Ngữ” (người viết có hai bản dịch : Trần Văn Giáp, NXB Văn Hoá Thông
Tin 2006 và bản của các tác giả Phạm Vũ, Lê Hiền do Nhà Sách Tự Lực in) cũng
không đề cập đến mèo mà ghi Tý là thỏ, điều này cho thấy hoàn cảnh phức tạp khi
dùng tài liệu TH, nhiều khi không hợp với cách dùng thông thường của đa số quần
chúng (văn chương BD). Trong cuốn tự điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1651)
ra đời trước “Vân Đài Loại Ngữ” khoảng hai trăm năm, tác giả đã ghi nhận giờ
mẹo là giờ mèo (con mèo). Nhìn bảng so sánh trên qua tiếng Saek Cổ và hiện đại,
ta thấy Mão/Mẹo hiện diện trong ngôn ngữ cổ hơn, như thỏ (nhập từ tiếng TH) bắt
đầu có mặt trong tiếng Xiêm . Trên phương diện tín ngưỡng dân gian, có người
tin rằng có những tuổi hợp và khắc nhau (tạo ra bao nhiêu tình duyên ngang
trái) kết hợp thành nhiều trường phái ‘bói toán’, chỉ làm tên 12 con giáp ở sau
‘hậu trường’ trở nên ‘bất tử’ mà thôi.
(2) Theo tác giả
Thường Tuấn (Đại Học Thượng Hải) trong cuốn “Văn Hoá về 12 con giáp”, NXB Tổng
Hợp Thành Phố HCM, 2005 thì 12 con giáp đã có trước đời Hán, nhưng từ các dân
tộc thiểu số. Như cuốn “Nhật Thư” của Tần Trúc Giản được khai quật vào năm 1975
ở Hố Bắc cho thấy 12 con giáp đã lưu truyền từ thời kỳ Tiên Tần và dùng để bói
toán. 12 con giáp gồm có chuột, trâu, cọp, thỏ (khuyết), sâu bọ, hươu …
(3) Theo “An Nam Dịch
Ngữ” Vương Lộc giới thiệu và chú giải, NXB Đà Nẵng, Trung Tâm Từ Điển Học - Hà
Nội – Đà Nẵng 1995.
(4) Theo “Từ Điển
Mường-Việt” Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi chỉ, Hoàng Văn Hoành (2002) – NXB
Văn Hoá Dân Tộc – Hà Nội.
(5) “L’Origine du
cycle des douzes animaux au Cambodge” tác giả George Coèdes viết trong Toung
pao XXXI (1935), trang 315-329. Ông có nhiều khảo cứu về ảnh hưởng văn hoá Ấn
Độ trên vùng Đông nam Á như qua bài “Inventaires des Inscriptions du Champa”
từ nă m 1908 (BEFEO VIII) và cuốn “The Making of South East Asia” (tựa đề
nguyên thuỷ là “Les Peuples de la Péninsule Indochinoise” Paris 1962) dịch ra
tiếng Anh bởi giáo sư H. M. Right, University of California Press 1966.
(6) “Some Old Chinese loan
words in the Tai languages” bài viết của giáo sư Li Fang-Kuei trong bộ ‘Harvard
Journal of Asiatic Studies’ 8:333-342 (1945)
(7) “Austro-Thai Language and
Culture” (1975) tác giả Paul K. Benedict bổ túc bài viết từ năm 1967 thành sách
đề nghị họ (ngữ hệ) Nam-Thái trong vùng Đông Nam Á đã cho văn hoá TH mượn nhiều
từ mà ít người biết đến.
(8) “A note on the origin of
the Chinese duodenary cycle” bài viết của Jerry Norman (1985) trong cuốn
‘Linguistics of the Sino-Tibetan area – the state of the art’ (Pacific
Linguistics, Series C – No. 87). Một học giả chuyên về tiếng Hán Cổ, đã từng
viết cuốn “Chinese” khá phổ thông (NXB Cambridge University Press,
1988)
(9) Xem ghi chú (C) phần 2 bên
trên.
(10) “Tiếng Việt Tuyệt Vời
– âm m trong tiếng Việt” Nguyễn Cung Thông (1996) xuất bản ở Melbourne (Úc).
Cuốn sách ghi lại hiện tượng m chỉ các bộ phận trên mặt con người thường bắt
đầu bằng âm môi m : mắt-mặt-má-môi-miệng-mồm-mõm-mụn-mí .mi, mày, mép … Tiếng
Mường cũng có hiện tượng m y như tiếng Việt, thêm vào đó là các từ chỉ người
Mường như mường, mol cho thấy một liên hệ đặc biệt đến âm m. Hiện tượng m là
một cánh cửa hé mở cho thấy tiếng Việt có thể thuộc vào họ Môn-Khme gồm có
nhánh Việt-Mường. Vị trí của tiếng Việt Cổ và ngữ hệ là một yếu tố quan trọng
để tìm về nguốn gốc tên 12 con giáp, nhớ rằng cách đây trên 2000 năm tiếng Việt
(Cổ) rất khác tiếng Việt hiện đại. Ngoài ra, đầu năm 2006 ở SàiGòn, người viết
cho ra lò cuốn “Nguồn Gốc tên 12 con giáp – và các liên hệ Việt, Hán
Việt với ngôn ngữ láng giềng qua tiếng nói - Tập 1” được phát hành rất giới
hạn. Cuốn này là tập hợp nhiều bài viết trong nhiều năm trước và làm căn bản
cho các bài viết này.
(11) “A Handbook of Old Chinese
Phonology” tác giả William H. Baxter, NXB Mouton De Gruyter (1992).Tác giả dùng
các vần trong Kinh Thi để phục hồi âm Hán Cổ. Các cuốn “Middle Chinese : a
study in Historical Phonology” (1984) và “Lexicon of reconstructed
pronunciation in early Middle Chinese, late Middle Chinese and early Mandarin”
(1991) của Edwin G. Pulleyblank dùng làm tài liệu chính cho sự so sánh và phục
hồi âm cổ tiếng Hán. Truyền thống phục hồi âm cổ dựa vào âm vận của Kinh Thi,
Thiết Vận … bắt đầu khởi sắc từ các công trình nghiên cứu về âm Hán Cổ của
Bernhard Karlgren từ năm 1915 (bài viết ‘Études sur la phonologie chinoise’
cũng là Luận án Tiến Sĩ của ông tại đại học Uppsala dựa vào “Thiết Vận” để phục
hồi âm Hán Cổ) đến 1974 (bài ‘The book of Odes : Chinese text, transcription
and translation”), nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là cuốn “Grammata serica recensa”
(1957). Để ý rằng các học giả trên đều đến từ nước ngoài TH như Baxter (Mỹ),
Pulleyblank (Canada), Karlgren (Thuỵ Sĩ) … Có lẽ là người “phương xa” và với
cách nhìn khách quan, khoa học hơn nên kiến thức về tiếng Hán Cổ gia tăng rất
nhanh so với quá khứ.
(12) ĐNQATV (1895) ghi ‘làm
tuồng mặt con khọn’, ‘làm con khọn (làm chẳng nên sự gì)’. Tự điển
Việt-Hoa-Pháp (1937) của Gustav Hue cũng còn ghi nhận nghĩa này. Chữ Thân
thường được dùng làm thành phần HT trong cách thành lập chữ Hán như hợp với bộ
nhân nghĩa là suy rộng ra, hợp với bộ khẩu là rên la … thường đọc là shēn BK,
nhưng hợp với bộ thổ thì lại đọc là kūn BK (khôn), hợp với bộ đại là yăn BK
(yểm HV) và hợp với bộ vũ cho ra chữ diàn BK (điện HV).
(13) Tương quan giữa các từ HV
như thân-cận-gần, thận-cẩn (thận trọng, cẩn trọng, cẩn trọng), thiên-kiên,
thì-thị-kỷ … tuy cách viết khác nhau nhưng đọc giống và nghĩa cũng gần nhau –
có thể là tàn tích của liên hệ th-k/kh HV hay sh-kh BK thời Tiên Tần trước khi
các chữ viết được thống nhất. Có thể chúng có cùng gốc nhưng vì sự phát triển
của ngôn ngữ và biên gìới (thêm các tiếng địa phương) nên mang những dạng khác
nhau để phù hợp với các chức năng mới. Ta thấy một khuynh hướng tương tự khi so
sánh tiếng Mường và tiếng Việt : khầng-sừng, khảu-sáu, khay-say, khàinh-sườn,
khã-sữa, không-sông …(sđd). Nếu tiếng Mường bắt đầu tách khỏi tiếng Việt sớm
nhất từ thời Hán thì phù hợp với tương quan shēn-kūn BK đã nói ở trên trong
tiếng Hán Cổ.
(14) Dần có thể coi như tương
đương với kính (jìng BK) như cách viết cổ cho thấy – thành ra *kinh có thể là
một dạng âm cổ phục hồi – và cũng liên hệ đến kễnh như trên. Jìng BK viết bằng
bộ khuyển hợp với chữ cánh HT, là kính HV, nghĩa là một loài hổ dữ tợn
đến nỗi ăn thịt mẹ nó sau khi sinh ra ! Theo người viết, kính có thể liên hệ
đến kễnh. Ngoài ra, trong tiếng TH hiện nay có một chữ rất hiếm viết bằng bộ hổ
hợp với chữ khứ (đã qua, đi), giọng BK bây giờ là kǎn , hǎn, QĐ ham2 … có nghĩa là loài
hổ trắng, hổ giận dữ, tiếng hổ gầm … Có thể là tàn tích của khan/kan hay
kễnh. Một chữ cũng rất hiếm là khư viết bằng bộ khẩu hợp với chữ khứ nghĩa là
ngáp, qū BK, keoi1 QĐ và Hẹ ki1, kiap7 …cho thấy tàn tích các âm ngạc sau còn
được duy trì trong tiếng địa phương (Nam TH). Như đã nói trong bài viết trước
(phần 1), các từ có nguồn gốc phương Nam không được dùng và trở nên đào
thải trong vốn từ TH hiện đại. Một trong những cách nghiên cứu về nguồn gốc tên
12 con giáp là tìm ra những từ Hán Cổ hiếm hay rất ít khi dùng để xác định âm
và nghĩa gốc khi so sánh với các ngôn ngữ phương Nam .
Oan
|
Thố/
thỏ
|
Miễn
|
Miễn
|
Miễn
|
|
|
(từ
bỏ)
|
(gắng)
|
(thỏ
con)
|
冤
|
兔
|
免
|
勉
|
女勉
|
(5) Nguồn gốc oan trái của tên 12 con giáp
Sau khi đã lượt qua các tương
ứng giữa tên Hán-Việt/HV của 12 con giáp và tên gọi các con thú trong tiếng
Việt, ta thấy một liên hệ rất rõ nét. Đây thật là một sự khám phá bất ngờ so
với đa số quan niệm từ trườc đến giờ (qua bao ngàn năm) và từ Đông sang Tây
rằng tên 12 con giáp có nguồn gốc TH. Nguồn gốc oan trái này lại thêm oái ăm
khi chính nguồn gốc chữ oan HV cho ta một cách chứng minh về chủ nhân
của tên 12 con giáp. Như đã viết nhiều lần, tên 12 con giáp của VN khác với TH
và dĩ nhiên các nước Á Châu khác (bị ảnh hưởng của TH) ở chỗ chi Mão/Mẹo chỉ
con mèo chứ không phải con thỏ. Điều này được xác định rõ ràng từ thời Vương
Sung (sinh năm 27- chết năm 97 đời Hán, thiên Thiên Sinh Luận của “Luận Hành” )
liên tục cho đến nay. Như vậy nếu ta có thể chứng minh rằng chi Mão/Mẹo đã từng
chỉ con mèo, thì bài ‘toán đố nguồn gốc tên 12 con giáp’ đã có được một lời
giải rồi, không cần phải so sánh và khôi phục từng âm cổ cùng phân tách các chữ
viết thời thượng cổ. Chữ Oan HV viết bằng bộ mịch (bao trùm lấy) hợp với chữ
thố ở dưới, giọng Bắc Kinh/BK bây giờ là yuān là một dạng của wan (‘quan’ đọc
theo giọng Nam ,
hay oan). Có hai cách giải thích về cách cấu tạo chữ oan : thứ nhất là nắp đậy
biểu thị sự giới hạn đi lại của con thỏ do đó hàm ý oan trái cho con thỏ bị
giam lại. Cách thứ hai dựa vào sự viết giống nhau giữa chữ thố và chữ miễn –
hai chữ này không có sự phát biệt trong văn tự cổ thời Xuân Thu (770-476 TCN,
theo cuốn “Ngữ Lâm Thú Thoại” Triệu Bá Bình, Thời Học Đưòng chủ biên 2005, NXB
Văn Hoá Thông Tin). Chữ thố có thêm một nét (dấu phẩy) để chỉ cái đuôi con thỏ.
Hai chữ bây giờ chỉ khác nhau có một nét nhỏ nhưng đọc và nghĩa khác nhau rất
nhiều. Tuy nhiên, chữ thố trong bia khắc thời Hán và chữ miễn trong đề tự khắc
hoạ ở nhà thờ Vũ Lương thời Đông Hán đều nói “Thần phục kiếm từ, dĩ thố kỳ tử”
(dĩ miễn kỳ tử hay dĩ miễn kỳ tử là khích lệ con cái, sđd). Miễn HV hay vấn HV
(biến âm m-v) đọc là miăn, wèn BK bây giờ so với min5, man6 Quảng Đông/QĐ.
Thành ra miễn và thố không những cùng cách viết mà cùng âm đọc
giống nhau thời Xuân Thu, hay người xưa đã dùng âm đọc miễn để biểu thị chữ oan
(thành phần hài thanh/HT). Do đó oan là bị nắp đậy và nhận oan khuất, chịu oan
vậy. Theo người viết thì miễn còn là một dạng cổ của mãn – trong vốn từ
hiện tại của tiếng TH không còn dùng nữa, mà tiếng Việt (Cổ) nghĩa là con mèo.
Nghĩa này được ghi trong tự điển Việt-Hoa-Pháp (Gustave Hue, 1937) và Việt Nam
Tự Điển (1954). Thật ra có những chữ rất hiếm như man viết bằng bộ khuyển hợp
với chữ man HT (tần số dùng là 9 trên 171894734) hay bộ trĩ hợp với chữ man HT
… đều đọc là man, đều có nghĩa là con mèo hoang (lynx, theo Wieger trong
“Chinese Characters”). Thành ra, man hay mãn đã từng hiện diện trong tiếng TH
và có nghĩa là con mèo., và thố đã từng đọc giống như vậy. Tại sao thố lại đọc
giống như mèo (miễn ở trên, hay miêu HV bây giờ) ? Có thể là hình dạng và thể
chất giống nhau nên khi khắc hay viết rất khó phân biệt chăng ? Nhất là thời
Xuân Thu khi chữ viết TH còn lộn xộn và có nhiều chữ tượng hình hơn lúc nào hết
? Đến thời Tần Thuỷ Hoàng (221-207 TCN) thì thừa tướng Lý Tư mới bắt đầu thống
nhất các cách viết. Biến âm -iê- và –a- ít thấy như trường hợp miên-man còn tàn
tích trong các từ kiền-can, miên-man-mên (như Cao Miên là Cao Man/Cao Mên),
triều-trào, hiệp-hạp-hợp, kiêu-cao, yên-an, hiếu-háo, di-dái, dị-dài, phi-bay,
chỉ-giấy, vi-vây … đây là khuynh hướng biến nguyên âm trước (front vowels)
thành những nguyên âm sau (back vowels) và mở rộng/tròn miệng hơn. Phụ âm mũi ở
cuối –n của mãn đã mất đi để ta có Mão/Mẹo/mèo : khuynh hướng đơn giản hoá này
(contraction) thường gặp trong tiếng Việt và tiếng TH như chun/chui, miến/mì,
bác/bá, hùm/hổ, anh ấy/ảnh … wàn/mò BK (muôn/vạn/man), màn/mò BK (màn che)
míng/mì BK (u ám, tối), shăn/xiàn/xiá BK (Thiểm, tỉnh Thiểm tây) …v..v.. Ngay
chữ mội HV (nghĩa là dơ bẩn) viết bằng bộ thuỷ hợp với chữ miễn
HT còn có thể đọc là miễn - giọng BK bây giờ là měi, mán, măn, màn so
với giọng QĐ mui5 … cho thấy khuynh hướng rút gọn âm cuối. Do đó ta có
thể giải thích liên hệ mãn/Mão/Mẹo/mèo. Còn thanh điệu thì phức tạp hơn, nhưng
để ý một chữ đã hiện diện rất lâu đời trong tiếng Việt là mộ, mồ, mô và mã HV
(mù, mú BK) : bốn thanh điệu cho thấy chuỗi dài thời gian đã trải qua cũng như
bốn thanh điệu của mãn/Mão/Mẹo/mèo và meo (tiếng kêu của con mèo), so với
ngấm/ngẫm/ngầm/ngâm và ngậm (hàn, hàn BK hàm HV). Một điểm đáng chú ý là một
cách ghi âm miễn, miện, mãn/vãn (hay miăn BK) là dùng chữ miễn (tránh khỏi)
trong cách thành lập các chữ Hán, thì dụ như miễn (chữ miễn hợp với chữ lực
nghĩa là khuyên cố gắng), vãn (bộ thủ hợp với chữ miễn, nghĩa là kéo lại - biến
âm m-v), vãn (bộ nhật hợp với chữ miễn, nghĩa là buổi chiều) …. Còn thố (tù BK)
không thấy dùng làm thành phần HT trong vốn từ TH hiện đại trừ cỏ thỏ ti (thỏ
ti tử) viết bằng bộ thảo hợp với chữ thỏ dùng làm thuốc. Miễn viết bằng
bộ nữ hợp với chữ miễn (gắng) là một chữ rất hiếm thấy, nghĩa là thỏ con,
đây là một gạch nối giữa miễn và thỏ được thấy trong cách viết cổ. Ngoài ra một
chữ Hán rất hiếm nữa viết bằng bộ khẩu hợp với chữ diện (mián BK, HT) cũng
tương đương với chữ miễn viết bằng bộ khẩu hợp với chữ miễn HT cho thấy cách
đọc chữ miễn thời xưa. Thỏ rất gần gũi với tộc Hán, khác với mèo (xem bài viết
riêng về chi Mão/Mẹo cùng tác giả) trong văn hoá dân gian của tộc Việt : cả hai
con đều mang vài đặc tính tiêu cực phản ánh qua ca dao tục ngữ như “ăn như mèo
ngửi”, “nhát như thỏ đế” … chứ không tao nhã như “ngọc thỏ” (con thỏ ngọc chỉ
mặt trăng), hay “..mang giầy thỏ, chạy được nhanh..” trong văn hoá TH.
Tóm tắt các dữ kiện ngôn ngữ
trên ta thấy thỏ có thể được dùng để thay cho mèo thời Tiên Tần để gần với dân
tộc Hán hơn, rồi càng ngày 12 con giáp càng được dùng trong các hoạt động bói
toán và tín ngưỡng, chiếm một địa vị quan trọng trong các nền văn hoá Á Đông –
xa hẳn với tên các loài cầm thú đã tạo ra chúng. Điều này là một hiện tượng rất
tự nhiên của ngôn ngữ cho thấy tính chất quy ước của con người khi sống
chung với nhau. Chính vì tiếng Việt còn duy trì con mèo cho chi Mão/Mẹo (qua
khẩu ngữ) mà ta có thể lập luận rằng nguồn gốc tên 12 con giáp chính là từ
tiếng Việt Cổ, ít nhất là vào thời Tiên Tần. Các cách viết chỉ là những ký hiệu
ghi nhận lại âm đọc thời bấy giờ mà thôi. Không biết có phải Tàu mượn thẳng từ
tiếng Việt Cổ qua giao lưu văn hoá với nhóm Bách Việt, khi nhóm Bách Việt còn
hùng mạnh, nhớ là tộc Việt thuộc vào nhóm Bách Việt cũng như các nhóm Hẹ, Tiều
… đã phải di chuyển đến các miền biển vì áp lực phương Bắc quá mạnh; Hay là qua
các quan lại gốc Việt làm việc trong triều đình TH thời đó đã cố ý “gài” các
chữ Việt Cổ để cho hậu thế học hỏi ? Có một điều dễ nhận ra là các từ Việt Cổ
trong TH càng ngày càng bị đào thải (như đã viết từ phần trước), cũng như một
số từ bị đổi làm cho việc nhận ra tên cổ của 12 con giáp trở nên rất khó khăn.
Thêm vào đó là số lượng tài liệu viết bằng chữ Hán rất phong phú, hợp với ảnh
hưởng quan trọng của các triều đại Hán, Đường - khi văn hoá Bách Việt đã chìm
sâu vào dĩ vãng và văn hoá TH trở nên nổi bật – và chính các thời đại này mà 12
con giáp bắt đầu du nhập vào các nườc chung quanh TH. Quá trình giao lưu văn
hoá (trong đó có cách tính năm, tuổi, bói toán, phong thuỷ, thập nhị chi và
thập can…) hầu như một chiều này làm cho ta cứ tưởng rằng tên 12 con giáp là từ
tiếng TH chứ không phải tiếng Việt, thật là một điều oan trái vậy.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire